Những hạn chế của nghiên cứu và hướng khắc phục

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 150 - 177)

6. Kết cấu luận án

5.3. Những hạn chế của nghiên cứu và hướng khắc phục

Cũng như các nghiên cứu kinh tế phát triển khác, nghiên cứu này có những hạn chế nhất định của nó.

Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế là một nội dung lớn trong kinh tế phát triển và nó có thể được nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Từ kết quả của mỗi nghiên cứu sẽ cho cái nhìn về tăng trưởng kinh tế mang tính thực chứng nhưng không thể toàn diện tất cả các vấn đề. Nghiên cứu này chỉ tập trung vào làm rõ xu hướng tăng trưởng, thay đổi cấu trúc kinh tế tạo ra tăng trưởng, cách thức tạo ra tăng trưởng từ các yếu tố sản xuất và đề cập tới giải quyết các vấn đề xã hội trong tăng trưởng. Một số nội dung vẫn chưa được đề cập, ví dụ: vấn

đề liên quan tới tổng cầu của tăng trưởng...

Thứ hai, mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập khá phức tạp trong nghiên cứu cho dù đã được nghiên cứu nhiều nhưng thường trên quy mô quốc gia hay xuyên quốc gia để tìm ra những xu hướng chung cho các nền kinh tế. Nhưng nghiên cứu này được thực hiện chỉ cho một vùng của Việt Nam với 5 tỉnh, thành phố với những đặc thù kinh tế xã hội khác nhau. Do đó rất khó có thể đề cập hết các đặc thù của mỗi địa phương trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, năng lực của một người mới đang trong quá trình “học” nghiên cứu nên việc giải quyết vấn đề khó có thể không có khiếm khuyết.

Thứ ba, đầu vào của nghiên cứu là dữ liệu thống kê. Trong nghiên cứu này các dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn như niêm giám thống kê các tỉnh trong VKTTĐTB, của Tổng cục Thống kê, tuy cùng tiêu thức nhưng mức độ đồng nhất khó đảm bảo. Khoảng thời gian của dữ liệu thống kê chỉ là 13 năm nên không đủ dài để xem xét mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập trong dài hạn. Ngoài ra việc điều tra sơ cấp cũng chưa thể thực hiện phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau về các vấn đề kinh tế xã hội hoặc các chính sách cụ thể liên quan tới tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập ở địa phương.

Thứ tư, phương pháp ước lượng được thực hiện trên đây cũng còn một số nhược điểm. Đó là: số quan sát còn ít, khoảng thời gian ngắn nên chỉ cho kết quả trong ngắn hạn; Đồng thời chưa thể xác định được quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập bằng phương pháp khác ví dụ phương pháp đồng kết hợp; Ngoài ra hiện tượng tương quan chéo trong các đơn vị cá nhân trong cùng thời điểm cũng chưa được xem xét.

KẾT LUẬN

Từ kết quả nghiên cứu ở các chương của luận án có thể rút ra những kết luận như sau:

Thứ nhất, Khung lý thuyết của luận án đã làm rõ cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập và khái quát kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập. Tăng trưởng kinh tế biểu hiện kết quả hoạt động của nền kinh tế tốt hơn theo thời gian ở kết quả, xu thế và cách cách thức tạo ra sản lượng của nền kinh tế. BBĐ thu nhập là hiện tượng đi liền với quá trình tăng trưởng ở các nền kinh tế. BBĐ thu nhập phản ánh sự khác biệt nhất định về thu nhập của các nhóm dân cư gắn với sự khác biệt về khả năng và cơ hội tiếp cần các nguồn thu nhập trong thời kỳ nhất định và thường đo lường bằng GINI. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập có mối quan hệ với nhau và tùy theo bối cảnh và trình độ phát triển kinh tế của quốc gia. Một nghiên cứu về mối quan hệ này ở vùng kinh tế cụ thể còn thiếu vắng ở Việt Nam. Nhưng có thể vận dụng kết quả các nghiên cứu vào nghiên cứu cho vùng nếu gắn với đặc thù của vùng. Đây cũng có thể là sự kiểm chứng các kết quả này và kết quả của nó sẽ như sự bổ sung vào các kết quả nghiên cứu về chủ đề này.

Thứ hai; Để chứng tỏ các giả định và đạt được mục tiêu của nghiên cứu, luận án đã kết hợp nhiều phương pháp khác nhau bao gồm cả định tính và định lượng để phân tích từ nhiều nguồn dữ liệu khác khác nhau.

Thứ ba; Trong giai đoạn 2000 -2013, nền kinh tế VKTTĐTB tăng trưởng khá nhanh và ổn định dựa trên động lực là các ngành công nghiệp dịch vụ, khu vực kinh tế tư nhân, CDCCKT tích cực và môi trường kinh doanh được cải thiện. Thành quả của tăng trưởng kinh tế đã giúp cải thiện không ngừng đời sống của người dân. Nhưng cùng với quá trình này tình trạng BBĐ thu nhập tại VKTTĐTB và các tỉnh ở đây đều đã tăng liên tục từ năm 2001 tới năm 2013,

khoảng cách BBĐ thu nhập có xu hướng dãn rộng theo thời gian. Đi cùng với quá trình đó là nhiều vấn đề kinh tế xã hội lớn nảy sinh ở đây như tình trạng di dân đi rất lớn, già hóa dân số cao, trình độ lao động thấp và thiếu việc làm, sự yếu kém của hệ thống cung cấp dịch vụ y tế… Những vấn đề này đang tác động không nhỏ tới mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập ở VKTTĐTB.

Thứ tư, Kết quả nghiên cứu đã cho phép khẳng định trong thời gian từ 2000- 2013, tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐTB tác động dương hay làm tăng BBĐ thu nhập ở đây. Cùng với đó, các nhân tố đặc thù của VKTTĐTB có chiều hướng tác động tới BBĐ thu nhập khác nhau: việc cải thiện điều kiện y tế sẽ có tác động giảm bớt tình trạng BBĐ thu nhập, Tình trạng nghèo có tác động âm tới BBĐ thu nhập, Tình trạng già hóa ở VKTTĐTB lại có tác động làm tăng BBĐ thu nhập.

Thứ năm; Cũng trong giai đoạn 2000-2013, theo chiều ngược lại, kết quả phân tích đã chỉ ra BBĐ thu nhập tăng trong những năm qua đã tác động thuận hay thúc đẩy tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐTB. Ngoài ra, các nhân tố đặc thù của VKTTĐTB cũng có tác động tới tăng trưởng kinh tế khác nhau như trình độ chuyên môn của lao động có tác động thuận tới tăng trưởng kinh tế; tình trang di dân đi có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và tình hình việc làm có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế ở đây.

Thứ sáu, Kết hợp lại có thể khẳng định mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập tại VKTTĐTB là mối quan hệ nhân quả. Tăng trưởng kinh tế làm BBĐ thu nhập tăng và ngược lại BBĐ thu nhập cũng tác động thuận tới tăng trưởng kinh tế. Nhưng kết luận về mối quan hệ này ở đây chỉ có tính chất ngắn hạn.

Thứ bảy; Với những đặc thù của VKTTĐTB trong những năm tới để tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định và hạn chế BBĐ thu nhập cần phải thực hiện các chính sách đồng kinh tế xã hội đồng bộ và hiệu quả. Đó là thực hiện chính sách

phát triển phù hợp nhằm hình thành cách thức tạo ra tăng trưởng theo chiều sâu, gắn với nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; Thúc đẩy lan tỏa phát triển tới khu vực nông nghiệp và nông thôn gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Quan tâm tới phát triển hệ thống giáo dục y tế để bảo đảm cung cấp dịch vụ giáo dục đào tạo và khám chữa bệnh cho người dân, khắc phục tình trạng kém hiệu năng và hiệu quả của hệ thống này. Thay đổi cách thức giảm nghèo theo hướng bền vững hơn, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các nguồn lực và nâng cao khả năng sản xuất kinh doanh của họ thay vì chính sách trợ cấp và bảo trợ, cũng như khả năng tham gia vào cộng đồng bình đẳng hơn. Cần thiết hoàn thiện chính sách an sinh xã hội theo yêu cầu thực tế ở Việt Nam, bảo đảm phát triển đồng bộ với tất cả các bộ phận khác của lưới an sinh xã hội như bảo hiểm xã hội, y tế, trợ giúp xã hội, ưu đãi xã hội, các chương trình chính sách trợ giúp thị trường lao động…

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Vũ Tuấn Anh (1982), ”Một số vấn đề lý luận về cơ cấu nền kinh tế quốc dân”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2/1982.

[2] Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật 2006.

[3] Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1996), Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội. [4] Bùi Quang Bình (2010), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phục hồi tăng

trưởng kinh tế Việt Nam”, Tạp chí Phát triển Kinh tế, số 233 tháng 3/2010. ISSN 1859-1116.

[5] Bùi Quang Bình (2012), Kinh tế Phát triển, NXB TT và Truyền thông 2012.

[6] Trần Thọ Đạt, Đỗ Tuyết Nhung (2012), “Vai trò của TFP trong chất lượng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Bài trình bày tại Diễn đàn Năng suất Chất lượng lần thứ 16 tại Hà Nội ngày 17/2/2012.

[7] Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình xã hội học trong quản lý, Trung tâm xã hội học, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

[8] Lê Quốc Hội (2010), “Sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác động của bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”,

Tạp chí Phát triển kinh tế, số tháng tư năm 2010.

[9] Vũ Thị Hưởng (2008), “Mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập nhìn từ góc độ mô hình kinh tế lượng”,Tạp chí nghiên cứu Tài chính kế toán, số 4(57) – 2008.

[10] Nguyễn Thường Lạng (2007), “Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập”, Tạp chí kinh tế và Phát triển, số 120, tháng 6/2007.

[11] Nguyễn Văn Nam, Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở VN, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

[12] Ngân hàng thế giới (2012), Báo cáo đánh giá nghèo Việt Nam 2012, Hà Nội -2012 .

[13] Vũ Thị Ngọc Phùng (2006), Giáo trình Kinh tế phát triển, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

[14] Nguyễn Thanh Sơn (2010), “Tăng trưởng và bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam”, Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 387 – 8/2010.

[15] Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (2010), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

[16] Đỗ Phú Trần Tình (2010), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội: lý thuyết và thực tiễn ở thành phố Hồ Chí Minh, NXB Lao động.

[17] Thủ tướng Chính phủ (1997), Quyết định số 1018/1997/QĐ-TTg ngày 29/11/1997: Về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung giai đoạn từ nay đến năm 2010.

[18] Thủ tướng Chính phủ (2004), Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg ngày 13/8/2004: Về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2020. [19] Trung tâm biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển bách

khoa Việt Nam, tập 1 Hà nội.

[20] Trung tâm Năng suất Việt Nam (2010), “Báo cáo năng suất Việt Nam 2010”.

[21] Nguyễn Kế Tuấn và nhóm tác giả (2011), Kinh tế Việt Nam năm 2010: Nhìn lại mô hình tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011-2010.

Tiếng Anh

[22] Abramovitz, M (1956), “Resource and Output Trends in the US since 1870”, American Economic Review, 46, 5-23.

[23] Ackerberg, Daniel, C. Lanier Benkard, Steven Berry, and Ariel Pakes (2007), “Econometric tools for analyzing market outcomes,” in James Heckman and Edward Leamer, eds., Handbook of Econometrics, Vol. 6(1), Amsterdam: North-Holland, pp. 4171–4276. 2, 4, 6, 7, 12, 13, 14, 15, 20, 25.

[24] Ahluwalia, M.S (1976), “Inequality, Poverty and Development”,Journal of Development Economics 3(4), 3007-342. [25] Alesina, A, & Perotti, R. (1996), “Income Distribution, Political

Instability and Investment”, European Economic Review 40:6 , pp. 1203-1228.

[26] Alesina,A and Rodrik,D. (1994), “Distributive politics and economic growth”, Quarterly Journal of economics, 109.

[27] Barro, R. (2000), “ Inequality and Growth in a Panel of Countries”,

Journal of Economic Growth, pp. 5-32.

[28] Borck,R. (2007), “Voting, inequality and resditribution”, Journal of economic survey.

[29] Clarke, G.R.G, (1995), “More evidence on income distribution and growth”, Journal of Development Economics, 47, 403–427.

[30] De la coix,D and Doepke, M (2003), “Inequality and Growth: Why differential fertility matter ” Americal economic review 9.

[31] Deininger, K. and Squire, L. (1998), “New Ways of Looking at OldIssues”, Journal of Development Economics, 57, S. 259–287.

[32] Deininger, K. Squire, L. (1998), “New way of Looking at old Issues: In equality andGrowth”, Journal ofDevelopment Economics, 57(2), 159- 287.

[33] Domar, E. D. (1946), “Capital Expansion, Rate of Growth, and Employment”, Econometrica, 14, 137 -147.

[34] Forbes, K. (2000), “ A Reassessment of the Relationship between Inequality and Growth”, American Economic Review, 90 , pp. 869-887. [35] Harrod, R.F (1939), An Essay in Dinamic Theory, economic Journal 49,

14-33.

[36] Hollis Chenery (1974), Redistribution with growth; policies to improve income distribution in developing countries in the context of economic growth, Oxford University Press, London, 1974,

http://www.econlib.ogr/library/YPDBooks/marx/mrxcpa.htm.

[37] Ilke Van Beveren (2007), “Total Factor Productivity Estimation: a Practical Review”, LICOS Discussion Paper, No. 2007.

[38] Joseph E.Stiglitz, Shahid Yusuf (2002), Suy ngẫm lại sự thần kỳ Đông Á, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[39] Kravis, IB. (1960),“International differences in the Distribution of income”,Review of economics and statistics, 32(4), 408-416.

[40] Lewis, A. W. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of Labour”, The Manchester School, 22 (2), 1954, pp.139-191. [41] Li, H, & Zou, H. (1996), “Income Inequality is not Harmful for Growth: Theory and Evidence”, Review of Development Economics 2, pp. 318- 334.

[42] Li, Squireand Zou (1998), “Explaining International and Variations in Income Inequality Intertemporal”, Economic Journal, 108(446), 26-43. [43] Mankiw, N. G. (2000), Macroeconomics, Second edition, Harvard

Universiti, Worth Publishers.

[44] Nasfi Fkili Wahiba (2014), “The Relationship Between Economic Growth and Income Inequality”, International Journal of Economics and Financial Issues Vol. 4, No. 1, 2014, pp.135-143.

[45] Paul Saumelson, W. N (1989), Kinh tế học, Viện quan hệ quốc tế, Hà Nội.

[46] Perotti (1996), “Growth, income distribution, and democracy: What the data Say”, Journal of Economic Growth, Volume 1.

[47] Persson,T & Tabellini, G. (1994), “Is Inequality Harmful for Growth?”,

American Economic Review 84, pp. 600-621.

[48] Ricardo D. (1817), On the Principles of Political Economy and Taxation,London:JohnMurray,1821[http://www.econlib.org/library/Ric ardo/ricPContents.html].

[49] Simon Kuznets (1955), “Economic growth and income inequality”, The American economic Review 1955.

[50] Solow, R (1957), “Technical Change and the Aggregate production”,

Review of Economics and statistic 39, 313 -320.

[51] Solow, R.M (1956), “A contribution to the theory of economic growth”, The Quarterly Journal of Economics, 1956 – JSTOR, Vol.70, no.1 (Feb., 1956, 65-94).

[52] Swan, T.W (1956), “Economic Growth and Capital Accumulation”,

Economic Record, Vol 32, 334-61.

[53] Torado,M.P. (1970), Economics for a Third World, Thord edition, Publishers Longman.

[54] Vinod et al. (2000), The Quality of Growth, Published for the World Ba nk. Oxfor University Press.

[55] Zhao Guhao (2006), A study on China’s Economic Sustainable Growth, Http://www.ris.org.in/china_zhao_guhao.pdf

[56] Michael Christl Bakk, (2012),“Income Inequality and Economic Growth”, Magisterstudium Volkswirtschaftslehre Wien.

[57] Walter W. Rostow (1960), TheStages of Economic Growth, Cambridge University Press.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN CỦA TÁC GIẢ

1. Lê Văn Đính, Phan Thăng An (đồng chủ biên) (2015), Một số giải pháp phát triển bền vững Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Nhà xuất bản lý luận chính trị.

2. Phan Thăng An (2015), “Tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 04(89).2015. 3. Phan Thăng An (2015), “Bất bình đẳng thu nhập ở Vùng kinh tế trọng điểm trung bộ”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận, Học viện Chính trị khu vực III Đà Nẵng, số 4(131)/2015.

4. Phan Thăng An (2015), “Tác động của tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng (BBĐ) thu nhập ở Vùng kinh tế trọng điểm trung bộ”, Tạp chí Khoa học Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 08(93).2015.

5. Phan Thăng An (2013), “Giải quyết tình trạng di dân tự do đến Đắk Lắk”,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Mẫu phiếu phỏng vấn

BẢNG KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VÙNG KINH TẾ TRONG

ĐIỂM TRUNG BỘ (VKTTĐTB)

(Dành cho các chuyên gia, các nhà quản lý địa phương)

Trong khuôn khổ thực hiện đề tài nghiên cứu sinh “Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ” của NCS Phan Thăng An. NCS có nhu cầu thu thập dữ liệu và các đánh giá của các chuyên gia, các nhà quản lý về mối quan hệ này ở VKTTĐTB. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được sự hợp tác giúp đỡ của quý Ông/Bà bằng việc cung cấp thông tin vào bảng khảo sát dưới đây.

Các thông tin do quý vị cung cấp chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu của đề tài này, không sử dụng cho bất cứ mục đích nào khác.

Xin chân thành cảm ơn!

Mã số phiếu: ... Ngày … tháng ………năm...

Tên cơ quan:

Tên người cung cấp thông tin:

Chức vụ của người cung cấp thông tin: Chữ ký của người cung cấp thông tin: Địa chỉ:

Câu 1: Kinh tế của Địa phương của ông (bà) có tăng trưởng hay không? Có Không

Câu 2: Xu thế tăng trưởng ổn định hay không? Có Không

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 150 - 177)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)