Đặc điểm xã hội của người Nùng Dín tại Lào Cai

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 33 - 36)

1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.2.2.2. Đặc điểm xã hội của người Nùng Dín tại Lào Cai

Theo điều tra gia phả, lịch sử các dòng họ ngƣời Nùng Dín tại Lào Cai, đồng bào đều tự nhận có nguồn gốc từ các huyện Mã Quan, Vân Sơn, Hà Khẩu tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Và hiện nay, các dòng họ ngƣời Nùng Dín tại Lào Cai vẫn còn nhiều họ hàng và có mối quan hệ thân thiết với nhau ở các huyện trên.

Theo số liệu khảo sát, thống kê sơ bộ ngƣời Nùng Dín có tới 21 dòng họ, cụ thể là: họ Vàng (Vƣơng), họ Hoàng, họ Lù (Lục), họ Lùng (Long), họ Ly (Lý), họ Nùng (Nông), họ Chẩn, họ Cáo (Cao), họ Thền (Điền), họ Nghề, họ Sần (Trần), họ Củ (Cù), họ Lèng (Lƣơng), họ Tráng (Trƣơng), họ Vùi, họ Chảo, họ Lò, họ Giàng (Dƣơng), họ Tải, họ PPhừi (Bùi), họ Sùng. Trong số đó, các dòng họ: Vàng, Hoàng, Lù, Ly, Nùng, Lùng, Thền, Tráng,… phổ biến hơn cả bởi có số lƣợng hộ gia đình và nhân khẩu đông hơn; đời sống kinh tế phát triển và trình độ dân trí cao hơn. Tuy số lƣợng nhƣ vậy, song trong khá nhiều dòng họ còn phân ra những chi khác nhau do sự khác nhau về nguồn gốc, tập quán, ví dụ nhu: họ Vàng có Vàng dọc (Vàng tăng), Vàng Khangw (Vàng ngang); hai chi ngày đƣợc phân biệt bởi “Vàng dọc” thì khi làm lễ tang để quan tài dọc lòng nhà, còn “Vàng ngang” thì để quan tài ngang lòng nhà. Họ Lù (Lục) thì phan làm hai chi là Tả lù (tức Đại lục) và Sêu lù (tức Tiểu lục). Họ Lùng cũng gồm có hai chi là Lùng tsow ắt (Lùng mồng một) và Lùng tsow slamw (Lùng mồng ba)…

Mặc dù nhiều dòng họ khác nhau, song các dòng họ ngƣời Nùng Dín sinh sống xen kẽ với nhau không biệt lập, không phân biệt và đều có mối quan hệ khăng

28

khít gắn bó với nhau. Đặc biệt là các thế hệ gia đình trong cùng dòng họ dù cƣ trú ở các địa bàn khác nhau luôn quan tâm thăm hỏi giúp đỡ lẫn nhau nhất là chia sẻ vui buồn với nhau trong các việc đại sự nhƣ cƣới xin, tang lễ, làm nhà …. Trong cuộc sống thƣờng ngày, các dòng họ cƣ xử với nhau bình đẳng. Nếu cùng thế hệ thì ngƣời cao tuổi hơn bao giờ cũng đƣợc xƣng hô bằng “anh, chị”; còn khác thế hệ thì dù nhỏ tuổi hơn cũng phải xƣng hô ngang vai trên “cô, chú, ông bà trẻ,…”.

Gia đình truyền thống ngƣời Nùng Dín thƣờng sinh sống theo cấu trúc xã hội gồm ba thế hệ: ông bà – cha mẹ - con cái. Trong đó, ông bà – cha mẹ thƣờng sống chung với con trai trƣởng hoặc con trai út. Ngƣời Nùng Dín có chế độ phụ quyền, con cháu trong gia đình theo họ cha. Ngƣời đàn ông thƣờng là ngƣời quyết định các vấn đề trọng đại trong gia đình. Con cháu trong gia đình phải hiếu thảo, kính trọng, chăm sóc ông bà, cha mẹ; ông bà, cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dƣỡng, dạy bảo, thƣơng yêu con cháu. Đây là những đạo lý làm ngƣời cơ bản, những chuẩn mực đạo đức quan trọng trong gia đình cũng nhƣ cộng đồng ngƣời Nùng Dín.

Các gia đình ngƣời Nùng Dín tuy thuộc nhiều dòng họ, chi nhánh dòng họ khác nhau vẫn luôn thực hiện theo tín ngƣỡng văn hóa, phong tục tập quán chung tộc ngƣời nhƣ: xem bói tử vi, chọn ngày giờ tốt để tổ chức cƣới xin, tang lễ, làm nhà, các phong tục và nghi lễ trong cƣới xin, trong đám tang, trong làm nhà mới,… Các gia đình đều tin và thờ cúng tổ tiên, thờ táo quân, thờ thổ địa, thờ thần bản mệnh, … trong các dịp lễ tết của gia đình và làng bản.

Hàng năm, các gia đình Nùng Dín Lào Cai cũng có nhiều lễ tết nhƣ: Tết Nguyên Đán; tết rằm tháng giêng; tết tháng 2; tết thanh minh; tết đoan ngọ; tết mùng 1 tháng 7 (khu vực Mƣờng Khƣơng); tết mùng 1 tháng 6 (ở Si Ma Cai, Bắc Hà); tết lúa mới; tết rằm tháng 7; tết 23 tháng chạp; tết tất niên (30 tháng chạp).

Tính theo chu kỳ thời gian 1 năm, lễ hội văn hóa cổ truyền của ngƣời Nùng Dín có các lễ hội sau đây: Hội cúng rừng (hủi củng chứ) tổ chức vào ngày 30 tháng giêng; Hội thổ địa (hủi thu tỷ) tổ chức vào ngày mùng 2 tết nguyên đán hoặc ngày mùng 2 tết tháng 2; Hội xuống đồng (hủi loong toòng) tổ chức vào ngày thìn tháng giêng; Hội mừng chiến thắng và ăn tết mùng 1 tháng 6, tháng 7; Hội cúng làng cấm

29

bản (hủi pắt ban) tổ chức vào ngày 27 hoặc 29 tháng chạp. Trải qua bao thăng trầm biến đổi của xã hội, hiện nay các lễ hội cổ truyền của ngƣời Nùng Dín đã bị mai một, chỉ còn bảo tồn đƣợc một số lễ hội chính là Hội cúng rừng, hội mừng chiến thắng, hội xuống đồng, hội thổ địa.

Tiểu kết chƣơng 1:

Nghiên cứu về bản sắc văn hóa tộc ngƣời nói chung và các tộc ngƣời ở Việt Nam nói riêng, đề tài tri thức địa phƣơng của các tộc ngƣời thiểu số đang ngày càng đƣợc các nhà dân tộc học và nhân học quan tâm. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về “tri thức địa phƣơng” cũng mới phổ biến những năm gần đây song cũng đã có rất nhiều kết quả nghiên cứu có giá trị thực tiễn và ý nghĩa khoa học cao.

Ngƣời Nùng Dín Lào Cai là một chi nhánh của ngƣời Nùng ở Việt Nam, sinh sống và làm việc trên các huyện Bắc Hà, Mƣờng Khƣơng, Si Ma Cai… Họ đã sống và định cƣ ở đây từ lâu đời, trong quá trình sinh tồn và phát triển nhóm ngƣời, ngƣời Nùng Dín đã xây dựng đƣợc một nền văn hóa riêng biệt, đậm đà bản sắc phản ánh quá trình thích nghi với môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội tại nơi cƣ trú.

Cùng với điều kiện phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của đất nƣớc, môi trƣờng kinh tế và môi trƣờng xã hội nơi mà tộc ngƣời đang sinh sống cũng đang có sự biến đổi mạnh mẽ, từ đó kéo theo sự biến đổi văn hóa của nhóm ngƣời. Cũng nhƣ nhiều tộc ngƣời khác chịu ảnh hƣởng của xã hội hiện đại, nền văn hóa của ngƣời Nùng Dín với nhiều giá trị văn hóa truyền thống đang có nguy cơ bị mai một. Vì vậy, việc giáo dục trẻ em để bảo tồn, lƣu giữ những giá trị văn hóa truyền thống cho trẻ em là một yêu cầu cấp thiết cho sự tồn tại của “văn hóa tộc ngƣời”.

Nhiều nhà dân tộc học, văn hóa học, nhân học đã có nghiều nghiên cứu sâu sắc với nhiều quan điểm riêng về tộc ngƣời và văn hóa tộc ngƣời ở Việt Nam nói chung và ngƣời Nùng Dín nói riêng. Dù vậy, có thể thấy rằng những nghiên cứu này còn chƣa đi sâu vào nghiên cứu vấn đề giáo dục trẻ em nhƣ là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng cả về mặt khoa học cũng nhƣ ứng dụng thực tiễn. Chính vì vậy, luận văn này sẽ bƣớc đầu phân tích hệ thống tri thức địa phƣơng về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín cũng nhƣ những biến đổi của hệ thống đó trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội hiện nay của đất nƣớc.

30

CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG THỨC GIÁO DỤC TRẺ EM CỦA NGƢỜI NÙNG DÍN LÀO CAI

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)