Nghiên cứu định lượng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 54 - 77)

6. Kết cấu luận án

2.3.2. Nghiên cứu định lượng

2.3.2.1. Phương pháp phân tích thống kê

a. Về phương pháp phân tích tăng trưởng kinh tế - Phân tích xu hướng tăng trưởng kinh tế

Từ các nghiên cứu của Torado (1970) [53], Mankiw (2000) [43] hay các nghiên cứu của Việt Nam như Vũ Thị Ngọc Phùng (2006) [13] và Bùi Quang Bình (2012) [5] đều so sánh quy mô GDP hay GNP của nền kinh tế theo

phương pháp liên hoàn hay cố định kỳ gốc để tính toán mức và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể,

Theo cố định kỳ gốc:

Nếu gọi: Y là GDP hay GNP thực tế hay cố định

Ytlà GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích Y0 là GDP hay GNP tại thời điểm gốc của kỳ phân tích ΔY là mức tăng trưởng

Khi đó: ΔY = Yt – Y0 (1) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ cho biết quy mô sản lượng gia tăng nhanh hay chậm qua các thời kỳ khác nhau. Sử dụng kết quả phần trên ta có:

Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t và thời điểm gốc

gY= ΔY*100/Y0 (2)

Theo phương pháp liên hoàn

Nếu gọi: Y là GDP hay GNP thực tế hay cố định;

Ytlà GDP hay GNP tại thời điểm t của kỳ phân tích Yt-1 là GDP hay GNP tại thời điểm t-1 của kỳ phân tích ΔY là mức tăng trưởng

Khi đó: ΔY = Yt – Yt-1 (3) Tốc độ tăng trưởng giữa thời điểm t so với năm t-1 là

gY= ΔY*100/Yt-1 (4)

Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn có khoảng thời gian n năm

(5)

Với Yn là GDP năm cuối cùng của thời kỳ

Y0là GDP năm đầu tiên của thời kỳ tính toán

Trên kết quả tính được sẽ xem xét xu hướng tăng trưởng kinh tế trong thời gian dài để đánh giá xu hướng.

1 1 1   n n Y Y Y g

Phân tích về tính ổn định của tăng trưởng kinh tế

Dựa trên kết quả tính được về tăng trưởng hàng năm và trung bình thời kỳ có thể đánh giá được mức độ biến động của tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra để đo lường độ ổn định của tăng trưởng ta có thể dùng tỷ số giữa độ lệch chuẩn của tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng theo công thức dưới:

(6)

Trong đó σ là phương sai và được định nghĩa là trung bình của các biến thiên bình phương giữa từng quan sát trong tập dữ liệu so với giá trị trung bình của nó. Độ lệch chuẩn đơn giản là đại lượng được tính bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai.

Phương sai tổng thể được kí hiệu bằng chữ σ2. Công thức tính như sau:

(7)

Trong đó: n là số năm quan sát hay quy mô tổng thể

Yi là giá trị trên quan sát thứ i (trong trường hợp đề tài này là tốc độ tăng trưởng năm i);

μ là trung bình tổng thể (trong trường hợp này là tốc độ tăng trưởng trung bình của giai đoạn cần tính).

Độ lệch chuẩn tổng thể được kí hiệu là (8)

Từ công thức (6) cho thấy hệ số này càng thấp thì tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế càng ổn định và ngược lại.

- Phân tích chuyển dịch cơ cấu (CDCC) kinh tế

Từ các nghiên cứu của Nguyễn Văn Nam và Trần Thọ Đạt (2006) [11], của Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011) [21] và Bùi Quang Bình (2010) [4] có thể tổng hợp các phương pháp phân tích đánh giá CDCC kinh tế.

Y g a  n Y N i i     1 2 2 ) (   Y g 2   

Cơ cấu và mức CDCC

Nếu gọi Ytlà GDP của năm t, Ya là giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp năm t; Yi là giá trị gia tăng của ngành Công nghiệp - xây dựng năm t; Ys là giá trị gia tăng của ngành dịch vụ năm t.

Ta có Yt = Yat + Yit + Yst (9)

Tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành trong GDP năm t sẽ bằng giá trị gia tăng của ngành năm t so với Yt. Mức thay đổi tỷ trọng của các ngành trong GDP được xác định nhờ so sánh tỷ trọng của ngành đó giữa hai thời kỳ.

Đánh giá trình độ CDCC

Để đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một thời kỳ nhất định bằng cách sử dụng hệ số cosφ hoặc góc theo công thức do các chuyên gia ngân hàng thế giới đề xuất Nguyễn Thường Lạng (2007) [10].

(10)

Ở đây, S (t) là tỷ trọng ngành i trong GDP năm t. Góc ( ) là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế.

Nếu = 0 không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Nếu = 90 có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn nhất Phân tích đánh giá cơ cấu của tăng trưởng sản lượng.

Từ công thức (9) nếu tính mức tăng trưởng giữa 2 năm của GDP và giá trị gia tăng của các ngành ta có:

ΔYt = ΔYat + ΔYit + ΔYst (11) Chia cả 2 về cho Yt

ΔYt/Yt= ΔYat/Yt + ΔYit/Yt + ΔYst/Yt (12) Biến đổi tiếp

ΔYt/Yt= [(ΔYat/Yat)/(Yat/Yt )]+ [(ΔYit/Yit)/(Yit/Yt)]+ [(ΔYst/Yst)/ (Yst/Yt)] ΔYt/Yt= gatPit + gitPit + gstPst (13)     ) ( ) ( ) ( ) ( 1 2 2 2 1 2 t S t S t S t S Cos i i i ii  0 0 90 0    0  0

Nếu gọi Pat = Yat /Yt là tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP;

Pit = Yit/Yt là tỷ trọng của ngành công nghiệp – xây dựng trong GDP và Pst = Yst/Yt là tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP

gat = ΔYat/Yat là mức tăng trưởng của ngành nông nghiệp năm t

git =ΔYit/Yit là mức tăng trưởng của ngành công nghiệp – xây dựng năm t

gst =ΔYst/Yst là mức tăng trưởng củangành dịch vụ năm t

Từ (13) có thể tính ra tỷ lệ % đóng góp của các ngành vào tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ này phản ánh rõ bản chất cấu trúc nền kinh tế và tác động của CDCC đến tăng trưởng kinh tế.

- Về phân tích các yếu tố sản xuất tạo ra tăng trưởng

Phân tích và đánh giá các yếu tố tạo ra tăng trưởng kinh tế hay nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Việc phân tích này có thể phân tích đánh giá riêng từng yếu tố và trong tổng thể tùy theo mục tiêu nghiên cứu. Ở đây sẽ trình bày riêng từng yếu tố sau đó sẽ là tổng thể.

Phân tích vai trò của vốn với tăng trưởng

Từ nghiên cứu của Harrod, R.F (1939) [35] và Domar, E. D. (1946) [33] hay còn gọi là mô hình Harrod – Domar. Theo đó tỷ lệ giữa vốn sản xuất tăng thêm và mức tăng sản lượng được gọi là ICOR.

(14)

Trong đó, I là tổng vốn đầu tư, ΔY là mức tăng GDP của năm nghiên cứu so với năm trước đó, và ΔK là lượng vốn sản xuất tăng thêm của năm nghiên cứu so với năm trước đó nhờ đầu tư. Vốn đầu tư là vốn tài chính dùng để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy, công xưởng, mua máy móc trang thiết bị, cơ sở hạ tầng …Vốn vật chất là giá trị của các tài sản sản xuất như nhà máy, nhà xưởng, máy móc trang thiết bị phương tiện vận tải, cơ sở hạ tầng và là kết quả quá trình đầu tư.

Y I Y K ICOR     

Nhưng vốn đầu tư trong nền kinh tế được hình thành từ tiết kiệm quốc dân nên I = s.Y với s là tỷ lệ tiết kiệm của nền kinh tế , Y là GDP. Thay vào công thức (14) ta sẽ có:

(15)

Với g là tỷ lệ tăng trưởng GDP.

Tuy nhiên, việc tính hệ số ICOR thường phải có giả định: mọi nhân tố khác không thay đổi và chỉ có gia tăng vốn dẫn tới gia tăng sản lượng.

Phân tích đánh giá vai trò của lao động với tăng trưởng kinh tế

Nếu gọi Y là GDP, L là lượng lao động trong nền kinh tế ta sẽ có

(16) đặt Y/L = y là năng suất lao động. Lấy logarit hai vế (16) Ta có: Ln Y = LnL + Lny

Vi phân cả hai vế theo thời gian

(17)

(18)

Hay gY = gL + gy (19)

Như vậy tăng trưởng do tăng năng suất lao động và số lượng lao động.

Phân tích đánh giá đóng góp của các yếu tố sản xuất vào tăng trưởng kinh tế

Bắt đầu từ hàm sản xuất Cobb-Douglas Y = TFP.Kα Lβ

Trong đó Y: là sản lượng của nền kinh tế, K: Khối lượng vốn sản xuất của nền kinh tế, L: Quy mô lao động, TFP: Hệ số tăng trưởng tự định hay năng suất các yếu tố tổng hợp TFP như công nghệ, trình độ tổ chức quản lý, thể chế ...và các yếu tố ngẫu nhiên khác. α: Hệ số co dãn từng phần của GDP theo vốn

g s ICORL Y L Yy dt dy L dt dL Y dt dY 1  1  1 y y L L Y Y    

sản xuất với giả định L không đổi, β : Hệ số co dãn từng phần của GDP theo lao động với giả định K không đổi.

Chuyển thành dạng tuyến tính và sau đó, hàm sản xuất này được chuyển thành một dạng để có thể đo lường sự đóng góp của những thay đổi của từng số hạng – gia tăng lực lượng lao động, bổ sung trữ lượng vốn, và tăng trưởng TFP – đối với tăng trưởng chung.

hay (20)

Từ (20) có thể tính được tỷ trọng đóng góp vào tăng trưởng của các yếu tố sản xuất của nền kinh tế như những kết quả nghiên cứu của Abramovitz (1956) [22]; Solow (1957) [50]; Ilke Van Beveren (2007) [37]; Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006) [2] hay Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2012) [6].

Các hệ số α và β có thể xác định bằng nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng bảng I/O, hạch toán tăng trưởng hay mô hình hồi quy để xác định. Ngay cách sử dụng hồi quy cũng có nhiều cách tùy theo số liệu khác nhau. Trong nghiên cứu này sẽ sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng.

b. Về phương pháp phân tích bất bình đẳng thu nhập

Phươngpháp phân tích được sử dụng trong phân tích ở mục này chủ yếu là phương pháp phân tích thống kê mà cụ thể là thống kê mô tả.

Như đã trình bày trên đây, khi nghiên cứu BBĐ thu nhập các nghiên cứu thường sử dụng các chi tiêu cơ bản như hệ số GINI, khoảng cách giàu nghèo hay tỷ lệ thu nhập trung bình theo 5, 10,… nhóm. Nhưng các tiêu chí này có liên quan tới cách thức phân phối thu nhập theo quy mô trong kinh tế phát triển. Có thể trình bày tóm tắt cách thức phân phối thu nhập theo quy mô như sau:

) 1 ( ) 1 ( ) 1 ( 1 L x dt dL K x dt dK T x dt dT Y x dt dY FP FP    L L K K FP T FP T Y Y          L K FP Y gT g g g   

Phân phối theo quy mô chỉ đề cập đến các cá nhân hay các hộ gia đình và tổng thu nhập mà họ nhận được không kể đến nguồn thu nhập đó có được bằng cách nào. Vì vậy, các nhà kinh tế và thống kê sắp xếp thu nhập các cá nhân theo mức độ thu nhập tăng, rồi chia tổng dân số thành các nhóm hoặc các quy mô khác nhau. Một phương pháp khác là chia dân số thành 5 nhóm hoặc 10 nhóm kế tiếp theo các mức thu nhập tăng, rồi xác định xem mỗi nhóm thu nhập sẽ nhận được tỷ lệ như thế nào của tổng thu nhập quốc dân. Ví dụ như phụ lục 1.A.

Từ cách phân phối thu nhập này có thể trình bày phương pháp đánh giá BBĐ thu nhập như sau:

- Khoảng cách giàu nghèo

Khoảng cách giàu nghèo là hệ số đo bằng tỷ lệ giữa thu nhập của 20% người giàu nhất với thu nhập của 20% người nghèo nhất. Trong ví dụ từ bảng phụ lục 1A chúng ta có:

Khoảng cách giàu nghèo theo nhóm 20% sẽ bằng 51/5 = 10,2 lần Và theo nhóm 10% sẽ bằng 28,5/1,8= 15,8 lần.

Như vậy nếu so sánh nhóm càng nhiều và quy mô nhóm càng nhỏ thì khoảng cách càng lớn.

- Đường cong Lorenz

Đường cong Lorenz mang tên của một nhà thống kê người Mỹ Conrad Lorenz, năm 1905 ông đã nghĩ ra biểu đồ thuận tiện để biểu thị mối quan hệ giữa các nhóm dân số và tỷ lệ thu nhập tương ứng của họ.

Đường cong Lorenz mô tả phần trăm thu nhập nhận được trong tổng thu nhập tương ứng với phần trăm số người được nhận thu nhập đo. Trục hoành biểu hiện số người có thu nhập theo phần trăm tích lũy. Trục tung là tỷ lệ trong tổng thu nhập mà mỗi phần trăm trong số dân nhận được. Ở mỗi điểm trên đường chéo (đường 450

), thể hiện tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập. Đường chéo là đại diện cho sự

của sự công bằng hoàn toàn của phân phối thu nhập theo quy mô.

Hình 2.1. Đường cong Lorenz

Đường Lorenz cho thấy mối quan hệ định lượng thực sự giữa tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập và tỷ lệ phần trăm trong tổng thu nhập mà họ thực sự nhận được trong vòng một năm chẳng hạn. Đường cong Lorenz càng xa đường chéo (đường công bằng) thì mức độ BBĐ càng lớn.

- Hệ số GINI

Số đo thường được dùng nhất là tỷ số tập trung Gini, nhận được từ đường cong Lorenz. Hệ số Gini (tên nhà thống kê người Ý, phát minh ra hệ số này năm 1912). Các hệ số Gini là phép đo tổng hợp về tính bất công và có thể dao động trong phạm vi từ 0 (công bằng hoàn toàn hay hoàn toàn bình đẳng) đến 1 (bất công hoàn toàn hay hoàn toàn bất bình đẳng). Phổ biến là 0 < Gini < 1, có xuất hiện tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Cách tính hệ số Gini:

(21)

Chúng ta sẽ xây dựng phương pháp xác định hệ số GINI theo phương pháp hình học. ) (A B Dientich DientichA GINI  

Dựa vào đẳng thức (21), chúng ta thấy rằng muốn tính hệ số GINI phải tìm được diện tích của phần nằm dưới đường cong Lorenz. Chúng ta giả sử qua số liệu thực nghiệm vẽ đường cong Lorenz, như hình 2.1

Hình 2.2. Đường cong Lorenz thực nghiệm (OA’1, A’2, A’3, A’4)

Đường cong Lorenz này gồm 4 đoạn nối tiếp OA’1, A’1A’2, A’2A’3, A’3A’4. Từ A’1, A’2, A’3 hạ đường vuông góc xuống trục hoành và cắt trục hoành ở các điểm A1, A2, A3 còn A4 là hình chiếu của A’4. Lúc đó chúng ta thấy diện tích phần dưới đường cong Lorenz và trục hoành được chia thành các hình thang với các thông số sau: các khoảng cách OA1, A1A2, A2A3, A3A4 là đường cao; còn các tung độ A1A’1, A2A’2, A3A’3, A4A’4 là các đáy của những hình thang cong, áp dụng công thức tính diện tích hình thang, chúng ta dễ dàng tính được diện tích phía dưới đường cong Lorenz và lúc đó tỷ lệ Lorenz sẽ là:

(22)

Ở đây Pj là tỷ lệ phần trăm tương ứng của các khoảng cách chia trục hoành và Fij là tung độ

Trong tính toán hệ số Gini để phân tích sự bất bình đẳng về phân phối thu nhập của các tầng lớp dân cư, người ta thường dùng công thức sau:

(23)       k 1 j 1 j 1 ij j(F F ) P 1 G  1 3 3 n 2 y 2y 3y ... ny y n 1 n 1 1 G      

Trong đó yi là thu nhập của các nhóm hộ theo thứ tự giảm dần và là thu nhập bình quân của các hộ và n là số nhóm hộ.

2.3.2.2. Mô hình kinh tế lượng

Phương pháp này dựa vào các mô hình lượng hóa mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và độc lập được thể hiện qua hàm hồi quy tuyến tính nhằm ước lượng tác động giữa các biến đại diện tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập nhằm phân tích và đánh giá về chiều hướng và mức độ tác động giữa chúng.

Về cơ bản, việc quyết định sử dụng phương pháp này được hình thành trên cơ sở xem xét các phương pháp đã được thực hiện về chủ đề này ở các nghiên cứu trong và ngoài nước.

Phương pháp phân tích đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế tới BBĐ thu nhập thường kế thừa và bổ sung từ phương pháp nghiên cứu của Kuznets (1955) mà ông sử dụng để đánh giá tác động của tăng trưởng kinh tế lên BBĐ thu nhập. Phương trình cơ bản của Kuznets (1955) [49] như dưới đây:

G = f(Yp , Yp2) (24) LnG = β0 + β1Ln Yp + β2 LnYp

2

(25)

Trong mô hình này:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 54 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)