Về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 142 - 146)

6. Kết cấu luận án

5.1.3. Về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu

Cơ cấu thu nhập đã có những chuyển biến tích cực khi tỷ lệ từ tiền công tiền lương và từ khu vực phi nông nghiệp tăng dần. Thực tế thu nhập của nhóm giàu đang tăng mạnh hơn nhiều so với nhóm nghèo và mức chi tiêu cũng như cơ cấu chi tiêu của họ cũng cao và có chất lượng hơn. Người nghèo có khả năng tích lũy thấp hơn và chi tiêu thấp hơn nhất là cho y tế giáo dục, nghĩa là khả năng đầu tư cho vốn vật chất và con người của họ thấp nên thu nhập tương lai cũng hạn chế.

Dường như BBĐ thu nhập đang thể hiện rằng kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đang tạo điều kiện cho những người có tài năng, trình độ biết nắm bắt cơ hội để đầu tư ngày càng giàu. Nhiều người trong đó đã đóng góp vào sự tăng trưởng và tạo việc làm. Nhưng bên cạnh đó nó cũng phân hóa lớn để hình thành nhóm nghèo do nhiều lý do. Đó chính là tính hai mặt của bất đình đẳng thu nhập trong tiến trình tăng trưởng kinh tế.

5.1.3. Về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập nhập

a. Tác động từ tăng trưởng kinh tế tới bất bình đẳng thu nhập

Tăng trưởng kinh tế có tác động dương tới BBĐ thu nhập. Hệ số hồi quy là +0,44 cho biết nếu thu nhập bình quân đầu người tăng 1% thì GINI sẽ tăng 0,44% với giả định các nhân tố khác không đổi. Kết quả này cũng cho thấy nhân tố này có mức độ tác động mạnh. Về chiều hướng tác động này trong ngắn hạn cũng tương đồng với nhiều kết quả nghiên cứu trên của Thế giới trong sử dụng số liệu ngắn hạn như Kuznets (1955), Li, Squireand Zou (1996, Deininger và Squire (1998), Barro (2000) và Nasfi Fkili Wahiba (2014). Kết quả này cũng trùng về chiều hướng tác động dương với nghiên cứu của Vũ Thị Hưởng (2008), Nguyễn Thanh Sơn (2010) ở Việt Nam nhưng có mức độ lớn hơn. Có thể thấy tăng trưởng kinh tế tại VKTTĐTB đang làm cho BBĐ thu nhập tăng nhưng không lớn lắm những năm qua. Điều này cũng cho thấy các

chính sách của Việt Nam về xã hội đã phát huy tác dụng góp phần kìm hãm tác động của tăng trưởng tới BBĐ thu nhập. Đi cùng với tăng trưởng kinh tế, các yếu tố kinh tế xã hội khác cũng có mức tác động khác nhau tới BBĐ thu nhập nhưng ở mức độ không mạnh so với tác động từ tăng trưởng kinh tế. Kết quả này cũng hàm ý rằng cho dù chính phủ và chính quyền của chúng ta đã và đang áp dụng nhiều chính sách xã hội đi chăng nữa thì những gì mà mô hình Kuznet (1955) vẫn đang diễn ở VKTTĐTB. Đây có thể coi rằng chúng ta phải chấp nhận bất bình đẳng cho sự tăng trưởng hay cái giá của phải trả cho tăng trưởng và để có sự công bằng trong tương lai chính là BBĐ thu nhập lớn hơn trong thời gian ngắn hạn này. Nhưng khi nền kinh tế đã phát triển cao hơn trong tương lai khi đó có điều kiện áp dụng các chính sách anh sinh xã hội tốt hơn để vẫn có thể duy trì tăng trưởng GDP/đầu người mà vẫn hạn chế bất bình đẳng ở mức thấp có thể. Nhưng cần khẳng định không thể xóa bỏ BBĐ thu nhập trong phát triển khi chung ta vẫn muốn phát triển kinh tế thị trường.

Từ phân tích trên cũng cho thấy việc cải thiện điều kiện y tế sẽ có tác động giảm bớt tình trạng BBĐ thu nhập. Hệ số hồi quy của biến này là -0,19. Điều này hàm ý rằng nếu các nhân tố khác không đổi khi có thêm một giường bệnh /1 vạn dân thì hệ số GINI sẽ giảm hơn 0,19%. Có thể thấy rằng dịch vụ y tế tuy đã giúp người nghèo cải thiện tình trạng sức khỏe, tiếp cận tốt hơn với dịch vụ này. Nhưng những thiếu thốn cơ sở vật chất và tình trạng quá tải và không công bằng trong cung cấp dịch vụ này đang khiến cho chi phí để tiếp cận và chi phí dịch vụ cao hơn với nhóm nghèo. So với các nghiên cứu khác của Việt Nam, kết quả này là khác biệt. Những nghiên cứu của Việt Nam được tác giả xem xét đều không nghiên cứu tác động của yếu tố này.

Tình trạng nghèo có tác động âm tới BBĐ thu nhập, hệ số hồi quy ở đây là -0,03 và hàm ý rằng khi tỷ lệ nghèo giảm 1% thì hệ số GINI sẽ tăng 0,03% khi các yếu tố khác không đổi. Điều này cũng thể hiện đúng thực tế hiện nay của Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (2012) khẳng định tỷ lệ nghèo ngày

càng giảm nhưng việc giảm nghèo sẽ khó khăn hơn. Bộ phận nghèo này tuy nhỏ nhưng phần lớn họ thuộc nhóm nghèo nhất và vì vậy sẽ làm cho hệ số GINI có xu hướng tăng. Rõ ràng muốn giảm BBĐ thu nhập thì phải nâng thu nhập của người nghèo.

Tình trạng già hóa ở VKTTĐTB lại có tác động làm tăng BBĐ thu nhập. Hệ số hồi quy ở đây là +0,06 nghĩa là khi các yếu tố khác không đổi nếu số già hóa tăng 1% thì hệ số GINI tăng 0,06%. Thực tế hiện nay ở nhiều địa phương người già thường rơi vào diện nghèo nhất là ở nông thôn và neo đơn. Trong điều kiện hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển, khả năng tích lũy của người dân nhất là nông thôn rất thấp nên khi về già có khó khăn hơn trong cuộc sống do thu nhập từ lao động thay đổi.

b. Tác động từ bất bình đẳng thu nhập tới tăng trưởng kinh tế

BBĐ thu nhập – thông qua biến khoảng cách giàu nghèo có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế. Hệ số hồi quy của biến này là +1,15 cho biết nếu khoảng cách thu nhập tăng 1% thì GDP sẽ tăng 1,15% với giả định các nhân tố khác không đổi. Kết quả này cũng trùng với kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hưởng (2008), Lê Quốc Hội (2010), Nguyễn Thanh Sơn (2010) ở Việt Nam nhưng có mức độ lớn hơn trong việc sử dụng số liệu ngắn hạn. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả của Forbes (2000) và Barro (2000) trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa ở vùng này và trong khoảng thời gian ngắn hạn nên. Kết quả này cũng cho thấy BBĐ thu nhập ở VKTTĐTB vẫn đang trong ngưỡng chấp nhận được. Đồng thời BBĐ thu nhập ở đây đang kích thích người dân làm giàu vươn lên. Những người giàu nhất là các doanh nhân đang ngày càng đóng góp lớn trực tiếp đóng góp vào tăng trưởng cũng như tạo ra nhiều việc làm thu nhập cho lao động. Nói như vậy không có nghĩa là không cần cải thiện tình trạng BBĐ thu nhập. Bởi lẽ khi tình trạng này vượt quá ngưỡng chấp nhận, tác động “xấu” của nó mạnh hơn sẽ lấn át tác động tốt khi đó sẽ tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế.

Kết quả phân tích trên cũng cho thấy trình độ chuyên môn của lao động có tác động thuận tới tăng trưởng kinh tế. Hệ số hồi quy của biến này là +0,66. Điều này hàm ý rằng nếu khoảng cách thu nhập tăng 1% thì GDP sẽ tăng 0,66% với giả định các nhân tố khác không đổi. Mức tác động này thấp hơn so với tác động từ BBĐ thu nhập. Kết quả này cũng phù hợp với các lý thuyết về tăng trưởng nội sinh về vốn con người như của Gregory Mankiw, David Romer và David Weil (1992). Kết quả này cũng có chiều hướng tác động của giáo dục tới tăng trưởng như kết quả nghiên cứu của Vũ Thị Hưởng (2008) và Lê Quốc Hội (2010) ở Việt Nam.

Đặc điểm kinh tế xã hội gắn liền với các tỉnh VKTTĐTB những năm qua là tình trạng di dân đi khỏi vùng này. Kết quả phân tích cho thấy biến tysuatxuatcu có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và cũng là biến duy nhất trong mô hình có dấu âm. Hệ số hồi quy của biến này là -0,03 và hàm ý rằng nếu tỷ suất xuất cư tăng tăng 1% thì GDP sẽ giảm 0,03% với giả định các nhân tố khác không đổi. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu về mối quan hệ giữa di dân và phát triển kinh tế ở Miền Trung và Tây Nguyên của Bùi Quang Bình (2011). Điều này cũng thể hiện tác động tiêu cực từ di dân rất rõ và mạnh đã lấn át những tác động tích cực từ chính quá trình này.

Tình hình việc làm có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế ở VKTTĐTB. Hệ số hồi quy của biến này là +0,03. Điều này hàm ý rằng nếu việc làm tăng 1% thì GDP sẽ tăng 0,03% với giả định các nhân tố khác không đổi. Khi bàn về lý thuyết chu kỳ kinh doanh Mankiw (2002) đã chỉ ra khi lao động có việc làm nhiều hơn sẽ kích thích tăng trưởng sản lượng và sản lượng là hàm của cầu lao động. Như vậy kết quả này phù hợp với lý thuyết kinh tế học. Thực tế trong điều kiện của VKTTĐTB, việc làm đang là vấn đề lớn mà nếu cải thiện được điều này sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

c.Bàn về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập

Các kết quả từ mục 4.1.2 và mục 4.2.2 đã cho thấy tồn tại sự mối quan hệ qua lại giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập hay tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa chúng. Kết quả này cũng trùng với kết quả của Vũ Thị Hưởng (2008) và Hoàng Đức Thân, Đinh Quang Ty (2010) thực hiện ở Việt Nam. Ở đây sử dụng số liệu thống kê trong vòng 13 năm nên chỉ có thể kết luận mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập ở VKTTĐTB tồn tại trong ngắn hạn. Điều này cũng hàm ý rằng các kết quả của nghiên cứu chỉ hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách trong ngắn hạn và khả năng để mở rộng hướng nghiên cứu này trong dài hạn. Đồng thời kết quả này cũng cho thấy để duy trì tính bền vững trong dài hạn thì các chính sách liên quan tới mục tăng trưởng cũng cần lồng ghép và gắn liền với chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(177 trang)