Đặc điểm kinh tế của người Nùng Dín

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 29 - 33)

1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

1.2.2.1.Đặc điểm kinh tế của người Nùng Dín

Đặc điểm địa bàn cƣ trú của ngƣời Nùng Dín bao gồm cả vùng thấp lẫn vùng cao. Nơi vùng thấp thƣờng là vùng có địa hình bẳng phẳng, tầm nhìn xa trông rộng, có khí hậu tốt đẹp, nguồn nƣớc thuận lợi cho canh tác. Tại đây, ngƣời Nùng Dín đã định cƣ, khai khẩn và hình thành những cánh đồng rộng lớn nhƣ Mƣờng Khƣơng, Tùng Lâu, Nấm Lƣ, Lùng Vai, Bản Làu, Bản Sen (huyện Mƣờng Khƣơng); Bản Mế, Nàn Sán (huyện Si Ma Cai); Na Hối, Tà Chải (huyện Bắc Hà); … Nơi vùng cao hay trên các ngọn đồi ngƣời Nùng Dín canh tác, tạo ra các tràn ruộng bậc thang để trồng lúa nƣớc, nâng cao sản lƣợng lƣơng thực cung cấp cho nhóm ngƣời sinh tồn và phát triển.

Do môi trƣờng sống thuận lợi nên sản xuất kinh tế chính của ngƣời Nùng Dín là sản xuất nông nghiệp là chính bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Ngoài ra, ngƣời Nùng Dín còn phát triển một số nghề thủ công khai thác tài nguyên sẵn có của địa phƣơng phát triển kinh tế, phục vụ cho nhu cầu ăn, ở, đi lại cũng nhƣ nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhóm ngƣời.

24

Về trồng trọt, cây trồng chủ yếu của ngƣời Nùng Dín là lúa, ngô và một số loại hoa màu nhƣ đậu tƣơng, khoai, sắn, lạc khác trên đồng ruộng nƣơng rẫy, gò đồi. Ngoài lúa, ngô, ngƣời Nùng Dín trồng nhiều nhất là cây đậu tƣơng và cây lạc, 100% số hộ gia đình các thôn bản đều trồng đậu tƣơng và lạc. Số lƣợng nhiều hay ít tuỳ vào diện tích canh tác nhằm mục đích không chỉ phục vụ ăn uống sinh hoạt mà còn đem bán ở chợ để trao đổi hàng hoá. Đậu tƣơng ngƣời Nùng Dín trồng gồm 2 vụ : vụ xuân - hè ở ruộng và vụ thu ở nƣơng, đồi; họ trồng chủ yếu là 3 loại giống : đậu tƣơng xanh (Trăng looc), đậu tƣơng vàng (tsăng hên), đậu tƣơng lông trắng (màu tảu). Lạcchủ yếu đƣợc trồng trên đất đồi, nƣơng (hiện nay vùng thấp trồng cả ở ruộng) nhƣng chỉ trồng 1 vụ vào tháng 2, thu hoạch tháng 6.

Ngoài ra đồng bào còn trồng nhiều loại cây thực phẩm rau quả ở đồi, nƣơng, vƣờn, ruộng nhƣ rau cải, bắp cải, su hào, bầu, bí, su su, mƣớp; các loại cây ăn quả công nghiệp nhƣ chuối, bƣởi, đào , mận, mía, cam, quýt, lê, hồng - trong đó cây mận và cây mía đƣợc chú trọng trồng nhiều hơn cả. Điển hình nhƣ mận tam hoa, lê, mía, mía sƣơng gà ở Bắc Hà, Si Ma Cai, Mƣờng khƣơng đã trở thành cây đặc sản hoa quả của địa phƣơng.

Thời kì phong kiến ngƣời Nùng Dín Lào Cai còn trồng bông dệt vải. Thời kì pháp thuộc cây bôngbị xoá bỏ mà thay vào đó là trồng cây anh túc, làm thành thuốc phiện bán rẻ cho bọn thực dân và quan lại địa phƣơng. Sau ngày giải phóng các huyện và tỉnh 1950, với chính sách phát triển văn hoá kinh tế mới của Đảng, Chính phủ,cây anh túc bị xoá bỏ thay bằng trồng cây đậu tƣơng.

Về chăn nuôi, đồng bào thƣờng nuôi trâu, ngựa. Bình quân 1,5 - 2 con trâu, 0,7 con ngựa/ 1 hộ để cày bừa, kéo gỗ, thồ củi và làm phân bón cho nông nghiệp. Ngoài ra, họ còn nuôi lợn, gà, vịt, ngan, chó nhƣng chủ yếu là lợn, gà để góp phần thu nhập kinh tế nâng cao đời sống gia đình. Hiện nay do phát triển giao thông nông thôn, đƣờng xá đi lại thuận lợi nên đồng bào ở các khu vực thị trấn, thị tứ, vùng thấp đã thay ngựa thồ bằng xe máy, xe công nông…do đó số lƣợng đàn ngựa và các hộ nuôi ngựa đã có xu hƣớng giảm và thay vào đó là chăn nuôi trâu, bò đàn, cá làm sản phẩm hàng hoá bán ở thị trƣờng.

25

Ngƣời Nùng Dín Lào Cai vẫn duy trì loại hình kinh tế hái lƣợm và săn bắt các sản phẩm tự nhiên sẵn có. Đồng bào thƣờng hái lƣợm các loại: măng vầu, măng nứa, củ mài, mộc nhĩ, hoa chuối, rau sƣơng cá, rau rớn, rau rền dại, nấm đất, nấm hƣơng, …; săn bắt các loại côn trùng, động vật nhƣ: châu chấu, con dế, nòng nọc, tôm tép, cá suối, con ốc, con ếch, con dúi, sâu măng, chuột rừng, cầy hƣơng, tổ ong, các loại chim…Tuy nhiên các loại động vật, thú rừng quý hiếm hiện nay đã bị cấm và mai một, đồng bào chỉ còn săn bắt các loại côn trùng, động vật thứ cấp làm thức ăn lạ miệng cài xen trong bữa ăn.

* Về các ngành thủ công truyền thống:

Bên cạnh việc sản xuất kinh tế nông nghiệp là chính, ngƣời Nùng Dín còn làm nhiều nghề thủ công truyền thống tiêu biểu là: đan lát, nghề mộc, làm tranh cắt giấy, thêu hoa văn, làm ngói máng đƣợc khái quát nhƣ sau:

Nghề đan lát:

Đồng bào trong các làng bản đều có ít nhất từ 3 đến 5 ngƣời biết đan lát các đồ dùng lao động sản xuất và sinh hoạt gia đình nhƣ: bồ đựng thóc bằng nứa; gùi địu (củi, phân, lúa, ngô, rau lợn…) bằng vầu, nứa; dần sàng, thúng, mẹt, rổ rá, lồng gà bằng vầu; đồ dùng bắt tôm cá bằng cƣớc dây sắn, tre, vầu; cót phơi bằng mây, nứa…Các sản phẩm đan lát thƣờng đƣợc dùng trong gia đình là chính, ngoài ra có thể bán trao đổi hàng hóa ở chợ. Đồng bào thƣờng đan lát vào thời gian nhàn rỗi (chiều, tối) sau các giờ lao động và ngày chủ nhật nghỉ ngơi.

Nghề làm mộc:

Ngƣời Nùng Dín chủ yếu dùng gỗ để làm nhà lầu, làm công cụ sản xuất nhƣ cày, bừa,… . Nếu làm nhà, nghề mộc đƣợc tổ chức theo kép thợ, mỗi làng đều có một kép thợ gồm thợ cả và các thợ phụ (chàng máy). Thợ cả chuyên tính toán, đo vẽ kích thƣớc, thợ phụ chuyên thực hiện. Từ thời bao cấp trở về trƣớc, các thợ mộc chủ yếu làm theo phƣơng thức đổi công là chính, gia đình chỉ bồi dƣỡng bằng công sức bằng nửa ngày công. Sang cơ chế thị trƣờng, ngƣời Nùng Dín cũng đã chuyển phƣơng thức khoán gọn. Các sản phẩm mộc khác nhƣ công cụ sản xuất (cày, bừa),

26

chuồng trại gia súc, bếp núc, bƣng ván nhà … chỉ làm theo tính chất cá nhân chủ yếu là làm đem bán hoặc trao đổi vật liệu và đổi công.

Làm tranh cắt giấy:

Chủ yếu là chạm trổ tranh bằng giấy màu, các loại trang trí trên cây tiền, nhà táng và các lễ vật phúng viếng (chỉ vần) phục vụ tang lễ. Làm nghề này cũng có kép thợ nhƣ làm thợ mộc làm nhà (chàng slaw), có nghệ nhân đƣợc chuyên dạy chủ trì thực hiện mỗi khi làng bản có đám. Phƣơng thức làm nghề này chủ yếu là giúp đỡ nhau trong lúc tang gia. Tang chủ chỉ bồi dƣỡng thợ cả lấy lệ, nghệ nhân không đƣợc mặc cả. Sang cơ chế thị trƣờng một số nơi đã làm theo phƣơng thức khoán quy tiền nhƣ Bản Sen (Mƣờng Khƣơng); Na Hối, Tà Chải (Bắc Hà).

Nghề thêu hoa văn:

Làm nghề này chủ yếu là các nữ nghệ nhân trung tuổi, nếu gia đình nhà trai nào có đám đón dâu thách bộ trang phục cô dâu dân tộc mời các nghệ nhân đến thêu hoa văn trên khăn, áo, hài hoặc nhà gái nào nhờ giúp làm địu thêu hoa văn để đƣa lễ mừng cháu ngoại đầy tháng. Làm nghề này cũng do một nghệ nhân kinh nghiệm hơn chủ trì cùng 2-3 ngƣời phụ thực hiện. Nghệ nhân chủ yếu là làm vào thời gian rỗi cách ngày,sử dụng 2 tuần đến một tháng và cũng làm theo phƣơng thức giúp đỡ là chính, gia đình chỉ bồi dƣỡng chút ít lấy lệ.

Nghề làm ngói máng:

Nghề này không phổ biến lắm, chỉ một số làng bản có nghệ nhân và thợ làm nghề. Nghề này xuất phát từ thực hiện công cuộc xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nƣớc trong những năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, vào những thập niên 60-70 của thế kỷ XX, các nghệ nhân ở mọi địa phƣơngđi học ở Trung Quốc thông qua anh em họ mạc ở giáp biên (Mã Quan, Văn Sơn - tỉnh Vân Nam) về tự tổ chức sản xuất ngói máng tại chỗ để lợp nhà thay gianh vừa đẹp vừa bền vững.. Sản xuất ngói máng theo phƣơng thức tổ hợp, thành lập 1 tổ gồm 7-8 ngƣời thực hiện dƣới sự chỉ đạo của nghệ nhân (thợ kỹ thuật). Chất đốt (củi) do các gia đình đóng góp theo quy định, các chế độ của thợ (ăn uống, lao động vụ mùa) do làng bản

27

đóng góp bằng thóc và công sức. Mỗi năm thợ sản xuất từ 3-4 lò ngói, mỗi lò 6000 - 7000 viên trị giá mỗi viên là 2000đ hiện nay đủ lợp cho 3 - 4 hộ.

Ngói máng có ƣu điểm là độ bền cao đƣợc nhiều ngƣời ƣu chuộng. Vì vậy chỉ từ năm 1970 đến 1975 ở Mƣờng Khƣơng, Si Ma Cai đã xuất hiện nhiều làng bản nông thôn lợp ngói máng rất bề thế và kỳ vĩ nhƣ các thôn: Lỗ Sứ Thàng, Văng Leng, Pạc Trà, Nấm Lƣ, Nấm Oọc, Cốc Cáng, Sà Chải, Nàn Vái, Na Pên,… làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi vùng cao. Hiện nay nghề này vẫn còn đƣợc duy trì ở xã Bản Mế (Si Ma Cai).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 29 - 33)