6. Kết cấu luận án
4.2. Phân tích tác động từ bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở
ở Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
Trong phần tổng quan, kết quả của nhiều nghiên cứu trước đã cho rằng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập là quan hệ nhân quả. Mục 4.1 ở trên đã cho thấy tác động của tăng trưởng kinh tế tới BBĐ thu nhập là thuận. Phần này sẽ tập trung vào phân tích mối quan hệ ngược lại, BBĐ thu nhập tới tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên BBĐ thu nhập sẽ được đại diện bằng biến chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất (nhóm 5) với nhóm nghèo nhất (nhóm 1) hay còn gọi là khoảng cách thu nhập. Khi chỉ tiêu này càng lớn thì BBĐ thu nhập càng cao. Tăng trưởng kinh tế được đại diện bởi biến lnGDP. Kỳ vọng ở đây là quan hệ dương.
4.2.1. Phân tích định tính
a. Kết quả các nghiên cứu ở trong và ngoài nước
Nghiên cứu tác động của BBĐ thu nhập tới tăng trưởng kinh tế có nhiều kết quả từ các nghiên cứu khác nhau. Có các kết quả khẳng định BBĐ thu nhập tác động hạn chế tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng có nghiên cứu lại có kết quả ngược lại hay mối quan hệ này không rõ ràng.
Nhóm kết quả nghiên cứu khẳng định BBĐ thu nhập tác động xấu tới tăng trưởng có nhiều. Đó là nghiên cứu của Perotti (1996) cho rằng bất bình đẳng cao và tái phân phối thấp cho người nghèo khiến những người này không thể tích lũy nguồn nhân lực tiềm năng cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng (tác động âm) [46]. Persson và Tabellini (1994), nghiên cứu mối quan hệ này cùng với các yếu tố khác như: trình độ giáo dục, trình độ phát triển của quốc gia và yếu tố nhân khẩu học như nhóm tuổi và giới tính trong thời kỳ dài từ 1930 tới
1985 [47]. Các nghiên cứu của Alesina và Rodrik (1994), Borck (2007) đã xây dựng mối quan hệ giữa BBĐ và tăng trưởng kinh tế theo cách tiếp cận tái phân phối và các kết luận rằng các biện pháp nỗ lực để giảm bất bình đẳng ở chừng mực nào đó sẽ tác động hạn chế tăng trưởng kinh tế [26]. Theo Clarke (1995) BBĐ thu nhập dù là mối quan hệ tiêu cực, nhưng nó không đại diện một mức độđáng kể góp phần vào tốc độ tăng trưởng [29]. Alesina và Perotti (1996) cho rằng BBĐ thu nhập ở mức cao sẽ tạo ra sự bất ổn mọi và làm giảm tăng trưởng [25]. De la coix, D và Doepke, M (2003) cho rằng, khi xã hội BBĐ thu nhập cao, người nghèo không có điều kiện đầu tư vào vốn con người dẫn tới hạn chế tăng trưởng (tác động âm) [30].
Đối lập với những kết luận trên, các nghiên cứu khác chỉ ra tác động dương của BBĐ thu nhập tới tăng trưởng cũng khá nhiều. Deininger và Squire (1998) sử dụng số liệu của bao gồm 112 quốc gia trong trong giai đoạn 1947- 1994. Kết quả cuối cùng được đưa ra là tác động dương cả ở ước lượng theo cách ngẫu nhiên và cố định cho số liệu liên quốc gia [31]. Li và Zou (1996) khẳng định phân phối không công bằng đòi hỏi thuế cao hơn với nhóm thu nhập cao kéo theo tăng trường thấp [41]. Nghiên cứu của Forbes (2000) và Barro (2000) đều sử dụng dữ liệu mảng và dữ liệu bất bình đẳng được lập ra bởi Deininger và Squire (1996) và kết quả đều cho thấy BBĐ thu nhập tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế [34], [27]. Vũ Thị Hưởng (2008) khi đánh giá mối quan hệ giữa tăng trưởng và BBĐ thu nhập ở Việt Nam bằng dữ liệu các tỉnh ở Việt Nam trong giai đoạn 1999-2004, nghiên cứu khẳng định rằng BBĐ thu nhập cùng với các dạng khác của BBĐ như đầu tư và y tế đều tác động thuận tới tăng trưởng [9]. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Sơn (2010) về mối quan hệ giữa tăng trưởng và BBĐ thu nhập ở Việt Nam khi sử dụng số liệu tỉnh từ 1998-2006. Kết quả ước lượng của tác giả đúng với kỳ vọng ban đầu, tức BBĐ thu nhập tác động thuận tới tăng trưởng trong giai đoạn này [14]. Trong Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012, Ngân hàng Thế giới cũng đã khẳng định BBĐ thu nhập
cũng có mặt “tốt” khi thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [12].
Tuy còn một số nghiên cứu chỉ ra kết quả không rõ ràng về mối quan hệ này nhưng chủ yếu vẫn là hai xu hướng trên. Nhưng trong nghiên cứu này sẽ tập trung vào các kết quả tác động thuận. Vì những kết quả này thường gắn với điều kiện nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu phát triển. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu là trường hợp tổng hợp nhiều nước trong một khu vực. Do vậy có thể vận dụng cho nghiên cứu với trường hợp một số tỉnh trong một vùng như trường hợp của VKTTĐTB.
b. Phân tích kết quả phỏng vấn sâu
Kết quả phỏng vấn ý kiến các chuyên gia của các tỉnh VKTTĐTB là một kênh thông tin tốt cho nghiên cứu. Do những chuyên gia này làm việc trong các cơ quan trong hệ thống chính trị mà công việc của họ có liên quan tới quá trình hoạch định và thực thi các chính sách có tác động đến mối quan hệ này.
Bảng 4.4. Ý kiến của các chuyên gia về tác động từ BBĐ thu nhập tới tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐTB
Kết quả phỏng vấn sâu Tỷ lệ đồng
ý (%)
Nền kinh tế tăng trưởng những năm qua 100
Có sự BBĐ thu nhập trong dân cư địa phương 73
Tình trạng BBĐ thu nhập diễn ra rất mạnh và mạnh 73 Tình trạng bất bình đẳng cao do phân hóa ngày càng cao nhưng
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương những năm qua 70
(Nguồn: Xử lý từ kết quả phỏng vấn ý kiến chuyên gia về mội quan hệ giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐTB)
Các chuyên gia đều khẳng định nền kinh tế địa phương của họ tăng trưởng những năm qua, nhưng tình trạng BBĐ thu nhập tồn tại và diễn ra khá mạnh (với 73% ý kiến đồng ý). Các chuyên gia cũng nhận định rằng tình trạng BBĐ thu nhập lại có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế.
thu nhập tác động dương tới tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐTB ở bảng 4.5. Khi đánh giá vai trò của các nguồn lực cho tăng trưởng ở VKTTĐTB. Các ý kiến đã thể hiện sự thay đổi lớn khi nhận định yếu tố lao động có chất lượng quan trọng cho tăng trưởng kinh tế chiếm khá cao, là 50% (trong khi đánh giá tầm quan trọng của vốn chỉ là 38%). Nhận định này cũng hàm ý rằng lao động có chuyên môn cao sẽ là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này cũng thống nhất với tỷ lệ cao (63%) ý kiến cho rằng những người có trình độ học vấn và chuyên môn cao thì thu nhập ngày càng cao so với người có trình độ thấp hơn.
Bảng 4.5. Ý kiến của các chuyên gia về một số lý do khiến tác động dương từ BBĐ thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐTB
Kết quả phỏng vấn sâu Tỷ lệ đồng ý (%)
Lao động chất lượng cao cần cho tăng trưởng kinh tế 50 Ông bà có đồng ý với ý kiến cho rằng những người giàu sẽ
đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm 60 Người giàu đóng góp vào tăng trưởng nhờ đầu tư vào sản
xuất kinh doanh 77
Người giàu hơn là nhờ có trình độ cao và tài kinh doanh 63 Những người có trình độ học vấn và chuyên môn cao thì
thu nhập ngày càng cao so với người có trình độ thấp hơn 63 Các dịch vụ xã hội tốt như y tế và giáo dục có thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế ở địa phương 67
(Nguồn: Xử lý từ kết quả phỏng vấn ý kiến chuyên gia về mối quan hệ giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐTB)
Phân hóa giàu nghèo diễn ra mạnh, nhiều người giàu lên nhưng họ cũng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Có 60% ý kiến cho rằng những người giàu sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm. Theo quan điểm của các chuyên gia, người giàu đóng góp vào tăng trưởng nhờ đầu tư vào sản xuất kinh doanh với 77% ý kiến đồng ý. Người giàu là nhờ có trình độ cao và tài kinh doanh với 63% ý kiến. Tập hợp và xâu chuỗi và các ý kiến này lại sẽ củng cố
cho lập luận rằng một nền kinh tế với nguồn nhân lực có chất lượng cao sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế. Những người giàu có nhờ trình độ cao, tài năng kinh doanh và biết đầu tư kinh doanh sẽ là một bộ phận nguồn nhân lực đáng quý nhất của nền kinh tế. Họ đang tạo nên một tầng lớp doanh nhân ngày càng đông và có vai trò ngày càng lớn trong quá trình phát triển như lý thuyết phân kỳ của Rostow (1960) đã khẳng định. Những người giỏi, giàu và càng giàu sẽ làm cho khoảng cách giàu nghèo tăng lên nhưng sự đóng góp của họ nhất là những doanh nghiệp lớn, các tập đoàn kinh tế lớn sẽ là động lực cho tăng trưởng kinh tế.
Có 67% ý kiến các chuyên gia cũng khẳng định các điều kiện việc làm ở địa phương được cải thiện sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Việc làm và sản lượng có quan hệ mật thiết với nhau.
Ngoài ra, theo các chuyên gia cũng cho rằng tình trạng di dân khỏi vùng này cũng đang là vấn đề lớn và tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Với tỷ lệ đồng ý ở câu hỏi này là 64%.
4.2.2. Phân tích định lượng a. Phân tích thống kê a. Phân tích thống kê
Hình 4.11 mô tả xu hướng thay đổi mối quan hệ giữa BBĐ thu nhập – khoảng cách thu nhập giữa nhóm nghèo nhất và giàu nhất với tăng trưởng GDP - lnGDP. Đường xu hướng có hệ số góc dương hay dốc lên hàm ý rằng giữa chúng có tương quan thuận và hệ số tương quan khá cao. Điều này cũng trùng với cảm nhận của các chuyên gia được phỏng vấn.
Mối quan hệ giữa trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động và tăng trưởng kinh tế thể hiện trên hình 4.12. Đường xu hướng dốc lên hàm ý mối quan hệ thuận chiều giữa chúng và hệ số tương quan khá cao. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lao động thể hiện mức độ lành nghề của lao động, là biến thể hiện chất lượng lao động. Trình độ chuyên môn cao cũng thể hiện mức độ tích lũy vốn con người cao. Đây là yếu tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng bền
vững như các lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã khẳng định.
Hình 4.11. Mối quan hệ giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐTB
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB)
Hình 4.12. Mối quan hệ giữa trình độ chuyên môn của lao động và tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐTB
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB)
y = 5.7182x - 1.4326 R² = 0.826 7.5 8 8.5 9 9.5 10 1.6 1.65 1.7 1.75 1.8 1.85 1.9 1.95 Tăn g t rưởn g kin h tế - Ln G DP
BBĐ thu nhập - chênh lệch thu nhập
y = 1.9355x + 6.9765 R² = 0.867 7.5 8 8.5 9 9.5 10 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 1 1.1 1.2 1.3 1.4 Tăn g t rưởn g kin h tế - Ln G DP Trình độ chuyên môn - tđcmnv
Hình 4.13. Mối quan hệ giữa tỷ suất xuất cư và tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐTB
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB)
Mối quan hệ tương quan giữa tỷ suất xuất cư và tăng trưởng kinh tế thể hiện trên hình 4.13. Đường xu hướng dốc xuống đã hàm ý tác động tiêu cực từ di dân di khỏi các địa phương này tới tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐTB và hệ số tương quan khá cao.
Hình 4.14. Mối quan hệ giữa việc làm và tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐTB
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB)
Hình 4.14 thể hiện mối quan hệ giữa tình hình việc làm và tăng trưởng kinh tế. Đường xu hướng dốc lên phản ánh mối quan hệ thuận chiều giữa
y = -0.2344x + 6.843 R² = 0.7887 7.5 8 8.5 9 9.5 10 -13 -12 -11 -10 -9 -8 -7 -6 -5 -4 Tăn g t rưởn g kin h tế - Ln G DP Di dân - tysuatxuatcu y = 0.084x + 4.5111 R² = 0.9097 7.5 8 8.5 9 9.5 10 40 42 44 46 48 50 52 54 56 58 60 Tăn g t rưởn g kin h tế - Ln G DP Tình hình việc làm
chúng và hệ số tương quan khá cao. Việc làm tăng lên sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hay các doanh nghiệp tạo ra nhiều việc làm nên sử dụng nhiều lao động sẽ kéo theo sản lượng tăng và GDP tăng.
Từ các phân tích định tính gồm tổng hợp các nghiên cứu, kết quả phỏng vấn sâu và thống kê mô tả, dường như tất cả đều thống nhất về tác động dương của BBD thu nhập tới tăng trưởng kinh tế. Đồng thời các nghiên cứu định tính cũng đã chỉ ra chiều hướng tác động của một số yếu tố kinh tế xã hội nhất định như điều kiện dịch vụ y tế giáo dục, vốn con người... Các nghiên cứu cũng lý giải các nhận định về chiều hướng đó. Tuy nhiên để bổ sung cho các kết quả này cũng cần có các phân tích định lượng về mối quan hệ này. Phần dưới đây sẽ trình bày kết quả đó.
b. Ước lượng tác động
Phần dưới đây sẽ đánh giá tác động của BBĐ thu nhập thông qua chỉ tiêu khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất hay còn gọi là khoảng cách thu nhập tới tăng trưởng kinh tế. Các giả định cho phân tích đã nêu ở phần đầu chương 4 nên không nhắc lại. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu từng nội dung kết quả ước lượng.
Từ số liệu thứ cấp được thu thập có thể hình thành Bảng thống kê mô tả như dưới đây.
Bảng 4.6. Thống kê mô tả các biến trong mô hình (39)
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB)
Bảng 4.6 trình bày một số thống kê cơ bản về các biến trong mô hình. Giá trị lnrgdp bình quân là 8,694, giá trị nhỏ nhất là 7,7834 và giá trị lớn nhất là 9,5829. Thống kê cơ bản của các biến khác được sử dụng trong mô hình
được thể hiện trong bảng 4.6.
Với mô hình hồi quy tuyến tính, phân bố xác suất của sai số ngẫu nhiên chính là phân bố xác suất của biến độc lập, do vậy để sai số ngẫu nhiên có phân bố chuẩn thì biến độc lập phải có phân bố chuẩn. Do vậy ở đây sẽ thực hiện khảo sát đồ thị của các biến được dùng như biến độc lập trong mô hình phân tích dưới.
Hình 4.15 và 4.16 là biểu đồ hình cột cho biết phân bố xác suất của biến đại diện cho BBĐ thu nhập của các tỉnh VKTTĐTB và trình độ chuyên của lao động. Các phân bố này có dạng phân bố gần phân bố chuẩn. Điều này cho thấy giá trị trung bình đại diện cho số đông nên có thể sử dụng làm biến độc lập trong các mô hình ước lượng.
Hình 4.17 và 4.18 cũng biết phân bố xác suất của biến đại diện tình hình di dân của dân cư và việc làm cho lao động. Các phân bố này có dạng phân bố gần phân bố chuẩn. Điều này hàm ý giá trị trung bình đại diện cho số đông nên có thể sử dụng làm biến độc lập trong các mô hình ước lượng.
Hình 4.15. Phân phối xác suất của lnkcgngheo
Hình 4.16. Phân phối xác suất của tđcmnv
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB và số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam)
Hình 4.17. Phân phối xác suất của tysuatxuatcu
Hình 4.18. Phân phối xác suất của việc làm
(Nguồn: Xử lý từ Niên giám thống kê các tỉnh VKTTĐTB và số liệu Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam)
Mô hình và phương pháp ước lượng
Ở đây sẽ áp dụng mô hình (39) đã được xác định ở chương 2: lngdpit = β0 + β1lnkcgngheoit-1 + βiZit + ui,t (39) Trong đó:
- lngdpit là biến đại diện cho tăng trưởng kinh tế; - lnkcgngheoit là biến đại diện cho BBĐ thu nhập;
- Z là biến đại diện cho đặc trưng kinh tế xã hội tại VKTTĐTB;
Các biến Z ở đây bao gồm biến đại diện cho trình độ chuyên của lao động, tình hình di dân và việc làm của lao động. Đây là các biến đặc trưng kinh tế xã hội của VKTTĐTB như trình bày ở mục 3.1. Từ đây có thể có mô hình ước lượng tác động của BBĐ thu nhập tới tăng trưởng kinh tế như