Dân tộc và địa bàn cƣ trú của ngƣời Nùng Dín tại Lào Cai

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 27 - 29)

1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.2.1.Dân tộc và địa bàn cƣ trú của ngƣời Nùng Dín tại Lào Cai

Ngƣời Nùng thuộc nhóm ngôn ngữ Tày-Thái với địa bàn cƣ trú chủ yếu là vùng Lƣỡng Quảng và một phần vùng Đông Nam tỉnh Vân Nam thuộc Trung Quốc và vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam. Theo các nhà sử học và dân tộc học, ngƣời

22

Nùng ở Việt Nam có chung nguồn gốc với ngƣời Nùng (hiện nay gọi chung là ngƣời Choang) ở Trung Quốc.

Dân tộc Nùng ở Việt Nam đƣợc các nhà nghiên cứu dân tộc học, cơ quan nghiên cứu khoa học phân loại thành các nhóm ngành nhƣ: Nùng Phàn Slình, Nùng Inh, Nùng Cháo, Nùng Dín, Nùng An, Nùng Tung Slìn, Nùng Quý Rỉn. Mỗi nhóm ngành dân tộc cƣ trú tập trung ở một số địa phƣơng, tỉnh, huyện khác nhau trên cả nƣớc. Trong đó, đại đa số ngƣời Nùng ở Lào Cai và một số huyện trong tỉnh Hà Giang thuộc ngành Nùng Dín, số còn lại thuộc Nùng An.

Ở tỉnh Lào Cai, ngƣời Nùng Dín đã có mặt từ lâu đời trƣớc cả ngƣời Nùng An. Ngƣời Nùng Dín gọi mình là “pphuw noong” hay “noong lảy” tức là “ngƣời Nùng” hay nhóm “Nùng sót”. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở tỉnh Lào Cai năm 2009, Ngƣời Nùng Dín là một trong số 25 ngành nhóm tộc ngƣời của tỉnh có lƣợng dân số tính đến hết năm 2010 là trên 27000 ngƣời, xếp thứ 7 trong số các dân tộc trong tỉnh.

Tuy dân số đứng thứ 7 trong số các dân tộc thiểu số ở tỉnh Lào Cai song ngƣời Nùng Dín cũng chỉ cƣ trú tập trung trên địa bàn 4 huyện là: Mƣờng Khƣơng, Si Ma Cai, Bắc Hà và Bảo Thắng trong phạm vi 148 thôn bản của 40 xã, thị trấn (tính theo cộng đồng làng bản). Trong đó, ngƣời Nùng Dín tập trung đông nhất ở huyện Mƣờng Khƣơng chiếm tỷ lệ trên 50% dân số ngƣời Nùng toàn tỉnh, gồm 12.354 ngƣời, huyện Bắc Hà 4.761 ngƣời; huyện Bảo Thắng là 2.914 ngƣời; huyện Si Ma Cai là 3.095 ngƣời [20, tr.40]. Ngƣời Nùng Dín còn rải rác ở các huyện, thành phố khác nhƣng không cƣ trú tập trung thành làng bản, nghề nghiệp không đồng nhất gồm cán bộ, công nhân viên chức, công nhân trong các doanh nghiệp, hợp tác xã và sản xuất kinh doanh…

Ngƣời Nùng Dín thƣờng sống tập trung thành làng bản (lủng, ban), có nơi gọi là làng, có nơi gọi là bản, tùy theo cách gọi của mỗi ngƣời. Mỗi làng có số hộ gia đình ít nhất từ 15 – 20 hộ, đông nhất là trên 100 hộ. Làng ngƣời Nùng Dín thƣờng lập ở dƣới các chân núi phía trƣớc có suối nƣớc hoặc cánh đồng hoặc gò đồi xung quanh có núi cao bao bọc. Dù ở vị trí nào cũng đều tuân theo nguyên lý : trƣớc mặt

23

có tầm nhìn xa trông rộng, sau lƣng có điểm tựa vững chắc và có nguồn nƣớc phục vụ sinh hoạt thuận lợi. Thông thƣờng, làng bản của ngƣời Nùng Dín thƣờng nằm ở thung lũng dọc theo các con sông, nơi có đất đai màu mỡ cũng nhƣ có nguồn nƣớc thuận tiện sinh hoạt. Các gia đình trong làng bản ngƣời Nùng Dín không theo kiểu “gần nhà xa ngõ” của ngƣời Kinh, hoặc cách xa nhau theo kiểu ngƣời H’mông mà thƣờng nằm kề sát với nhau theo kiểu nhƣ phố xá hiện nay. Điển hình nhất là làng Tùng Lâu, Na Bủ, Ba Đẩy xã Tung Chung Phố; làng Mã Tuyển, Sảng Chải xã Mƣờng Khƣơng; làng Lao Táo xã Pha Long; làng Pạc Ngam xã Nấm Lƣ (huyện Mƣờng Khƣơng); làng Nàn Vái xã Nàn Sán; làng Bản Mế xã Bản Mế (huyện Si Ma Cai)…. Nhiều thôn, bản ngƣời Nùng Dín ngày càng phát triển đông đúc nên hiện nay đã phải phân tách thành 2 thôn, bản. Điều này cũng phản ánh trình độ phát triển của tộc ngƣời. Nhờ lối sống quần tụ tập trung mà ngƣời Nùng Dín đã xây dựng làng bản vẫn còn tồn tại hiện nay.

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 27 - 29)