Các giải pháp kiểm soát khí Sunfua trên mạng lưới thoát nước

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 33)

thoát nước

Để chống xâm thực các CTTN và hạn chế sự phát tán mùi hôi từ nước thải và bùn cặn ra môi trường cần thiết phải có các biện pháp kiểm soát sunfua trong HTTN. Các giải pháp kiểm soát sunfua trong nước thải được chia thành 3 nhóm:

- Nhóm giải pháp thứ nhất: Các biện pháp hoá-lý, sinh học gây ức chế sự hình thành và loại bỏ sunfua.

Gây ức chế hoạt động các loại vi khuẩn khử sunfat hoặc vi khuẩn hiếu khí oxy hóa sunfua được thực hiện bằng cách đưa các chất oxy hóa như hypoclorit (ClO2), natri nitrat (NaNO3),…vào trong quá trình vận chuyển và XLNT. Hypoclorit đưa vào nước thải với liều lượng lớn hơn nhu cầu phân hủy sunfua sẽ loại được màng sinh học (biofilm), nơi cư trú các loại vi khuẩn khử nitrat, đồng thời hạn chế sự hình thành sunfua dạng keo. Natri nitrat thường đưa vào trong các bể tự hoại với thời gian lưu trên 4h để tăng cường quá trình oxy hóa sinh học các hợp chất hữu cơ tạo mùi hôi. Đây cũng là cách tiếp cận trong kiểm soát mùi hôi từ các công trình XLNT. Các loại vi khuẩn khử nitrat (Denitrificans) có khả năng oxy hóa chất hữu cơ theo phương trình phản ứng (8) nhanh hơn các loại vi khuẩn khử sunfat (Desulfobacter):

Chất hữu cơ + NO3- →N2 + CO2 + sinh khối (8) Loại bỏ sunfua sau khi được hình thành có thể bằng tổ hợp các hóa chất: natri hypoclorit (NaOCl), hydroperoxit (H2O2), natri nitrat (NaNO3) và muối sắt (Fe2+ hoặc Fe3+). Quá trình loại bỏ sunfua theo các phương trình phản ứng sau đây: 2H2S + NaClO2 → 2S0 + 2H2O + NaCl (9) H2S + H2O2 → S0 + 2H2O (pH < 8.5) (10) H2S + 4H2O2 →SO42- + 2H2O (pH > 8.5) (11) 8NO3- + 5H2S →5SO42- + 4N2 (12) Fe2+ + HS- → FeS + H+ (13) 2Fe3+ + 3HS- → Fe2S3 + 3H+ (14)

Tăng nồng độ oxy hòa tan (DO) sẽ giảm thiểu khả năng hình thành sunfua và ô nhiễm H2S trong các công trình thoát nước và XLNT. Khả năng hình thành sunfua và phát thải khí H2S phụ thuộc vào các yếu tố chính là: BOD, t0, pH có mối liên quan chặt chẽ với nồng độ oxy hòa tan (DO). Sự hình thành sunfua chỉ xảy ra ở môi trường khử, và DO < 1mg/L. Khả năng hình thành sunfua giảm mạnh khi DO tăng lên do chỉ một số ít vi khuẩn khử sunfat có khả năng tồn tại trong môi trường có ôxy, còn đa số bị ức chế và không tồn tại trong đó. Việc nâng cao DO sẽ làm giảm BOD trong nước thải có thể bằng một số giải pháp. Ví dụ tạo ra các bậc thang tại các hố ga đầu tuyến cống thoát nước để tăng cường khả năng tiếp xúc oxy với nước thải cũng sẽ giảm thiểu khả năng hình thành sunfua.

- Nhóm giải pháp kiểm soát thứ hai: giảm thiểu phát tán hydro sunfua từ nước thải.

Là tối ưu hóa các giải pháp thiết kế, tính toán thủy lực và thông gió trong các đường cống thoát nước, giếng thăm, trạm bơm và công trình XLNT. Đây là nhóm giải pháp công trình.Ví dụ một số giải pháp đưa nước thải vào công trình bằng các xiphon chảy ngập được đề xuất trên Hình 4 và Hình 5.

Hút khí độc hại và mùi hôi trong các công trình trên mạng lưới thoát nước cũng như trạm XLNT để đưa đi xử lý bằng các biện pháp phù hợp (hấp phụ than hoạt tính, hấp thụ hóa chất, lọc sinh học,…) cũng là các giải pháp thuộc nhóm này. Do hàm lượng sunfat trong nước biển lớn, khi xây dựng gần biển, cần thiết phải ngăn không cho nước biển xâm nhập vào CTTN.

- Nhóm giải pháp thứ ba: Kiểm soát ăn mòn bê tông bởi axit sunfuric. Giải pháp chủ yếu để kiểm soát xâm thực CTTN là cách ly bê tông xi măng Portland với môi trường khí H2S ngưng tụ. Phương pháp này được thực hiện bằng cách xử lý mặt ngoài công trình bê tông bằng chất tạo màng và chất trám để ngăn sự thấm của ion SO42- từ môi trường bên ngoài vào kết cấu bê tông. Các chất tạo màng cho khả năng sử dụng là Urethan, Neopren hoặc Epoxy. Các chất trám

Hình 4. Hạn chế phát tán khí H2S bằng cách cấu tạo ống xiphon dẫn nước thải vào ngập nước

Hình 5. Thay ống dẫn nước thải vào ngăn phân phối bằng chảy ngập

thường sử dụng các hợp chất thuộc họ vô cơ silic phủ vào bề mặt công trình tại những vị trí dễ tiếp xúc với khí sunfua [1,2]. Một phương pháp thực hiện khác để chống ăn mòn bê tông là sử dụng xi măng bền sunphat với thành phần C3A và C3S hạn chế. Việc hạn chế C3S không những làm giảm cơ hội xẩy ra các phản ứng ăn mòn do rửa trôi mà còn ngăn chặn được cả khả năng tạo ettringit trong đá xi măng [2].

4. Kết luận

Sự tồn tại của ion sunfat và phân hủy chất hữu cơ trong HTTN đô thị tạo nên lượng lớn hydro sunfua (H2S) có khả

năng ăn mòn vật liệu bê tông và sắt tại các CTTN cũng như phát tán ra môi trường gây mùi khó chịu. Trong thiết kế và xây dựng CTTN và XLNT chúng ta chưa thực sự chú ý đến việc kiểm soát sự hình thành H2S cũng như hạn chế sự phát tán ra môi trường bên ngoài và sự xâm thực công trình của nó. Vì vậy cần thiết có các giải pháp từ kìm hãm sự hình thành H2S trong nước thải, hạn chế việc phát tán khí đó từ nước thải lên thành công trình và bảo vệ công trình bằng việc cách ly tiếp xúc với khí này./.

T¿i lièu tham khÀo

1. TCXDVN 327-2004: “Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển”

2. Nguyễn Mạnh Phát.Lý thuyết ăn mòn và chống ăn mòn bê tông, bê tông cốt thép trong xây dựng. Nhà xuất bản Xây dựng, 2007. 3. Bentzen, G., et. al., “Controlled Dosing of Nitrate For Prevention

of H2S in a Sewer Network and The Effects On The Subsequent Treatment Processes”, Wat. Sci. Tech., Vol. 31, No. 7, pp 293-302, (1995)]

4. Chaturong Yongsiri, et al. 2009. Influence of wastewater constituents on Hydrogen sulfide emission in sewer networks. Journal of Environmental Engineering. 131(12):1676-1683.

5. Gostenlow P. 2001. Odour measurements for sewage treatment works. Water Research. 35: 579-597.

6. Lehua Zhang, et al. 2008. Chemical and biological technologies for hydrogen sulfide emission control in sewer systems: A review. Water Research. 42: 1-12.

7. Nguyen Huu Huan1, Nguyen Xuan Hai1, Tran Yem1 and Nguyen Nhan Tuan. METI-LIS model to estimate H2S emission rate from Tolich river, Vietnam. ARPN Journal of Engineering and Applied Sciences, VOL. 7, NO. 11, NOVEMBER 2012.

sách sẽ phải chịu những chế tài xử phạt nặng nề của pháp luật. “Không muốn” tức là nếu bóp méo BCTC thì danh tiếng của doanh nghiệp sẽ bị tổn hại vì khi đó sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tập trung xây dựng cơ chế, chính sách trong quản trị công ty bám sát với Khung quản trị công ty của OECD. Theo các chuyên gia quan trọng nhất là mọi quyết sách đều hướng tới cổ đông làm trung tâm, cổ đông có quyền uy trong việc đánh giá và giám sát các hoạt động của công ty. Các cổ đông cần khắt khe hơn nữa với HĐQT, đặc biệt là trong vấn đề đánh giá bổ nhiệm kiểm toán độc lập, yêu cầu cung cấp thông tin về lai lịch HĐQT được đề cử cũng như chất lượng báo cáo của HĐQT và BKS, tham gia đầy đủ và tích cực trong các phiên đại hội cổ đông. Đồng thời, cần có sự tăng cường hơn nữa hoạt động giám sát thực thi của các cơ quan quản lý, UBCKNN, các sàn giao dịch chứng khoán nhằm tạo sự thay đổi trong hành vi của các công ty trong điều hành và quản trị công ty.

4. Kết luận

Tóm lại, chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính là vấn đề được rất nhiều đối tượng quan tâm. Thông tin trên báo cáo tài chính có trung thực, hợp lý hay không ảnh hưởng đến nhiều quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính. Do đó, việc nâng cao chất lượng thông tin mà báo cáo tài chính doanh nghiệp cung cấp đòi hỏi xuất phát từ nhiều phía, cả các cơ quan Nhà nước và bản thân các doanh nghiệp./.

T¿i lièu tham khÀo

1. Nguyễn Thị Phương Hồng, Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng BCTC của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán – Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, 2016. 2. http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh- doanh-nghiep/nang-cao-chat-luong-bao-cao-tai-chinh-mau- chot-la-o-y-thuc-cua-doanh-nghiep-89338.html 3. http://vietstock.vn/2013/05/chat-luong-bao-cao-tai- chinh-830-299894.htm 4. http://www.sav.gov.vn/1500-1-ndt/su-hoa-hop-giua-chuan- muc-ke-toan-viet-nam-va-chuan-muc-ke-toan-quoc-te-thuc- trang-nguyen-nhan-va-dinh-huong-phat-trien-.sav 5. http://vneconomy.vn/doanh-nhan/quan-tri-cong-ty-can-thuc- chat-hon-hinh-thuc-2010080210212515.htm

6. Phạm Quốc Thuần, các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thông tin báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp tại Việt Nam, 2016

7. Phạm Quốc Thuần, La Xuân Đaò, chất lượng thông tin báo cáo tài chính- tác động của các nhân tố bên ngoài, 2016.

Một phần của tài liệu Xem nội dung Tạp chí số 33 tại đây (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)