Phương pháp thu thập thông tin và số liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 79 - 81)

6. Kết cấu luận án

2.4.2. Phương pháp thu thập thông tin và số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp của nghiên cứu được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau. Số liệu của đề tài được hình thành từ Niên giám thống kê, được ban hành và công bố hàng năm bởi Cục Thống kê các tỉnh Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định. Các ấn phẩm của các cơ quan này hiện

có trong thư viện Trường Đại học Kinh tế. Do vậy tính pháp lý và độ tin cậy có thể chấp nhận được.

Các chỉ tiêu thống kê của Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ sẽ được tổng hợp lại từ các chỉ tiêu cùng loại của các tỉnh và thống nhất chung mức giá mà các cơ quan thống kê đã thực hiện. Ở nghiên cứu này, khi sử dụng giá so sánh hay giá cố định sẽ là giá 1994. Việc sử dụng này vì các lý do: Không làm thay đổi xu thế biến động của các chỉ tiêu cần phân tích; Trong niên giám của các tỉnh đã sử dụng giá 2010 để tính toán dù có hướng dẫn từ 2012 nhưng thực ra 2014 mới thực hiện. Khi đó họ chỉ tính lại cho các năm trước mà phần lớn cho các năm từ 2006 về sau; Trong khi nhiên cứu này sử dụng số liệu từ năm 2000, và trong niên giám vẫn sử dụng giá 1994 tính cho tới năm 2013.

Riêng số liệu thu nhập trung bình của các hộ dân cư theo 5 nhóm thu nhập được hình thành từ niên giám thống kê các tỉnh và số liệu điều tra mức sống hộ dân cư của Tổng cục Thống kê.

Khoảng thời gian của số liệu từ năm 2000 tới năm 2013. Đây chỉ là khoảng thời gian mang tính ngắn hạn. Khoảng thời gian ngắn hạn hay dài hạn là khái niệm khá tương đối. Trong Kinh tế học vĩ mô, việc phân chia này gắn với sự thay đổi của giá cả. Ngắn hạn gắn với giá cả “không đổi” và dài hạn gắn với giá cả “thay đổi”. Ngay các nghiên cứu về mối quan hệ này trong khoảng thời gian của số liệu như nghiên cứu này cũng gọi là ngắn hạn.

Ngoài ra trong nghiên cứu sẽ phân kỳ thời gian thành 3 giai đoạn 2000- 2005; 2006-2010 và 2011-2013. Lý do phân chia ở đây theo chu kỳ kinh tế, vì giai đoạn 2000-2005 nền kinh tế Việt Nam và các tỉnh ổn định nhất, từ 2006- 2010 chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và 2011-2013 giai đoạn phục hồi kinh tế.

CHƯƠNG 3

TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)