Sự phát triển đời sống kinh tế xã hội theo hƣớng hiện đại hóa dẫn

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 86 - 90)

1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

3.2. Sự phát triển đời sống kinh tế xã hội theo hƣớng hiện đại hóa dẫn

đến những biến đổi trong gia đình, cộng đồng ngƣời Nùng Dín

Ngày nay, đất nƣớc đã chuyển mình mạnh mẽ trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và văn hóa – xã hội. Điều này có tác động mạnh mẽ đến đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời Nùng Dín ở đây. Cơ cấu kinh tế của ngƣời Nùng Tùng Lâu đã có sự chuyển dịch. Ngoài kinh tế nông nghiệp cổ truyền là trồng trọt lúa, ngô ở ruộng đồng, nƣơng rẫy còn phát triển kinh tế vƣờn để trao đổi hàng hóa, đặc biệt là xuất hiện kinh tế thƣơng nghiệp bao gồm dịch vụ ăn uống, buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Cùng với sự phát triển kinh tế là môi trƣờng văn hóa – xã hội ngày càng mở rộng, ngƣời dân Nùng Dín ở đây có điều kiện học tập, tăng cƣờng kiến thức, thoát ly thôn làng, trở thành công nhân viên chức nhà nƣớc, thƣơng nhân, công nhân. các huyện Mƣờng Khƣơng, Bắc Hà, Bảo Thắng đã bƣớc sang thời kỳ đổi mới, xóa bỏ cơ chế bao cấp sang thị trƣờng… làm xuất hiện tầng lớp thƣơng nhân buôn bán, dịch vụ theo mùa ở huyện và tỉnh. Theo số liệu thống kê chƣa đầy đủ, tại thời điểm tháng 6/1999 có tới 10% tổng số hộ gia đình ngƣời Nùng Dín tham gia các hoạt động buôn bán dịch vụ ở chợ huyện (ăn uống, thực phẩm, buôn bán sản phẩm nông nghiệp)… Tất cả những điều này gây ảnh hƣởng mạnh mẽ đến những phong tục tập quán, các giá trị đạo đức, lối sống của ngƣời Nùng Dín ở đây từ đó tác động tạo ra sự biến đổi trong hệ thống tri thức địa phƣơng về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín.

Cùng với chính sách phát triển nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, ngƣời Nùng Dín không còn sống hẹp trong thôn làng mình với nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. Sự gia tăng và trao đổi hàng hóa thông qua thƣơng mại, dịch vụ đã biến thành một thị trƣờng chung, chợ đóng vai trò quan trọng hơn trong đời sống ngƣời dân. Đó là nơi trao đổi, mua bán sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do ngƣời dân làm ra; và ở đó, ngƣời dân cũng mua về những nhu yếu phẩm cần thiết cho gia đình. Làng Tùng Lâu cách chợ trung tâm thị trấn khoảng

81

200 mét, vì thế có điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa ở đây. Chợ trung tâm thị trấn Mƣờng Khƣơng là chợ đầu mối chính của huyện, cứ đến cuối tuần, các tộc ngƣời thiểu số và ngƣời dân lại đi chợ để mua bán hàng hóa từ những món hàng nhỏ nhƣ kim, chỉ, trang phục,… đến con trâu, con ngựa, … Nhiều sản phẩm vải vóc công nghiệp nhƣ quần áo, chăn màn, khăn, túi,… bày bán với nhiều mẫu mã phong phú, hoa văn sặc sỡ phù hợp với thẩm mỹ của tộc ngƣời. Họ thƣờng mua và sử dụng các sản phẩm may sẵn vừa rẻ lại không tốn công sức và thời gian. Vì vậy, nhiều nghề thủ công truyền thống của ngƣời Nùng Dín cũng không còn có thị trƣờng để tiếp tục tồn tại nhƣ nghề đan lát, làm mộc, thêu hoa văn… Thế hệ trẻ của ngƣời Nùng Dín cũng không còn mặn mà với việc học thêm những nghề thủ công này vì không thể sản xuất ra hàng hóa có sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Chính vì thế, việc giáo dục về các nghề thủ công truyền thống của tộc người cho con em trong gia đình đến nay cũng không còn tiếp tục, nghề thủ công truyền thống của người Nùng Dín không còn tồn tại. Hiện nay, trong thôn Tùng Lâu chỉ còn một số ngƣời làm những nghề này khi rảnh rỗi, phục vụ cho gia đình.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, một điều có thể thấy rằng hiệu quả kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp không cao. Ngƣời Nùng Dín có nền kinh tế nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt. Tuy nhiên, hàng năm thu hoạch lúa và các cây lƣơng thực, hoa mầu chỉ vừa đủ để chi tiêu cho các nhu cầu ăn, mặc, ở của gia đình. Mặt khác, giá cả hàng hóa ngày càng tăng, nhu cầu chi tiêu trong gia đình ngày càng lớn nhƣ các khoản chi phí học hành của con em trong gia đình, chi phí chữa bệnh, … Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp không còn đáp ứng đƣợc yêu cầu đời sống của ngƣời dân, nhiều ngƣời dân đã chuyển hƣớng những nghề khác nhƣ đi làm thuê, buôn bán nhỏ… Dù vậy, đời sống của ngƣời dân Nùng Dín ở làng còn thấp so với mức sống trung bình của ngƣời Kinh ở trung tâm thị trấn. Chính vì thế, ngƣời dân ở đây đã có sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức, trong định hƣớng nghề nghiệp cho con em mình sau này. Gia đình nào dù giàu hay nghèo đều cố gắng cho con đƣợc đến trƣờng, học tập, nhất là cố gắng cho con em mình có thể học đƣợc những nghề nghiệp khác mà không phải quanh năm suốt tháng sống gắn liền

82

với đồng ruộng. Do đó, tuy ngƣời Nùng Dín vẫn dạy con trẻ các công việc nông nghiệp nhƣ làm ruộng nƣớc, làm nƣơng rẫy thì nay việc giáo dục những kỹ năng

này không còn đƣợc coi trọng. Nếu như trước đây mục đích của việc giáo dục trẻ

em là đào tạo nên những người lao động phục vụ cho sản xuất gia đình (nông nghiệp) thì nay mục đích giáo dục trẻ em là đào tạo nên những người lao động cho sản xuất phi nông nghiệp công nhân, viên chức, cán bộ, thương nhân,… làm việc trong các ngành nghề khác nhau của xã hội. Chỉ gia đình nào không có điều kiện hoặc con cái không học giỏi thì sau khi kết thúc cấp trung học phổ thông (hoặc ít nhất là trung học cơ sở) mới cho con cháu mình đi theo cha mẹ làm ruộng nƣơng.

Đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn là nguyên nhân dẫn đến nhiều biến đổi trong những thực hành văn hóa của ngƣời Nùng Dín. Tại làng Tùng Lâu cùng xã, ông Vàng Khấy Mìn cho biết có tới 35% hộ đói nghèo, 50% hộ trung bình, 15% hộ khá và giàu. Trong khi giá cả hàng hóa thị trƣờng ngày càng tăng cao, nhiều thực hành văn hóa trong gia đình ngƣời Nùng Dín nhƣ tổ chức tang ma, đám cƣới theo phong tục cổ truyền của tộc ngƣời gồm nhiều nghi lễ, mất nhiều thời gian và tốn nhiều tiền của. Do đó, nhiều tục lễ trong các thực hành văn hóa đó cũng đƣợc ngƣời Nùng Dín từ bỏ nhƣ thách cƣới hoặc hiến tế trâu trong đám ma. Trong lễ thách cƣới của ngƣời Nùng Dín, lễ vật có giá trị cao nhất là bộ trang phục cƣới của cô dâu. Bộ trang phục đƣợc làm tỉ mỉ, cầu kỳ với bộ trang sức hoa tai, vòng tay, vòng cổ bằng bạc có giá trị hiện nay từ 7 – 8 triệu đồng, đó là một lễ món tiền lớn đối với các gia đình có điều kiện khó khăn, chƣa kể các lễ vật thách cƣới khác cũng nhƣ khoản tiền để tổ chức lễ cƣới. Đám tang ngƣời Nùng Dín hiện nay đã bỏ lễ thức nộp trâu, bỏ cột tiền nhà táng mà chuyển sang hiến tế lợn cho ngƣời quá cố. Đây đều là hai lễ vật có giá trị khá cao, có thể gây khó khăn cho đời sống kinh tế của gia đình tang chủ.

Ta có thể thấy rằng, cùng với sự biến đổi trong kinh tế gia đình, nhiều thực hành văn hóa của tộc người cũng đã bị mất đi kèm theo những giá trị văn hóa tinh thần của nó. Điều đó là nguyên nhân làm biến đổi nội dung giáo dục những giá trị văn hóa tinh thần của tộc người trong hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em ngươi Nùng Dín. Khi lễ hiến tế trâu, ngƣời Nùng Dín cũng bỏ những nghi thức hiến

83

tế, những bài mo hát trình diễn trong hiến tế, từ đó làm mất đi môi trƣờng tồn tại của những giá trị văn hóa này. Trẻ em ngƣời Nùng Dín hiện nay vì thế cũng không đƣợc chứng kiến, tham gia vào các nghi lễ, nghe các bài mo nghi lễ về nội dung này, các em chỉ đƣợc nghe kể lại qua lời ông bà, cha mẹ. Những thực hành văn hóa ấy trở thành một câu chuyện hơn là một giá trị văn hóa truyền thống của tộc ngƣời. Trang phục cô dâu ngƣời Nùng Dín là một di sản văn hóa vật chất thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc, chứa đựng giá trị kinh tế và giá trị lịch sử, mỹ thuật dân gian đang có nguy cơ bị mất đi.

Một yếu tố khác không kém phần quan trọng làm biến đổi hệ thống tri thức giáo dục địa phƣơng của ngƣời Nùng Dín là sự giao thoa văn hóa với các tộc ngƣời khác nhất là tộc ngƣời Kinh. Nhiều thực hành văn hóa của tộc ngƣời đã chịu ảnh hƣởng của các yếu tố văn hóa của tộc ngƣời Kinh. Ví dụ, quy trình của một đám cƣới trƣớc đây bao gồm nhiều nghi lễ khác nhau, nay trong một số đám cƣới của ngƣời Nùng Dín chỉ còn các nghi lễ quan trọng nhƣ lễ ăn hỏi, lễ cƣới (giống đám cƣới ngƣời Kinh). Hơn nữa, nhiều cô dâu, chú rể không còn thích mặc trang phục cƣới của dân tộc mình mà thích trang điểm, chụp ảnh cƣới, mặc áo cƣới nhƣ ngƣời Kinh. Do rút ngắn thời gian lễ cƣới nên các hội hát mừng đám cƣới giữa ông bà đôi bên trai gái, các nghệ nhân thổi kèn đã nhạt dần, mai một chỉ còn ở một số ít đám cƣới mà dần thay bằng bày đặt đầu, đĩa, ti vi, lao để phát các bài hát ca nhạc hiện

đại. Thanh niên nam nữ không còn biết hát đối đáp giao duyên mừng đám cƣới. Tri

thức về nghệ thuật biểu diễn nhất là hát giao duyên đám cưới – một giá trị văn hóa truyền thống đang bị mất dần trong hệ thống tri thức địa phương để giáo dục trẻ em của người Nùng Dín. Theo số liệu điều tra về nghệ nhân hát dân ca ở làng Tùng Lâu ngày 28/6/1999 thì lứa tuổi 50 trở lên có 8 ngƣời, lứa tuổi trung niên từ 40 – 50 chỉ còn 6 ngƣời, lứa tuổi dƣới 40 chỉ còn 4 ngƣời. Thế hệ trẻ (15 – 18 tuổi) cũng không thích học hát dân ca mà đi học hát và nhảy nhạc nƣớc ngoài 12.

12

84

Mặt khác, sự giao thoa văn hóa giữa ngƣời Nùng Dín ở đây và ngƣời Kinh là sự giao thoa giữa một nền văn hóa nhỏ, phổ biến trong 1 cộng đồng ngƣời với 1 nền văn hóa lớn, đƣợc chấp nhận rộng rãi trên nhiều phạm vi vùng miền. Ngƣời Nùng Dín trong điều kiện kinh tế - xã hội mới đã bắt đầu thoát ly khỏi địa bàn cƣ trú truyền thống để học tập, công tác ở các thị trấn, thành phố lớn, họ chịu ảnh hƣởng của nếp sống đô thị - nơi mà đang phát triển những nền văn hóa mang tính hiện đại, những giá trị và chuẩn mực văn hóa hoàn toàn khác biệt. Môi trƣờng làm việc mới và môi trƣờng văn hóa mới cũng đã có ảnh hƣởng đến những nhận thức của con ngƣời từ đó nó làm thay đổi một số chuẩn mực đạo đức, quan niệm về giá trị (quan niệm về tiền bạc, về lao động…), … đặc biệt, với lứa tuổi thanh niên thì những ảnh hƣởng của văn hóa đô thị là rõ ràng và mạnh mẽ hơn cả (quan niệm thẩm mỹ, cách ăn mặc, ứng xử trong gia đình và xã hội, thay đổi về ngôn từ…). Vì vậy, khi trở về địa phƣơng, họ đã tạo ra một trào lƣu khác với truyền thống đồng thời làm một bộ phận giới trẻ ở địa phƣơng cũng thay đổi theo. Và đôi khi, những trào lƣu mà họ mang về gây ra những ảnh hƣởng tiêu cực đến hệ thống chuẩn mực đạo đức trong gia đình truyền thống và cộng đồng tộc ngƣời Nùng Dín ở đây. Lối sống ích kỷ, coi trọng đồng tiền nơi đô thị có thể là nguyên nhân của những bất hòa trong mối quan

hệ gia đình, dòng họ và tộc ngƣời. Từ đó, nó phá vỡ dần môi trường văn hóa nơi

mà hệ thống tri thức địa phương về giáo dục trẻ em được tồn tại và thực hành.

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)