Tổng kết kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 47 - 52)

6. Kết cấu luận án

1.2.3.Tổng kết kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng

kinh tế và bất bình đẳng thu nhập

Từ tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập và cơ sở lý luận về tăng trưởng và BBĐ thu nhập ở phần trên có thể rút ra những tổng kết sau:

Bảng 1.2. Tổng hợp một số nghiên cứu về tác động của tăng trưởng kinh tế tới BBĐ thu nhập

Tác giả Thời

gian Kết luận

Lewis, A. W. 1954

xu thế tác động dương của tăng trưởng tới BBĐ thu nhập lúc đầu và tăng dần sau đó giảm dần trong quá trình phát triển.

Kuznets 1955

BBĐ bắt đầu mở rộng vào thời kỳ đầu CNH, khi CNH đạt trạng thái ổn định và sự suy giảm bất bình đẳng xuất hiện.

Kravis, IB. 1960 sự gia tăng BBĐ trong thu nhập là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu phát triển

Ahluwalia, M.S. 1976 bất bình đẳng có xu hướng giảm đi sau khi nền kinh tế phát triển

Li, Squireand Zou; Deininger và Squire

1996- 1998

gia tăng BBĐ thu nhập là điều không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu của sự tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên giai đoạn sau đó thì BBĐ không có xu hướng đảo chiều

Nasfi Fkili Wahiba 2014 mối quan hệ dương giữa tăng trưởng và BBĐ thu nhập

Vũ Thị Hưởng 2008 xu thế tăng trưởng tác động dương tới bất bình đẳng trong giai đoạn 1999-2004 ở VN.

Nguyễn Thanh Sơn 2010 BBĐ thu nhập ở VN tăng cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế từ 1998-2006

Ngân hàng Thế giới 2012 bất bình đẳng về thu nhập tại Việt Nam gia tăng từ giữa những năm 2000

Kết quả này cho thấy tác động của tăng trưởng kinh tế tới BBĐ thu nhập là dương trong các nghiên cứu.

Tác động của BBĐ thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển:

Bảng 1.3. Tổng hợp một số nghiên cứu có tác động âm từ BBĐ thu nhập tới tăng trưởng kinh tế

Tác giả Năm Kết luận

Perotti 1993

Bất bình đẳng cao và tái phân phối thấp cho người nghèo nên họ không thể tích lũy nguồn nhân lực tiềm năng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng (tác động âm) Persson và Tabellini 1994 Tác động âm Alesina vàRodrik 1994 Tác động âm Clarke 1995

dù là mối quan hệ tiêu cực, nhưng nó không đại diện một mức độ đáng kể góp phần vào tốc độ tăng trưởng

Alesina và

Perotti 1996

BBĐ thu nhập ở mức cao sẽ tạo ra sự bất ổn mọi mặt sẽ làm giảm tăng trưởng

De la coix,D and

Doepke, M 2003

Khi xã hội BBĐ thu nhập cao, người nghèo không có điều kiện đầu tư vào vốn con người dẫn tới hạn chế tăng trưởng (tác động âm) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngược với các nghiên cứu trên, các nghiên cứu khác có kết quả dương như dưới đây:

Bảng 1.4. Tổng hợp một số nghiên cứu có tác động dương từ BBĐ thu nhập tới tăng trưởng kinh tế

Tác giả Năm Kết luận

Deininger và

Squire 1996

Tác động dương cả ở ước lượng theo cách ngẫu nhiên và cố định cho số liệu liên quốc gia

Partridge 1997 Tác động dương

Li và Zou 1998 Phân phối không công bằng đòi hỏi thuế cao hơn với nhóm thu nhập cao kéo theo tăng trưởng thấp Barro, R. 2000 Tác động dương

Forbes 2000 khi sử dụng phương pháp dữ liệu mảng kết quả thay đổi sang quan hệ thuận

Vũ Thị Hưởng 2008 Tác động dương Nguyễn Thanh Sơn 2010 Tác động dương

WB 2012 Tác động dương

Lê Quốc Hội 2010 Không rõ ràng

Ngoài ra còn một số nghiên cứu trình bày kết quả về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập là không rõ ràng. Nhưng không nhiều chẳng hạn ở Việt Nam có nghiên cứu của Lê Quốc Hội (2010) [8].

Kết luận Chương 1

Từ những phần trên có thể rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, Tăng trưởng kinh tế thể hiện kết quả hoạt động của nền kinh tế tốt hơn theo thời gian và được phản ánh bằng sự gia tăng các thước đó GDP hay GNP theo thời gian. Để đánh giá kết quả hoạt động kinh tế ở mức độ tốt còn phải xem xét trên nhiều nội dung khác nhau như: xu thế thay đổi kết quả và cách thức tạo ra sản lượng của nền kinh tế.

Thứ hai, BBĐ về thu nhập là trạng thái mà có sự khác biệt nhất định về thu nhập của các nhóm dân cư gắn với sự khác biệt về khả năng và cơ hội tiếp

cần các nguồn thu nhập trong thời kỳ nhất định. BBĐ thu nhập được xem là cơ sở quan trọng của vấn đề bất bình đẳng xã hội nói chung. Sự khác biệt về thu nhập vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của những dạng BBĐ khác. BBĐ thu nhập có nhiều thước đo khác nhau nhưng được dùng phổ biến nhất vẫn là tỷ lệ trung bình thu nhập trên đầu người giữa các nhóm ngũ phân vị, thập phân vị và nhị thập phân vị giàu nhất, nghèo nhất và hệ số GINI.

Thứ ba, Một số nghiên cứu được thực hiện đã khẳng định quan hệ dương giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế, trong khi một số khác lại khẳng định ngược lại. Nhưng cũng có nghiên cứu lại chỉ ra đây là mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên chiều hướng và mức độ tác động tích cực hay tiêu cực giữa chúng có sự khác nhau giữa các kết luận của các nghiên cứu. Sự khác nhau này tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của các quốc gia, khoảng thời gian nghiên cứu gắn với các yếu tố cấu thành. Từ đó có thể hình thành mô kinh tế về mối quan hệ giữa các yếu tố này.

Thứ tư, Ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về chủ đề này cho một vùng mà chỉ có cho cả nước. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu được thực hiện để phân tích mối quan hệ này ở nhiều quốc gia và mang tính chất liên quốc gia. Những kết quả từ các nghiên cứu này có thể áp dụng cho trường hợp một vùng lãnh thổ có nhiều địa phương. Nhưng để vận dụng cho một vùng hay địa phương cụ thể cũng cần phải lưu ý với đặc thù của nơi đó. Trong nhiều trường hợp cũng cần kiểm chứng các kết quả này và kết quả của nó sẽ như sự bổ sung vào các kết quả nghiên cứu về chủ đề này.

CHƯƠNG 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phần này sẽ trình bày các giả thuyết nghiên cứu, mô hình kinh tế về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập; phương pháp nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu được sử dụng với các nội dung có liên quan tới mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 47 - 52)