Kiểm tra Vật Lý 8(Đề Lẻ)

Một phần của tài liệu Giáo án vật lý 8 năm 2015 (Trang 31 - 33)

Phần I. Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất.

Câu 1(0,5 điểm). Có một ô tô đang chuyển động trên đường nếu chọn người lái xe làm vật mốc thì:

A.Ô tô đang chuyển động. B. Hành khách đang chuyển động. C. Cột điện bên đường đang chuyển động. D. Người lái xe đang chuyển động.

Câu 2(0,5 điểm).Chuyển động của xe ôtô khi đi từ Mai Châu lên Noong luông là. A.Chuyển động đều. B. Chuyển động không đều.

C. Chuyển động nhanh dần. D. Chuyển động chậm dần.

Câu 3(0,5 điểm). Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật sẽ như thế nào?

A. Vận tốc không thay dổi. B. Vận tốc giảm dần

C. Vận tốc tăng dần. D. Vận tốc có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

Câu 4(0,5 điểm). Hành khách ngồi trên Ôtô đang chuyển động bỗng thấy mình bị nghiêng người sang phải, chứng tỏ xe.

A. Đột ngột giảm vận tốc B. Đột ngột tăng vận tốc. C. Đột ngột rẽ sang trái. D. Đột ngột rẽ sang phải.

Câu 5(0,5 điểm).Trong các trường hợp lực xuất hiện sau đây, trường hợp nào không phải là lực ma sát.

A. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường. B. Lực xuất hiện làm mòn đế dày.

C. Lực xuất hiện khi lò xo bị nén hay bị dãn.

D. Lực xuất hiện giữa dây Cua roa với bánh xe chuyển động.

Câu 6(0,5 điểm). Chất lỏng gây áp suất như thế nào lên đáy bình, thành bình và các vật ở trong lòng nó.

A. Theo một phương. B. Không theo phương nào. C. Theo mọi phương. D. Cả câu A, B, C, đều sai.

Câu 7(0,5 điểm). Công thức tính áp suất chất lỏng là : A. p = S F B. p = F S C. p = d x h D. Cả A, B, C, đều sai.

Câu 8(0,5 điểm). Hiện tượng nào sâu đây do áp suấy khí quyển gây ra. A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng sẽ phồng lên như cũ.

B. Săm xe đạp bơm căng để ngoài nắng có thể bị nổ. C. Dùng ống nhựa nhỏ có thể hút nước từ cốc vào miệng. D. Thổi hơi vào quả bóng bay, quả bóng bay sẽ phồng lên.

Phần II Tự Luận(6 điểm).

Câu 9: Biểu diễn các lực sau đây ; ( 1 điểm )

a) Trọng lực của một vật là 1 500N ( tỉ xích 1cm ứng với 500N )

b) Lực kéo một sà lan là F = 2000N theo phương nằm ngang, chiều từ trái sang phải.(tỉ xích 1cm ứng với 500N).

Câu 10 ( 3 điểm ): Hai vật xuất phát từ A và B cách nhau 500m, chuyển động cùng chiều theo hướng từ A đến B. Vật thứ nhất chuyển động đều từ A với vận tốc 20m/s, vật thứ hai chuyển động đều từ B với vận tốc 10m/s. Sau bao lâu hai vật gặp nhau? Gặp nhau chỗ nào?

Câu 11(2 diểm). Một xe tăng có trọng lượng 350000N. Tính áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang, biết rằng diện tích tiếp xúc của các bản xích là 2,5m2.

Đáp án – biểu điểmPhần I Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm. Phần I Trắc nghiệm ( 4 điểm ) Mỗi ý đúng 0,5 điểm.

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án C B D C C C C C

Điểm 0,5 điểm 0,5điể m 0,5điể m 0,5điể m 0,5điể m 0,5điể m 0,5điể m 0,5điểm Phần II Tự Luận ( 6 điểm )

Câu 9: Vẽ đúng mỗi câu theo đúng tỉ xích được : 0,5 điểm. Câu 10:

Câu 11 tóm tắt (0,5điểm) Giải

F = 350000N áp suất của xe tăng lên mặt đường là: S = 2,5m2 p = = = 140000N/m2. (1,5 điểm)

Tính p = ? C. Cuối giờ.

+ GV thu bài nx giờ kiểm tra

+ Y/c HS chuẩn bị cho bài “ Lực đẩy Ac-si-met”

Rút kinh nghiệm: --- -- --- -- Tuần từ đến

Tiết 14 – Bài 10: Lực đẩy ác-si-mét

Ngày soạn Ngày dạy

A. Mục tiêu.1. Kiến thức: 1. Kiến thức:

Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ac-si-mét, chỉ rõ các đặc điểm của lực này.

Viết được công thức tính độ lớn của lực đẩy Acsimét, nêu tên các đại lượng và đơn vị của các đại lượng có trong công thức.

2. Kĩ năng: Làm thí nghiệm để xác định được độ lớn của lực đẩy Acsimét.

3. Thái độ: nghiêm túc, cẩn thận, trung thực, chính xác trong làm thí nghiệm.

B. Chuẩn bị.

- Mỗi nhóm: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 1 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng.

- GV: 1 giá thí nghiệm, 1 lực kế, 2 cốc thuỷ tinh, 1 vật nặng, 1 bình tràn. C. Tổ chức hoạt động dạy học

1. ổn định tổ chức(2’). Sĩ số:…………. Vắng:…………..2. Tạo tình huống học tập(3’). 2. Tạo tình huống học tập(3’).

* GV: Tổ chức cho HS quan sát hình 10.1 SGK. Khi kéo nước từ dưới giếng lên, có nhận xét gì khi gàu còn gập trong nước và khi lên khỏi mặt nước?Tại sao lại có hiện tượng đó? → Bài mới.

3. Bài Mới.

Hoạt động Nội dung

Hoạt động 1:YC:Tìm hiểu tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó

GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo câu C1 và phát dụng cụ cho HS.

+ HS làm thí nghiệm theo nhóm rồi lần lượt trả lời các câu C1, C2.

GV giới thiệu về lực đẩy Acsimét.

C2: Kết luận: 1 vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng, lực đẩy hướng từ dưới lên, theo phương thẳng đứng gọi là lực đẩy Acsimét .

I- Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng chìm trong nó

- TN:

- Ghi giá trị P1; giá trị P -> So sánh P1; P. Trả lời C1, C2 -> Kết luận.

C1: P1 < P Chứng tỏ vật nhúng trong nước chịu 2 lực tác dụng.

Một phần của tài liệu Giáo án vật lý 8 năm 2015 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w