6. Kết cấu luận án
3.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Vùng kinh
3.1. Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ tế trọng điểm Trung bộ
Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ được thành lập theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997, gồm thành phố Đà Nẵng và các tỉnh Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi. Sau đó, quy mô của vùng được mở rộng thêm tỉnh Bình Định tại Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004 Thủ tướng Chính phủ.
Mục tiêu cơ bản theo quyết định của Chính phủ là tạo điều kiện để VKTTĐTB trở thành khu vực phát triển năng động với tốc độ nhanh và bền vững, là vùng động lực phát triển cho toàn vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung, là cửa ngõ ra biển quan trọng của các tỉnh vùng Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây.
Dựa vào số liệu thống kê của các tỉnh năm 2014, dân số ở đây là hơn 6,3 triệu người (7% dân số cả nước) phân bố trên 5 tỉnh thành phố với mật độ dân số khoảng 226 người/Km2
trong đó cao nhất là ở Thành phố Đà Nẵng, gần 800 người/Km2
. Vùng cũng có gần 5 triệu lao động năm 2014, đây là tiềm năng lớn cho sự phát triển kinh tế của vùng. Số liệu thống kê của các tỉnh hiện nay, Vùng có diện tích 27.884 km2
(8,4% diện tích cả nước) và nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa các vùng phía Bắc và phía Nam. Với chiều dài bờ biển là khoảng 1.000 km, Vùng có thế mạnh về khai thác tổng hợp tài nguyên biển, khoáng sản, rừng để phát triển dịch vụ du lịch, nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp chế biến nông – lâm – thuỷ sản và một số ngành khác nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Trên địa bàn tập trung đến 04 di
sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là Quần thể di tích cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Khu di tích Mỹ Sơn và Nhã nhạc cung đình Huế.
Tính đến thời điểm 31/12/2014 toàn Vùng có 04 sân bay, 05 cảng biển nước sâu, 04 khu kinh tế ven biển (cả nước có 15 khu kinh tế ven biển), 01 khu công nghệ cao (cả nước có 3 khu công nghệ cao), 09 tuyến đường quốc lộ, đường sắt Bắc - Nam chạy qua, phân bổ đều khắp ở các địa phương, nối liền 7 đô thị lớn, các khu kinh tế, khu công nghiệp trong Vùng. Ở đây có quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc Nam và là cửa ngõ quan trọng thông ra biển của các tỉnh Tây Nguyên và Nam Lào, thuận lợi cho phát triển kinh tế và giao lưu hàng hoá. Vùng đã có 06 khu kinh tế, 28 khu công nghiệp, tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ lực có quy mô lớn như lọc hóa dầu, năng lượng, lắp ráp ô tô, sửa chữa và đóng mới tàu biển, chế biến nông - lâm - thủy sản, hóa chất, vật liệu xây dựng, khai khoáng, cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, công nghiệp thông tin, dệt may, da giày... với các sản phẩm chủ lực là hóa dầu, thủy điện, ô tô, hải sản, dệt may, da giày, cao su, đồ gỗ.
Hiện nay, trên địa bàn VKTTĐTB đã có hàng chục trường đại học, cao đẳng và nhiều trường trung cấp dạy nghề với rất nhiều chuyên ngành khác nhau; đây cũng là nơi tập trung nguồn nhân lực có chất lượng cao ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, tuy nhiên sự phân bổ đó không đồng đều mà chỉ tập trung ở một số địa phương.
Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ có nguồn tài nguyên tương đối đa dạng, phong phú, có nhiều tiềm năng nổi trội về đất, biển, rừng, khoáng sản, đặc biệt là tài nguyên du lịch, cho phép phát triển kinh tế tổng hợp, trong đó có các ngành và sản phẩm mũi nhọn. Các địa phương trong Vùng đã nhiều lần tổ chức hội thảo, thỏa thuận liên kết, đề ra những giải pháp lớn nhằm khai thác tiềm năng, phát huy lợi thế và dỡ bỏ rào cản để phát triển VKTTĐTB.
Những năm qua, trong quá trình hình thành và phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm ở cả nước nói chung và VKTTĐTB nói riêng đã và đang phát
huy lợi thế, tạo nên thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước, đã tạo ra động lực thúc đẩy sự chuyển dịch nhanh cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo chiều hướng tích cực đồng thời góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô, đặc biệt là hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh lân cận trong vùng. Từ quá trình này, hiện tình hình kinh tế xã hội ở đây đang thể hiện những đặc trưng nhất định.
Để phục vụ cho nghiên cứu, một cuộc phỏng vấn ý kiến các chuyên gia ở các tỉnh VKTTĐTB đã được thực hiện. Những chuyên gia này làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước hoặc công việc của họ có liên quan tới quá trình hoạch định và thực thi các chính sách có ảnh hưởng đến mối quan hệ này.
Từ thực trạng về phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương, tổng kết của các cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở và số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam, điều tra lao động việc làm ở Việt Nam…, nghiên cứu đã lựa chọn được một số yếu tố mang tính đặc trưng kinh tế xã hội của VKTTĐTB như sau:
Việc lựa chọn biến tỷ lệ lao động qua đào tạo mà không phải là tỷ lệ biết đọc biết viết vì theo kết quả của nhiều nghiên cứu như trình bày ở chương 1 và thực tế Việt Nam, tỷ lệ lao động qua đào tạo là một trong những nhân tố vừa tác động tới tăng trưởng kinh tế, vừa tác động tới BBĐ thu nhập. Hiện tỷ lệ này của Việt Nam thấp và đang là vấn đề lớn trung bình là 18%. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở VKTTĐTB lại rất thấp, trừ thành phố Đà Nẵng có tỷ lệ cao hơn trung bình cả nước, còn lại các tỉnh chỉ có tỷ lệ này là từ 11 – 17,5% năm 2013. Ngay trong số liệu điều tra Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cũng khẳng định điều này. Các doanh nghiệp ở các tỉnh VKTTĐTB đã đánh giá tiêu chí đào tạo lao động ở đây thấp trừ Đà Nẵng. Chẳn hạn năm 2014 chỉ số này của TT Huế là 6,13, Quảng Nam là 5,67, Quảng Ngãi là 5,83, Bình Định là 6,00 và Đà Nẵng là 7,53 (mức cao nhất của Việt Nam).
trạng nghèo – tỷ lệ nghèo và tình trạng già hóa đã cho thấy: dù là Vùng kinh tế trọng điểm nhưng điều kiện chăm sóc y tế cho người dân không cao, chỉ đạt mức trung bình 3,63 giường/1 vạn dân năm 2013, trong khi của Việt Nam là 5,6 năm 2013, trong đó của TT Huế là 4,73/ giường/1 vạn dân, Đà Nẵng là 5,03 giường/1 vạn dân, Quảng Nam là 3,0 giường/1 vạn dân, Quảng Ngãi là 2,75 giường/1 vạn dân và Bình Định là 2,6 giường/1 vạn dân. Ngoài ra còn một thực tế hiện nay trừ Đà Nẵng các tỉnh còn lại hệ thống y tế đều phân bố chủ yếu ở trung tâm các thành phố và vùng đồng bằng, kèm theo là trình độ bác sỹ cũng rất chênh lệch.
Nghèo vẫn là một trong các vấn đề lớn ở khu vực này cho dù những năm qua các tỉnh thành đã có nhiều nỗ lực cải thiện tình trạng này. Trừ thành phố Đà Nẵng, các tỉnh còn lại đều có tỷ lệ nghèo khá cao nhất là sau khi điều chỉnh chuẩn nghèo 2010. Chẳng hạn, tỉnh Quảng Ngãi có 6 huyện nghèo thuộc diện hỗ trợ của Chính phủ.
Các tỉnh thành ở VKTTĐTB đều nằm trong danh sách các tỉnh có tỷ suất già hóa cao nhất ở Việt Nam. Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục thống kê, chỉ số già hóa trung bình (theo cách tính số dân trên 60 tuổi so với số dân dưới 15 tuổi) của Việt Nam là 36%, trong khi của VKTTĐTB là hơn 40% trong đó tỉnh Quảng Ngãi là hơn 45% và Bình Định là gần 42%.
Tình trạng di dân cũng là một trong những vấn đề mang tính đặc trưng của VKTTĐTB. Khu vực này có tình trạng di dân cao và phức tạp nhất. Hiện tỷ suất xuất cư cao nhất cả nước và đây đang để lại nhiều hậu quả kinh tế xã hội. Từ số liệu của Tổng cục thống kê năm 2014 cho thấy, nếu tỷ suất xuất cư của cả nước là 41‰ thì khu vực này là hơn 47‰ (trừ Đà Nẵng) và tỷ suất nhập cư lại rất thấp (nhất cả nước) chỉ khoảng 10‰. Nhìn chung tình trạng dân số di chuyển đi là rất cao.
Ngoài những đặc trưng trên thì vấn đề việc làm cho lao động cũng đang là vấn đề lớn ở đây. Ở đây sẽ sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên
làm việc trong nền kinh tế so với dân số để thể hiện tình hình việc làm. Tỷ lệ này của cả nước là khoảng 58% trong khi VKTTĐTB chỉ là 56,7%.
Đây là những đặc trưng kinh tế xã hội khá riêng của vùng. Từ đây nghiên cứu sẽ lựa chọn các biến đặc trưng cho phân tích ở chương 4.