Giáo dục theo giới tính

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 68 - 73)

1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu

2.2.2.2. Giáo dục theo giới tính

Ngƣời Nùng Dín từ xƣa đến nay đều theo chế độ phụ hệ, con cái đều theo họ cha, điều này thể hiện rõ sự phân biệt giới tính nam và nữ trong các gia đình và cộng đồng tộc ngƣời. Ngƣời Nùng Dín khi giáo dục con cái cũng luôn giáo dục giới tính, đây là một bộ phận của giáo dục nhân cách đạo đức cho trẻ em.

Nói ngƣời Nùng Dín có sự giáo dục theo giới tính không phải để chỉ giáo dục tình dục (vấn đề mà hầu hết các tộc ngƣời đến tận bây giờ vẫn coi là vấn đề « nhạy cảm », không coi là nội dung của giáo dục gia đình) mà luận văn này chỉ muốn nhắc tới giáo dục bản sắc giới tính và giao tiếp giới tính.

Giáo dục bản sắc giới tính là làm cho mỗi giới ý thức đƣợc bản sắc riêng của giới mình. Nữ là nữ, nam là nam, sự phân biệt này không chỉ dựa vào cơ sở tự nhiên và còn trên cơ sở xã hội (bao gồm cả xã hội nhỏ là làng bản, tộc ngƣời và xã hội rộng hơn bên ngoài tộc ngƣời). Xã hội này là xã hội bất bình đẳng nam nữ, nhấn mạnh sự khác biệt nam nữ về địa vị, vị thế trong gia đình và xã hội. Ở đó, con trai có quyền hơn con gái, con trai là chủ gia đình, chủ sở hữu, kế thừa mọi tài sản trong gia đình ; con gái không có quyền kế thừa tài sản, không đƣợc học hành. Giáo dục bản sắc giới tính ở đây là làm cho con trai thấy đƣợc vai trò, sứ mệnh của mình và

63

làm cho con gái thừa nhận đàn ông có quyền hơn mình, chấp nhận sự hy sinh, địa vị thấp kém trong gia đình và ngoài xã hội, coi đó là hợp tự nhiên [103, tr. 266].

Ngƣời Việt có câu rằng « Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử » (ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con trai). Ngƣời Nùng Dín cũng cho rằng, việc giáo dục trẻ em nhận thức đƣợc bản thân mình là một việc làm cần thiết, khi trẻ em nhận thức đƣợc trách nhiệm, nghĩa vụ của mình (là nam/là nữ) thì mới có thể chấp nhận và chủ động trong việc học tập để chuẩn bị cho vai trò của mình (là nam/là nữ) khi trƣởng thành và xây dựng gia đình. Quan niệm về sự khác biệt địa vị của nam nữ trong cộng đồng tộc ngƣời đƣợc thể hiện rõ trong môi trƣờng xung quanh của đứa trẻ. Trong gia đình, ngƣời cha, ngƣời ông sẽ là những ngƣời quyết định những chuyện trọng đại, chuyện lớn nhƣ làm nhà, mua trâu, làm ruộng… còn những ngƣời mẹ, ngƣời bà thì chỉ quyết định những chuyện nhỏ trong gia đình. Những đứa trẻ từ khi sinh ra và lớn lên nhìn thấy quan hệ giữa cha – mẹ, ông – bà cũng sẽ có dần nhận thức về vai trò, địa vị của nam giới trong gia đình, nhất là sự khác biệt trong giáo dục anh, em trai với chị, em gái trong gia đình. Ngoài ra, sự khác biệt này còn thể hiện khá rõ trong các sinh hoạt cộng đồng của tộc ngƣời, khi quyết định các công việc trọng đại của làng bản nhƣ tổ chức lễ hội, làm lễ cúng rừng,… tộc ngƣời chỉ nghe ý kiến của nam giới là chủ yếu. Trong lễ hội cúng rừng, cấm bản của ngƣời Nùng Dín đều chỉ có nam giới đƣợc tham gia, còn phụ nữ thì không đƣợc tham dự. Quy định này biểu hiện sự phân biệt giới, quan niệm trọng nam khinh nữ và hơn hết là ảnh hƣởng của chế độ phụ quyền tồn tại trong xã hội của tộc ngƣời. Chính vì vậy, trẻ em Nùng Dín trong quá trình trƣởng thành của mình sống trong môi trƣờng nhƣ thế sẽ dần có nhận thức về giới, về bản sắc giới tính và quan niệm về giới của tộc ngƣời.

Ông bà, cha mẹ ngƣời Nùng Dín khi dạy con cháu thƣờng hay nói “là con trai/là con gái thì phải làm thế này” hoặc “không đƣợc làm nhƣ thế”. Trẻ em trai thƣờng đƣợc dạy rằng mình sẽ là ngƣời đàn ông trụ cột trong gia đình, phải chịu trách nhiệm nuôi sống gia đình vì vậy phải học tập, lao động theo gƣơng những ngƣời ông, ngƣời bố của mình ; ngƣời cha, ngƣời ông sẽ là ngƣời giáo dục chủ yếu

64

cho những cậu con trai trong gia đình. Trẻ em gái thì ngƣợc lại, các em thƣờng đƣợc dạy rằng mình sẽ là ngƣời “chủ nội” trong gia đình, lo các công việc nội trợ, may vá, … phải nghe lời những ngƣời đàn ông trong gia đình, vì vậy những ngƣời mẹ, ngƣời bà sẽ là những ngƣời giáo dục các em từ khi còn nhỏ đến khi trƣởng thành và xây dựng gia đình. Do đó, khi các em trai đã bắt đầu học chăn nuôi, cắt cỏ trâu ngựa, hát nƣơng, cày bừa, … thì các em gái đã bắt đầu học nấu cơm, may vá, thêu thùa, …

Em Xuân (em gái) có kể: « … lúc tôi còn nhỏ thường làm các công việc trong

nhà như nấu cơm, giặt quần áo, nấu cám lợn, nhổ mạ… hầu hết là những công việc nhẹ thôi, đến lúc mùa vụ thì cũng cùng làm ruộng, làm nương nhưng thường cũng chỉ làm những việc như nhổ cỏ, đắp bờ, phát nương… » 7. Ngược lại, một em trai khác có kể : « … tôi thường theo anh hoặc bố mẹ đi phát nương, cày ruộng, … có khi cũng đi giúp anh em họ hàng trong làng làm nhà hoặc làm ruộng… » 8

Một biểu hiện nữa của giáo dục theo giới tính là giáo dục giao tiếp với ngƣời khác giới. Giáo dục giao tiếp với ngƣời khác giới là làm cho cá nhân giới này hiểu bản sắc giới tính của giới kia tạo ra sự thuận lợi trong giao tiếp, trao đổi quan hệ với ngƣời khác giới trong cuộc sống hàng ngày, biết tôn trọng những giá trị của ngƣời khác giới trong giao tiếp, tạo ra văn hóa giao tiếp giữa những ngƣời khác giới [103, tr. 268].

Gia đình truyền thống Việt Nam thƣờng cấm đoán việc giao tiếp giữa con trai và con gái theo nguyên tắc “nam nữ thụ thụ bất thân”. Họ giáo dục con gái không nên, không đƣợc tiếp xúc trò chuyện với con trai, nhất là gặp gỡ, tiếp xúc riêng. Mối tình cảm giữa những ngƣời khác giới là không đƣợc phép, tình yêu nam nữ không đƣợc thừa nhận, con cái không đƣợc tự do lựa chọn hôn nhân theo ý thích của mẹ. Việc kết hôn hoàn toàn do cha mẹ quyết định. Trong khi đó, ngƣời Nùng Dín tuy cũng có sự phân biệt giới tính giữa nam và nữ, có sự ngăn cách trong giao

7

Vàng Thị Xuân, học sinh trƣờng THPT số 1 thị trấn Mƣờng Khƣơng

8

65

tiếp giữa nam và nữ nhƣng không nặng nề nhƣ ngƣời Việt. Trẻ em nam và trẻ em nữ tuy đƣợc giáo dục khác nhau nhƣng không có sự cấm đoán trong giao tiếp hàng ngày, sự phân biệt giới tính chỉ rõ ràng từ độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi, lúc này trẻ em nam và nữ sẽ đƣợc giáo dục những công việc lao động khác nhau theo giới trong gia đình.

Trƣớc kia, độ tuổi kết hôn của ngƣời Nùng Dín là tầm 15 – 16 tuổi, tức là khi mà các em đã có nhận thức khá đầy đủ về bản thân, gia đình, làng bản cũng nhƣ làm đƣợc hầu hết các công việc trong gia đình. Ở độ tuổi này, các em đã bắt đầu quan tâm đến tình yêu, đến việc dựng vợ, gả chồng [20,130]:

Lục chau luc pphuw nhinh Con chủ, con nữ giới

Đay slíp ha bổ khaiw Được mười lăm không bán

Rú pẹc đaiw nưng bảo Biết bỏ nhà theo trai

Lục chau chầư lục nhinh Con chủ là con gái

Đay slíp chét bổ khaiw Được mười bảy không bán

Rú payw đaiw lăngw bảo Biết đi không vì trai

Lục chau chầư lục trai đay slíp chét Con chủ là con trai được mười bảy

Hằm hằm mìn ít ao lủng nưw Tối tối cố qua dạo làng trên

Hân han mìn ít ưw lủng tâư… Đêm đêm cố qua chơi làng dưới…

Ngƣời Nùng Dín không cấm đoán sự giao tiếp giữa nam và nữ một cách nghiêm khắc mà thậm chí còn tạo những cơ hội cho họ tìm hiểu lẫn nhau bởi lẽ họ

cho rằng đây là một điều hết sức tự nhiên “Tủng ngải lum bảo ta slaow – Yêu nhau

trai gái phải duyên”. Sau các phần nghi lễ thờ cúng trong các lễ hội của ngƣời Nùng Dín thƣờng là thời điểm của các trò chơi sinh hoạt văn hóa nhƣ ném còn, hát giao duyên, đu quay... Lúc này, nam nữ thanh niên, trẻ em trai gái thƣờng diện những bộ áo mới, đẹp nhất của mình tham dự các trò chơi dân gian. Thanh niên nam nữ chƣa vợ, chƣa chồng chơi ném còn để tỏ tình, giao duyên. Trai gái ăn mặc chỉnh tề với trang phục truyền thống, các cô gái chọn một bãi đất bằng phẳng để rủ các chàng trai ra chơi còn. Nam đứng một bên, nữ đứng một bên, thoạt đầu còn tung sang nhau đại trà, sau dần dần đôi nào phải lòng nhau tự khắc ném cho nhau, hình

66

thức này sau cùng là chơi từng đôi một, thông qua hội tung còn nhiều đôi trở thành chồng, thành vợ của nhau. Trò chơi đu quay cũng đƣợc chơi thành cặp gồm nam và nữ. Trong lúc đu, họ cùng nhau nhún xuống bàn đạp đẩy ngƣời lên cao, lúc bên nam lên trên, lúc bên nữ lên trên tạo thành cảnh tình tứ thân mật. Thực chất cuộc chơi đu dây là để ngƣời ta tìm bạn, các chàng trai cô gái ở tuổi cập kê tìm chọn bạn cho mình để cùng nhau vui chơi

Chị Minh (thôn Tùng Lâu) nhớ lại: “… vào ngày lễ cúng rừng, tôi là con gái và còn nhỏ nên không được tham gia phần nghi lễ cúng, tôi và mẹ chỉ ở nhà chuẩn bị đồ ăn nhưng đến sau đó, tất cả mọi người đều được tham gia ăn tại rừng cấm của làng rồi cùng nhau chơi trò ném còn hoặc đu quay…” 9

Buổi tối, các đôi thanh niên nam nữ tập trung tại một số gia đình hát đối đáp giao duyên về lao động sản xuất, về tâm tƣ tình cảm, tỏ tình với nhau và kết duyên đôi lứa. Việc tìm hiểu lẫn nhau trong các cuộc chơi thể hiện sự tự do trong mối quan hệ nam – nữ của ngƣời Nùng Dín. Sự tự do đó còn thể hiện trong quyền quyết định ngƣời bạn đời của các đôi nam nữ. Sau thời gian dài tìm hiểu, nếu ƣng ý, chàng trai sẽ về nhà thƣa chuyện với bố mẹ để sang thƣa chuyện với nhà gái, chuẩn bị cho việc dựng vợ gả chồng, xây dựng một gia đình mới.

Trẻ em trai và trẻ em gái đều đƣợc tham gia vào những dịp này, chứng kiến anh/chị của mình tìm kiếm đối tƣợng dựng vợ, gả chồng một cách tự do theo yêu thích của cá nhân cũng giúp xây dựng nhận thức trực quan về mối giao tiếp giữa ngƣời khác giới (giữa nam và nữ), giúp cho quá trình trƣởng thành của các em hoàn thiện hơn về nhân cách giới tính.

Có thể thấy rằng, ngƣời Nùng Dín cũng có quan niệm “trọng nam khinh nữ” nhƣ hầu hết các tộc ngƣời theo chế độ phụ hệ khác, tuy nhiên mức độ “trọng” và “khinh” ở đây có sự khác biệt khá tích cực, nam giới tuy có địa vị cao trong gia đình và trong xã hội nhƣng địa vị của nữ giới cũng không quá thấp nhƣ ngƣời Việt theo quan niệm Nho giáo. Trẻ em nữ và nữ giới ngƣời Nùng Dín cũng tham gia vào

9

67

nhiều công việc lao động sản xuất quan trọng của gia đình nhƣ làm ruộng, làm nƣơng, phát rẫy, làm cỏ, cày bừa,... họ cũng trở thành một nhân lực lao động trong mỗi gia đình, có lẽ vì thế mà tiếng nói của họ trong gia đình cũng không quá “nhẹ”. Quan niệm về giao tiếp với ngƣời khác giới của ngƣời Nùng Dín cũng không quá nặng nề, nam và nữ đƣợc phép tìm hiểu nhau, chọn đối tƣợng để kết hôn theo ý thích của mình mà không bị ngăn cấm bởi gia đình và cộng đồng.

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về giáo dục trẻ em của người nùng dín ở thôn tùng lâu, xã tung chung phố, huyện mường khương, tỉnh lào cai (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)