1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.2.1.4. Giáo dục các giá trị văn hóa tinh thần
Các giá trị văn hóa tinh thần đƣợc ngƣời Nùng Dín bảo tồn và phát triển qua nhiều thế hệ đến tận ngày nay, chủ yếu là nhờ hiệu quả giáo dục truyền thống trong
53
gia đình. Họ không chỉ răn dạy con cháu bằng lời lẽ thông thƣờng mà còn kết hợp với việc thực hành các nghi lễ, lối sống và sinh hoạt truyền thống để truyền thụ. Từ thuở nhỏ, trẻ em ngƣời Nùng Dín đã đƣợc chứng kiến và thực hành các nghi lễ văn hóa đó, sống trong bầu không khí văn hóa đó nên các giá trị văn hóa này sẽ thấm dần vào tâm hồn một cách tự nhiên và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời họ.
- Giáo dục về tôn giáo, tín ngưỡng
Ngƣời Nùng Dín thƣờng có quan niệm “vạn vật hữu linh” tức là “mọi sự vật đều có linh hồn” gọi chung là “pphiw”, đó là các thần thánh, ma quỷ. Phi có 2 loại, phi lành và phi dữ (phúc thần và hung thần). Phúc thần thì đƣợc thờ cúng ở gia đình, chỉ ai có hành vi xấu, xúc phạm mới phải làm lễ tạ lỗi để tai qua nạn khỏi. Còn hung thần thì không đƣợc thờ cúng, chỉ khi thầy bói nói có ma dữ làm hại mới cúng để loại trừ.
Ngƣời Nùng Dín còn tin có loại ma quỷ tồn tại ngay trong con ngƣời sống gọi
là ma sống “pphiw đíp” chuyên làm hại ngƣời và gia súc thông qua pháp thuật của
thầy tào bằng cách niệm thần chú hoặc sử dụng vật xúc tác (nƣớc uống, hoa quả) làm cho đối tƣợng bị hại.
Ngoài ra, ngƣời Nùng Dín còn quan niệm trong vũ trụ có 3 thế giới với 3 loại phi khác nhau. Trên trời là các thần thánh gồm tổ tiên, ngọc hoàng thƣợng đế. Trên mặt đất là các loại “phi rừng” trú ngụ ở các hòn đá, gốc cây cũng thuộc ma lành. Dƣới đất (âm phủ) có các ma dữ hay gây ốm đau, bệnh tật cho con ngƣời phải nhờ thầy cúng trừ mới khỏi bệnh. Vì vậy từ xƣa ngƣời Nùng Dín đã hình thành tầng lớp thầy cúng, thầy mo, then để bói toán, cúng trừ ma tà. Từ quan niệm tín ngƣỡng nhƣ thế, ngƣời Nùng Dín đã hình thành nhiều hình thức thờ cúng, phong tục tập quán trong gia đình và cộng đồng.
Hình thức thờ cúng trong gia đình và cộng đồng:
Trong mỗi gia đình truyền thống ngƣời Nùng Dín đều có nhiều hình thức thờ cúng khác nhau nhƣ thờ cúng tổ tiển; thờ táo quân – vị thần trông coi các thành viên trong gia đình, gia súc, gia cầm; thờ Hoa vƣơng thánh mẫu - ngƣời Nùng Dín gọi là
54
“Mề - pangw” - vị thần cai quản việc sinh nở và chăm sóc bảo vệ trẻ em; thờ thổ
công (thổ địa) – đồng bào gọi là “thu tỷ” với quan niệm thổ công là một dạng của
mẹ đất- là vị thần cai quản gia súc, tiền của (tài - lộc). Ngoài thổ địa gia đình, ngƣời Nùng Dín còn thờ thần thổ địa của làng. Trong các hình thức đó, thờ cúng tổ tiên là hình thức thờ cúng quan trọng và thƣờng xuyên nhất trong gia đình.
Từ quan niệm “vạn vật hữu linh” ngƣời Nùng Dín tin rằng con ngƣời có linh hồn, là tinh thần bên trong không nắm bắt và nhìn thấy đƣợc. Khi chết chỉ là hồn lìa khỏi xác nhƣng vẫn tồn tại ở một cõi riêng biệt. ở đó cũng có cuộc sống nhƣ trần gian (dƣơng sao âm vậy), có gia đình, làng bản sinh sống. Vì vậy, tuy ở mƣờng tiên xa xôi, linh hồn ông bà, tổ tiên vẫn thƣờng xuyên liên hệ, đi về trông nom và phù hộ cuộc sống con cháu đƣợc bình an. Do đó, mọi gia đình các thế hệ đều thờ cúng tổ tiên nhằm mục đích tỏ lòng thành luôn nhớ về công lao của tổ tiên, cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu luôn đƣợc an khang thịnh vƣợng. Ngoài việc thờ cúng nhƣ thƣờng lệ, ngƣời Nùng Dín còn tục làm lễ rửa mặt “gia tiên”, lễ “trả nợ” tổ tiên khi con cháu đau ốm hoạn nạn do quan niệm tổ tiên không đƣợc chăm sóc chu đáo, để quần áo, nhà cửa nhem nhuốc, ngọc thể không đƣợc thanh tao.
Trẻ em sống trong gia đình, cùng cha mẹ làm nghi lễ cúng mỗi dịp ngày lễ, ngày Tết, khi có công việc quan trọng trong gia đình,… nghe cha mẹ kể chuyện ông bà, tổ tiên. Thậm chí, khi trẻ ốm đau bệnh tật, cha mẹ cũng thƣờng mời thầy mo về nhà làm lễ cúng tổ tiên xin tổ tiên phù hộ và chữa bệnh cho trẻ. Khi trong nhà gia súc, gia cầm (trâu, bò, lợn, gà…) bị bệnh, cha mẹ cũng mời thầy mo về làm lễ trong đó có lễ cúng tổ tiên. Chính vì vậy, tổ tiên vẫn luôn tồn tại trong tâm thức của gia đình và của đứa trẻ, trở thành một phần trong xây dựng thế giới quan của trẻ em, thờ cúng tổ tiên đã trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong đời sống trẻ em cũng nhƣ khi chúng trƣởng thành và lập gia đình.
Phong tục tập quán và lễ hội:
Ngƣời Nùng Dín Lào Cai không tin và theo đạo nào chính thống cả mà chỉ vận dụng vào sinh hoạt tín ngƣỡng dân gian trong đời sống của mình một cách phù hợp. Nhờ quan niệm và sự tồn tại các hình thức tín ngƣỡng dân gian phong phú đã
55
không chỉ góp phần hình thành mà còn duy trì đƣợc nhiều phong tục tập quán và lễ hội đặc sắc, bảo tồn đƣợc sắc thái văn hóa của ngƣời Nùng Dín.
Trong tang lễ, ngƣời Nùng Dín có các nghi lễ: lễ báo gia tiên và tắm rửa vệ sinh, lễ nhập quan, lễ chuộc hồn (xiên đàng phá ngục), lễ rƣớc kiệu, lễ dâng lễ vật phúng viếng, tiệc lễ, lễ xuất gia, lễ đƣa tang hạ huyệt và lễ gọi hồn nhập bàn thờ gia tiên.
Trong cƣới xin, ngƣời Nùng Dín gồm 4 lễ chính: lễ dạm hỏi, lễ thách cƣới, lễ cƣới và lễ lại mặt trong đó lễ thách cƣới và lễ cƣới là quan trọng hơn cả.
Mỗi khi tổ chức đám tang hoặc đám cƣới, gia đình ngƣời Nùng Dín đều mời anh em họ hàng, hàng xóm láng giềng sang giúp đỡ sao cho đám đƣợc tổ chức đầy đủ, thuận lợi, phù hợp với những nghi lễ của tộc ngƣời.
Những sinh hoạt tín ngƣỡng trong gia đình và cộng đồng từ khi đứa trẻ ra đời và lớn lên đã làm cho đời sống văn hóa tâm linh của chúng chịu ảnh hƣởng và hòa nhập với đời sống tâm linh của gia đình và cộng đồng tộc ngƣời. Qua những sinh hoạt đó, thế hệ sau mới hiểu đƣợc quan niệm của cộng đồng về sự sống, cái chết, về thế giới sau khi chết và nguồn gốc lịch sử của tộc ngƣời. Những quan niệm đó
đƣợc thể hiện trong nhiều bài mo tang lễ của ngƣời Nùng Dín nhƣ Chần khau chìu
(Diễu hồn nhập kiệu), Thamw pangw khon (Khênh linh hồn), Chaow mưng, sloỏng
payw slép nghì mưng, slép nghì ban (Giao mƣờng, tiễn đi mƣời hai mƣờng, mƣời hai bản),…
Nhiều bài mo trong tang lễ có nội dung mang tính huyền thoại – sử thi dân gian sâu sắc đƣợc khái quát hóa thành truyện thơ, ví dụ: Bài mo “Liếng é kha thangw văn – Tiểu hạn giết mặt trời” là câu chuyện kể về sự tích vì sao chỉ có một mặt trời ?. Bài mo “Liếng tứ nắm thum bânw – Đại hạn nƣớc ngập trời” là câu chuyện kể về nạn hồng thủy và nguồn gốc các dân tộc Nùng – Giáy – Tu Dí – Pa
Dí. Bài mo “Chào hản hung, Tỉ hản hung – Tâu và đón vua” là câu chuyện về cuộc
tranh giành ngôi vua của hai anh em khi vua cha ốm đau sắp tạ thế. Hay bài mo “Răp slảy con mưng – Đón quan quản mƣờng” là câu chuyện nói về sự ra đời của ông vua ngƣời Nùng…cùng nhiều bài mo khác nữa có nội dung phản ánh lịch sử
56
thiên nhiên, vũ trụ, mọi mặt sinh hoạt trong đời sống kinh tế - văn hóa xã hội hiện thực cũng nhƣ những ƣớc mơ khát vọng của mỗi con ngƣời nói riêng và cả tộc ngƣời nói chung.
- Thơ ca dân gian của người Nùng Dín
Từ xa xƣa, ngƣời Nùng Dín cũng nhƣ cộng đồng các dân tộc khác nói chung đã coi dân ca là lời tâm sự, là phƣơng tiện giao tiếp và tỏ tình với ngƣời khác giới, là sự rung động của con tim, khi hát họ biểu hiện tâm tƣ, tình cảm, nỗi lòng của mình với mọi ngƣời ở mọi nơi, mọi lúc. Bên cạnh những bài hát, làn điệu truyền thống, mỗi lời ca, tiếng hát đƣợc cất lên đều xuất phát từ tình cảm thật, từ cảm xúc của con ngƣời trong mỗi hoàn cảnh nhất định còn những sáng tác mới góp phần làm cho kho tàng văn hóa thơ ca, những làn điệu dân ca của dân tộc càng thêm phong phú, hát chống thiên tai, hát chống tệ nạn xã hội nhƣ cờ bạc, rƣợu chè...
Những bài thơ, ca, lời hát riêng trong cuộc sống thƣờng ngày: ca dao tục ngữ, hát truyền thống ngồi mâm cỗ trong đám cƣới, đám hỏi; hát thêu địu tã, lót và đƣa tã lót chúc mừng cho cháu ngoại sinh đầy tháng; hát đối đáp giao duyên khi trai gái đến làng hoặc hát tìm hiểu yêu nhau; hát trong lao động sản xuất, kỹ thuật làm ăn.
Nhƣ vậy, bất cứ một lĩnh vực nào trong đời sống thƣờng ngày đều đƣợc đƣa vào những vần thơ, đƣợc cất lên thành lời ca khi thì trầm ấm, nhẹ nhàng nhƣ lời dạy dỗ, chỉ bảo của ông bà, cha mẹ đối với con cái về cách đối nhân xử thế, khi thì vui vẻ hài hƣớc làm tan đi nỗi nhọc nhằn, vất vả trong công việc, khi thì hào hùng, khí thế nhƣ một lời thề đồng lòng, quyết tâm vƣợt qua khó khăn gian khổ...khi thì dịu dàng, êm ái nhƣ những lời tâm sự ngọt ngào của những đôi trai gái yêu nhau...
Nhiều bài thơ trở nên hết sức quen thuộc đối với đồng bào vì nó gắn liền với đời sống thƣờng ngày, lao động sản xuất và sinh hoạt văn hóa dân gian nhƣ dân ca trong cƣới xin. Theo quan niệm của ngƣời Nùng Dín, khi con cái đến tuổi cƣới hỏi không chỉ là tin mừng mà chuẩn bị cho đám cƣới, đám hỏi là việc rất quan trọng của cả nhà trai và nhà gái. Những bài hát trong truyền thống cƣới hỏi của ngƣời Nùng Dín từ xƣa có tới 41 bài hát. Trong 41 bài hát truyền thống ngồi mâm cỗ, nội dung chính không chỉ nói lên phong tục, tập quán đám cƣới, đám hỏi, dạm ngõ nhƣ thế
57
nào mà còn truyền tải nội dung về lý lẽ đối xử giữa ngƣời với ngƣời. Trong đó, phần lớn những bài hát ấy là lời truyền dạy của bậc ông bà, cha mẹ với con cái về kỹ thuật lao động sản xuất, về chăn nuôi, kỹ thuật làm mộc, dựng nhà, kỹ thuật dệt vải may quần áo thành khúc ca hiền hòa từ lao động sản xuất trên đồng ruộng, nƣơng rẫy đến lao động sản xuất trong nhà phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày,
nhiều bài đã hết sức quen thuộc với đồng bào nhƣ “Lứn tsinh tẳng nằng choông -
mời ngồi mâm dự tiệc”; “Lứn ngáo lau, chính muw - thơ ca về nấu rƣợu, nuôi lợn”;
“Lứn oọcj hưw slứ vản, slứ pan - đi chợ mua sắm bát đĩa”; “Lứn đămw pphai - thơ ca về trồng bông dệt vải”; “Lứn slao thàng - chia tay giã biệt”… Thơ ca về lao động có các bài “Lứn đămw vaw - thơ ca trồng hoa”; “Lứn hoóc cắng - thơ ca về lao động”; “Lứn tảu thangw thayw - thơ ca về làm cáy cày”; hay “Lứn slàu slái - thơ ca
về đánh giặc”…hoặc “Pảo lao slu - khấn gia tiên”…
Những vần thơ – lời hát dân ca của ngƣời Nùng Dín có giá trị rất cao về gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc, gìn giữ và phát huy truyền thống giáo dục từ thế hệ trƣớc cho thế hệ sau thông qua lời ca tiếng hát, những khúc tâm tình…Giáo dục đạo đức lối sống trong quan hệ tốt đẹp, lành mạnh giữa ngƣời với ngƣời, với bậc trên và bậc dƣới. Hát về cuộc sống sinh hoạt, cuộc sống lao động sản xuất, củng cố tinh thần đoàn kết nghĩa tình trong bản làng mình cũng nhƣ giữa dân tộc mình với cộng đồng các dân tộc khác đƣợc hiện thực hóa một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Làn điệu dân ca truyền thống không cần nhạc đệm cứ nhƣ vậy đƣợc truyền từ đời này sang đời khác và là một nét văn hóa độc đáo không thể thiếu trong cuộc sống lao động thƣờng ngày, trong cuộc sống tinh thần phong phú và là một cách thức giáo dục hết sức đặc biệt của của ngƣời Nùng Dín nói riêng và các dân tộc trên đất nƣớc Việt Nam nói chung.
Nghệ thuật biểu diễn và nhạc cụ
Cùng với hát dân ca, các chàng trai, cô gái còn đƣợc học múa, học chơi nhạc cụ. Múa hát mang lại niềm hứng khởi cho tâm hồn nên mỗi khi có dịp vui, cha mẹ
thƣờng dạy cho các con các điệu múa thƣờng ngày nhƣ múa gậy (loồng máy tứng),
58
mùa màng bội thu. Đôi khi, họ còn dạy cho con cháu các điệu múa thiêng phục vụ
cho các nghi lễ mang tính thiêng trong gia đình nhƣ múa ngựa giấy (loồng má slaw)
và múa ngỗng. Đây là điệu múa thuộc múa thiêng, chỉ đƣợc tổ chức biểu diễn trong tang lễ sau nghi thức lễ chuộc hồn, rƣớc kiệu hồn ngƣời quá cố về nhà. Điệu múa thiêng nên nhiều nơi đã mai một, nay chỉ còn duy trì ở Nàn Sán, Bản Mế (Si Ma Cai), thôn Văng Leng xã Tung Chung Phố (Mƣờng Khƣơng).
Để có thể trao truyền những giá trị văn hóa phi vật thể một cách hiệu quả và bảo tồn sống động trong dân gian thì việc giáo dục giá trị của ngôn ngữ và chữ viết có ý nghĩa vô cùng quan trọng5 Hiện nay, hầu hết các giá trị văn hóa phi vật thể của ngƣời Nùng Dín đều đƣợc các thế hệ ngƣời Nùng Dín trao truyền bằng cách truyền miệng. Chính vì vậy, trẻ em ngƣời Nùng Dín từ khi bắt đầu học nói đã đƣợc cha mẹ, ông bà dạy tiếng mẹ đẻ - tiếng Nùng Dín. Tiếng Nùng Dín là công cụ quan trọng cho trẻ em để giao tiếp, để hòa nhập cộng đồng tộc ngƣời cũng nhƣ có thể hiểu rõ những giá trị văn hóa tinh thần của ngƣời Nùng Dín.