Phân tích định tính

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 113 - 117)

6. Kết cấu luận án

4.1.1. Phân tích định tính

a. Kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước

Từ kết quả tổng quan trong chương 1, có thể khái quát như sau:

Lewis, A. W, (1954) khẳng định dịch chuyển lao động từ khu vực truyền thống sang khu vực hiện đại sẽ tạo ra xu thế tác động dương của tăng trưởng tới BBĐ thu nhập lúc đầu và tăng dần, sau đó giảm dần trong quá trình phát triển. Kết quả nghiên cứu của Kuznets (1955) khẳng định BBĐ thu nhập bắt đầu mở rộng vào thời kỳ đầu CNH, khi CNH đạt trạng thái ổn định và sự suy giảm bất bình đẳng xuất hiện. Kravis, IB.(1960) khẳng định sự gia tăng BBĐ thu nhập làđiều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu phát triển. Li, Squireand Zou, Deininger và Squire trong thời gian1996 và 1998 kết luận rằng gia tăng BBĐ làđiều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên giai đoạn sau đó thì BBĐ không có xu hướng đảo chiều. Nasfi Fkili Wahiba (2014) khẳng định mối quan hệ dương giữa tăng trưởng và BBĐ thu nhập. Vũ Thị Hưởng (2008) xu thế tăng trưởng tác động dương tới bất bình đẳng trong giai đoạn 1999-2004 ở Việt Nam. Nguyễn Thanh Sơn (2010) cũng đưa ra kết quả BBĐ thu nhập ở Việt Nam tăng cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế từ 1998-2006. Ngân hàng Thế giới (2012) cũng khẳng định bất bình đẳng về thu nhập tại Việt Nam gia tăng từ giữa những năm 2000.

Như vậy các kết quả nghiên cứu đều chỉ ra rằng tác động của tăng trưởng kinh tế tới BBĐ thu nhập là dương trong giai đoạn đầu phát triển hay

nằm ở khúc dốc lên trong mô hình chữ U ngược của Kuznet (1955) trên (hình 1.1.). Các nghiên cứu này còn xem xét tác động của tăng trưởng kinh tế tới BBĐ thu nhập cùng với các nhân tố kinh tế xã hội khác như sự phát triển của hệ thống y tế, yếu tố vốn con người hay tình trạng nghèo đói, độ mở của nền kinh tế hay các chính sách kinh tế xã hội khác…Ngoài ra có thể thấy những kết quả này thường gắn với điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu phát triển. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu là trường hợp tổng hợp nhiều nước trong một khu vực. Do vậy có thể vận dụng cho nghiên cứu với trường hợp một số tỉnh trong một vùng như trường hợp của VKTTĐTB.

b. Phân tích kết quả phỏng vấn sâu

Như trình bày ở phần 3.1 chương 3, ở các tỉnh VKTTĐTB có một số điểm mang tính đặc trưng riêng mà nghiên cứu sẽ sử dụng để phân tích ở đây. Đó là điều kiện dịch vụ y tế - số giường bệnh /1 vạn dân, tình trạng nghèo – tỷ lệ nghèo và tình trạng già hóa.

Các kết quả phỏng vấn sâu đều khẳng định nền kinh tế tăng trưởng liên tục những năm qua. Trong điều kiện này có tới 73% ý kiến khẳng định tồn tại tình hình BBĐ thu nhập trong dân cư những năm qua và tình hình này là khá mạnh. Hai câu hỏi này vẫn chưa thể khẳng định có quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập hay không. Nhưng câu hỏi tiếp theo, có tới 70% ý kiến cho rằng tăng trưởng kinh tế làm cho BBĐ thu nhập tăng lên. Ý kiến này cũng hàm ý rằng tăng trưởng kinh tế tác động dương tới BBĐ thu nhập ở VKTTĐTB.

Hình 4.1. Ý kiến của các chuyên gia về tác động từ tăng trưởng kinh tế tới BBĐ thu nhập tại VKTTĐTB

(Nguồn: Xử lý từ kết quả phỏng vấn ý kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập tại VKTTĐTB)

Hãy xem xét ý kiến của các chuyên gia tham gia giải thích lý do tăng trưởng kinh tế tác động dương tới BBĐ thu nhập tại VKTTĐTB.

Có tới 67% ý kiến các chuyên gia cho rằngtăng trưởng kinh tế cao trong thời gian qua đã tạo cơ hội cho nhiều người giàu, nhưng cũng nhiều người nghèo hơn. Không dừng ở đây các ý kiến chuyên gia cho rằng Mức tăng thu nhập của nhóm giàu tăng nhanh hơn nhóm nghèo với 70% ý kiến. Nhiều người giàu và họ có thu nhập tăng nhanh hơn so với thu nhập của nhóm nghèo sẽ làm cho quan hệ so sánh thu nhập giữa họ ngày càng dãn ra. Điều này được củng cố bởi đa phần ý kiến đều cho rằng người giàu nhờ có trình độ cao và tài kinh doanh trong khi người nghèo chủ yếu sống nhờ thu nhập từ nông nghiệp. Điều này cũng phù hợp với Báo cáo nghèo năm 2012 của Ngân hàng thế giới.

100 73 73 70 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Càm nhận về nền kinh tế tăng trưởng

những năm qua

Có sự BBĐ thu nhập trong dân cư địa

phương

Tình trạng BBĐ thu nhập diễn ra rất mạnh

và mạnh

Tăng trưởng kinh tế làm BBĐ thu nhập

Hình 4.2. Đánh giá của các chuyên gia về một số lý do khiến tác động dương từ tăng trưởng kinh tế tới BBĐ thu nhập tại VKTTĐTB

(Nguồn: Xử lý từ kết quả phỏng vấn ý kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập tại VKTTĐTB)

Có 60% ý kiến chuyên gia khẳng định điều kiện tốt về dịch vụ xã hội như y tế giúp cải thiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở địa phương. Điều này cũng hàm ý rằng điều kiện dịch vụ này tác động âm tới BBĐ thu nhập. Những nhận định này có những lý lẽ nhất định. Các ngành dịch vụ y tế và giáo dục là những ngành quan trọng trong nền kinh tế. Các ngành này một mặt đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng sản lượng, tạo ra việc làm thu nhập mà còn bảo đảm các dịch vụ xã hội rất quan trọng cho xã hội đặc biệt là các nhóm yếu thế, nhóm người nghèo.Trong nhiều trường hợp ở VKTTĐTB, bệnh tật lại là nguyên nhân khiến nhiều gia đình rơi vào nghèo đói. Một khi các dịch vụ này không công bằng, không hiệu năng đã làm cho chi phí khám chữa bệnh của người nghèo tăng lên.

70 67 70 63 63 60 63 54 56 58 60 62 64 66 68 70 72 Tăng trưởng kinh tế làm BBĐ thu nhập tăng Tăng trưởng kinh tế cao thời gian qua đã tạo cơ hội cho nhiều người giàu, nhưng cũng nhiều người nghèo hơn Mức tăng thu nhập nhóm giàu nhất so với nhóm nghèo nhất tăng nhanh hơn Người giàu hơn là nhờ có trình độ cao và tài kinh doanh những người có trình độ học vấn và chuyên môn cao thì thu nhập ngày càng cao so với người có trình độ thấp hơn Điều kiện tốt về dịch vụ xã hội như y tế giúp cải thiện tình trạng bất bình đẳng ở Địa phương Bộ phận người không muốn thoát nghèo do ỷ lại vào chính sách là nguyên nhân khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng cao

Đánh giá về giảm nghèo ở Việt Nam, Báo cáo nghèo của Ngân hàng thế giới cũng đã khẳng định tuy tỷ lệ nghèo đã giảm nhưng độ trơ của nghèo cũng lớn hơn và chi phí giảm nghèo cao hơn. Tình hình này cũng được thể hiện ở VKTTĐTB nên có 63% ý kiến các chuyên gia cho rằng một bộ phận người không muốn thoát nghèo do ỷ lại vào chính sách là nguyên nhân khiến khoảng cách giàu nghèo ngày càng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)