Mô hình kinh tế về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 52 - 54)

6. Kết cấu luận án

2.2.Mô hình kinh tế về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình

nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu được sử dụng với các nội dung có liên quan tới mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập.

2.1. Giả thuyết nghiên cứu

Phần tổng quan cho thấy trong khoảng thời gian ngắn ở nhiều nghiên cứu có tính chất vùng, đặc biệt ở các nền kinh tế đang phát triển thì tăng trưởng kinh tế có tác động thuận tới BBĐ thu nhập. Theo chiều ngược lại cũng có nghiên cứu chỉ ra tác động từ BBĐ thu nhập tới tăng trưởng kinh tế có dấu dương trong ngắn hạn. Do vậy khi nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập ở VKTTĐTB chỉ có khoảng thời gian ngắn hạn có thể cho phép hình thành các giả thuyết cho nghiên cứu như sau:

- Giả thuyết 1: Tăng trưởng kinh tế làm tăng BBĐ thu nhập ở Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ;

- Giả thuyết 2: Bất bình đẳng thu nhập có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ.

2.2. Mô hình kinh tế về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng thu nhập đẳng thu nhập

Từ các nghiên cứu trong và ngoài nước đã trình bày ở phần trên về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập có thể thấy đây là mối quan hệ tác động có thể là một chiều tăng trưởng tác động tới BBĐ thu nhập hay BBĐ thu nhập tác động tới tăng trưởng kinh tế và cũng có thể là tác động qua lại giữa chúng.

Trong ngắn hạn tăng trưởng kinh tế tác động làm tăng BBĐ thu nhập bởi cơ chế phân phối kết quả theo quy luật của thị trường mà theo đó những người

có khả năng và năng lực cao hơn có thể nhận được nhiều hơn. Họ nhận được nhiều hơn từ cả lao động và từ vốn (bao gồm cả vốn con người và vốn sản xuất). Bộ phận còn lại nhận được ít hơn và có thu nhập chủ yếu từ lao động, nhưng năng suất thấp vì chuyên môn thấp hoặc nhiều lý do khác.

Nhiều kết quả ở nhiều nước trong vùng lãnh thổ cũng chỉ ra rằng trong ngắn hạn mối quan hệ dương giữa BBĐ thu nhập và tăng trưởng kinh tế. BBĐ thu nhập tạo ra tầng lớp giàu, có khả năng tích lũy các loại vốn nhiều hơn và họ tạo ra khu vực kinh tế năng động và phát triển đã tạo ra nhiều hơn sản lượng và việc làm. Bằng chứng rõ nhất là đã hình thành cách phân chia trình độ nước phát triển của các nước với 1 tiêu chí là số tỷ phú đô la ở mỗi nước.

Hình 1.2. Mô hình phản ánh mối quan hệ tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập

(Nguồn: của tác giả)

Trong ngắn hạn cũng đã có bằng chứng về mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập vì những mặt tốt và xấu của chúng đan xen nhau.

Nhân tố kinh tế xã hội đặc trưng vùng

Nhân tố kinh tế xã hội đặc trưng vùng TĂNG TRƯỞNG

KINH TẾ + BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP

Từ mối quan hệ được mô tả như trên có thể kết hợp chúng lại thành mô hình kinh tế về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và BBĐ thu nhập và có thể mô phỏng quan hệ này qua mô hình trên hình 1.1. Đây cũng là cơ sở để làm rõ các giả thuyết trên đây.

Mô hình này cũng chính là mô hình kinh tế phản ánh mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng và BBĐ thu nhập mà sẽ được sử dụng để xây dựng mô hình ước lượng tác động giữa chúng với nhau.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng ở vùng kinh tế trọng điểm trung bộ (Trang 52 - 54)