1. Những tiền đề lý thuyết và tổng quan về tình hình nghiên cứu
2.1. Quan niệm về trẻ em nói chung và ở ngƣời Nùng Dín nói riêng
2.1.1. Khái niệm về trẻ em
- Khái niệm trẻ em trong khuôn khổ pháp luật quốc tế và Việt Nam
Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con ngƣời. Về mặt sinh học, trẻ em là con ngƣời ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì. Định nghĩa pháp lý về một "trẻ em" nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn đƣợc biết tới là một ngƣời chƣa tới tuổi trƣởng thành. Trẻ em là những ngƣời chƣa trƣởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thƣơng, cần đƣợc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trƣớc cũng nhƣ sau khi đời.
Khái niệm trẻ em đƣợc quốc tế sử dụng thống nhất và đã đƣợc đề cập trong Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời năm 1968, Công ƣớc quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ƣớc Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Công ƣớc 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc năm 1976. Theo Công ƣớc Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em (1989), trẻ em là những ngƣời dƣới 18 tuổi.
Trẻ em có vai trò quan trọng đối với gia đình và xã hội, vì vậy Đảng và Nhà nƣớc ta cũng luôn quan tâm đến trẻ em, đến việc chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em. Việt Nam hiện đã tham gia tất cả các điều ƣớc quốc tế cơ bản về quyền trẻ em, về lao động trẻ em. Nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều bộ luật, văn bản pháp luật có liên quan đến trẻ em. Tuy nhiên, có thể thấy rằng khái niệm trẻ em trong các văn bản pháp luật này còn chƣa thống nhất.
Theo Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em của Việt Nam, trẻ em đƣợc định nghĩa “là những ngƣời dƣới 16 tuổi”. Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính với quy định không xử phạt trẻ em dƣới 14 tuổi thì độ tuổi của một ngƣời để đƣợc
31
coi là trẻ em đã khác – 14 thay vì 16. Trong khi đó, Điều 6 Bộ luật Lao động quy định: Ngƣời lao động là ngƣời ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao kết hợp đồng lao động. Thông tƣ liên tịch số 21/2004/BLĐTBXH- BYT ngày 9-12- 2004 hƣớng dẫn quy định danh mục chỗ làm việc, công việc không đƣợc sử dụng lao động dƣới 18 tuổi trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm.
Về mặt dân sự, ở khía cạnh cơ bản nhất, Bộ luật Dân sự 2005 quy định: “Ngƣời từ đủ 18 tuổi trở lên là ngƣời thành niên. Ngƣời chƣa đủ 18 tuổi là ngƣời chƣa thành niên”. Ngƣời chƣa thành niên khi xác lập giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, cũng tại Bộ luật Dân sự 2005 lại quy định: Trong trƣờng hợp ngƣời từ đủ 15 tuổi đến chƣa đủ 18 tuổi có tài sản riêng bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của ngƣời đại diện theo pháp luật. Đã là ngƣời thành niên (đủ 18 tuổi) nhƣng theo Luật Hôn nhân và gia đình thì các nam thanh niên chƣa đủ 20 tuổi vẫn bị cấm kết hôn; nếu có quan hệ vợ chồng với ngƣời khác rất có nguy cơ bị tội tảo hôn.
Về mặt hình sự, Bộ luật Hình sự quy định, ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Ngƣời từ đủ 14 tuổi trở lên nhƣng chƣa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Ngƣời có hành vi giao cấu với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dƣới 16 tuổi thì phạm tội giao cấu với trẻ em. Giao cấu với ngƣời từ đủ 16 tuổi trở lên mà thuận tình thì pháp luật không điều chỉnh. Mọi trƣờng hợp giao cấu với trẻ em chƣa đủ 13 tuổi đều phạm tội hiếp dâm trẻ em.
Điểm qua các quy định pháp luật liên quan đến trẻ em, chúng ta thấy rằng, không dễ để mọi ngƣời trong xã hội hiểu chính xác về độ tuổi trẻ em mà pháp luật quy định. Tuy nhiên, trong luận văn này sử dụng khái niệm trẻ em để chỉ những ngƣời từ 15 tuổi trở xuống.
32
Vào khoảng giữa thế kỷ XVI, nhà thần đạo John Calvin khởi xƣớng thuyết
Tiền Định, các nhà tâm lý học theo thuyết tiền định khi nghiên cứu về trẻ em cho
rằng: Trẻ em là “người lớn thu nhỏ lại”. Họ cho rằng sự khác nhau giữa trẻ em và
ngƣời lớn về các mặt nhƣ cơ thể, tƣ tƣởng, tình cảm… chỉ ở kích thƣớc, tầm cỡ chứ không phải khác nhau về chất. Nhà di truyền học ngƣời Anh S. Auerbac cũng theo trƣờng phái này cho rằng mỗi ngƣời bắt đầu sống „„khi trong tay có các trang bị cũng giống như đấu thủ chơi một ván bài khi trong tay có các quân bài...‟‟. Trong
khi đó, nhà tâm lí học ngƣời Mĩ E. Toocđai lại khẳng định: „„Tự nhiên ban cho mỗi
người một vốn nhất định, giáo dục cần phải làm bộc lộ vốn đó là vốn gì và sử dụng nó bằng phương tiện tốt nhất...”
J.J Rutxô (1712-1778) - nhà triết học thuộc trào lƣu Khai sáng có ảnh hƣởng lớn tới Cách mạng Pháp 1789, sự phát triển của lý thuyết xã hội và sự phát triển của chủ nghĩa dân tộc, ngay từ thế kỷ XVIII đã nhận xét rất tinh tế về những đặc điểm tâm lý của trẻ. Theo ông, trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ lại và ngƣời lớn không phải lúc nào cũng có thể hiểu đƣợc trí tuệ, nguyện vọng, tình cảm độc đáo của trẻ em. Bởi vì trẻ em có cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận riêng của nó. Sự khác nhau giữa trẻ em và ngƣời lớn là sự khác nhau về chất
Những nghiên cứu của tâm lý học duy vật biện chứng đã khẳng định: Trẻ em không phải là ngƣời lớn thu nhỏ lại. Trẻ em là trẻ em, nó vận động, phát triển theo quy luật của trẻ em. Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, đứa trẻ đã là một con ngƣời, một thành viên của xã hội. Việc nuôi nấng, dạy dỗ nó phải khác với con vật. Để nó tiếp thu đƣợc nền văn hóa xã hội loài ngƣời, đòi hỏi phải nuôi, dạy nó theo kiểu ngƣời (trẻ phải đƣợc bú sữa mẹ, đƣợc ăn chín, ủ ấm, nhất là cần đƣợc âu yếm, thƣơng yêu…). Ngay từ khi ra đời, đứa trẻ đã có nhu cầu đặc trƣng của con ngƣời – nhu cầu giao tiếp với ngƣời lớn. Ngƣời lớn cần có những hình thức riêng, “ngôn ngữ” riêng để giao tiếp với trẻ
Điều kiện sống và hoạt động của các thế hệ ngƣời ở các thời kì lịch sử khác nhau là rất khác nhau. Do vậy mỗi thời đại khác nhau lại có trẻ em của riêng mình.
33
2.1.2. Quan niệm về trẻ em và vai trò của trẻ em trong gia đình của ngƣời Nùng Dín ngƣời Nùng Dín
Theo quan niệm của ngƣời Nùng Dín, trẻ em là những ngƣời từ 15 tuổi trở xuống, chƣa phát triển hoàn thiện cả về thể chất và tâm lý, cần đƣợc sự bảo vệ, chăm sóc và giáo dục của gia đình cùng cộng đồng.
Cũng nhƣ những tộc ngƣời khác, đồng bào Nùng Dín cũng coi trẻ em là thành viên quan trọng để cấu thành một gia đình. Quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dƣỡng chính là hai trong ba mối quan hệ cơ bản tạo nên gia đình và nhất là đối với các cặp vợ chồng mới cƣới, một đứa trẻ ra đời không chỉ là niềm hành phúc lớn lao, là sợi dây kết nối tình cảm duy trì hạnh phúc vợ chồng và các mối quan hệ trong gia đình chặt chẽ hơn đồng thời cũng đánh dấu sự trƣởng thành của đôi vợ chồng trẻ trong vai trò là cha là mẹ. Lập gia đình và sinh con đẻ cái là điều mà ngƣời Nùng Dín cho rằng là lẽ đƣơng nhiên:
Tiếng Nùng Dín Tạm dịch là:
Máy lê chào khân rang Tre là phải mọc măng
Con chào mi lục lang Người rằng phải sinh con
Đồng bào quan niệm rằng ngƣời ta có con là do “mẹ Boóc” phân chia từ cây hoa vàng (con trai), hoa bạc (con gái) nên còn gọi là mẹ vàng - mẹ bạc. Vì vậy, ngƣời Nùng Dín có tục thờ mẹ Boóc hay còn gọi là “Mề - pangw” (Hoa vƣơng thánh mẫu), họ thờ trong một bàn thờ nhỏ tại buồng các bà mẹ từ lúc có con đầu lòng đến khi con cái trƣởng thành đi xây dựng gia đình. Đây là vị thần cai quản việc sinh nở và chăm sóc bảo vệ trẻ em. Từ khi có mang đƣợc 3 tháng đồng bào đã làm lễ báo mẹ Boóc, cầu mẹ phù hộ. Khi đứa trẻ sinh đƣợc 3 ngày phải cúng mẹ Boóc để tạ ơn và cầu phù hộ đứa trẻ luôn khỏe mạnh, chăm ngoan. Bà Mụ đƣợc thờ cúng thƣờng xuyên trong các dịp lễ tết cùng với gia tiên, song không mổ gà cúng riêng mà chỉ chia phần các thức ăn cùng thờ cúng. Nhƣng các lễ vật chủ yếu là còng gà, bộ cánh và các loại bánh trái.
Ngƣời Nùng thƣờng cho rằng có con là có phúc, có nhiều con là có nhiều phúc, việc xây dựng gia đình chính là để sinh con đẻ cái nối dõi tông đƣờng, trong
34
các bài cúng gia tiên cũng nhƣ các bài mo trong tang lễ cổ truyền của ngƣời Nùng Dín thƣờng nhắc đi nhắc lại điệp khúc tại đầu hoặc cuối rằng:
Giêng lục nối chang đangw Sinh con cái lo thân
Giêng lục lang changw ỷ Sinh con cháu sửa thể
Giêng lục nhinh thưw giai Sinh con gái giữ dòng
Giêng lục trai thưw đẩn Sinh con trai giữ giống
Nuôi con trẻ để mai sau này khi mình già rồi có con cháu nuôi dƣỡng, chăm sóc; khi qua đời có ngƣời lo tang ma, thờ cúng; huyết mạch và dòng họ gia đình đƣợc tiếp tục kéo dài – đó là quan niệm chung của đồng bào Nùng Dín ở đây. Có con là để “giữ dòng, giữ giống”. Bởi ngƣời Nùng Dín ở đây cũng có tính phụ hệ cao, con cái đều theo họ bố vì vậy con trai thƣờng đƣợc coi trọng hơn con gái, những gia đình nào có nhiều con trai không những có thể “giữ giống” mà còn có thể “khai chi tán diệp” cho gia đình và dòng họ.
Mặt khác, đồng bào Nùng Dín có tập quán sản xuất nông nghiệp từ bao đời nay, trong đó quan trọng nhất là trồng lúa tại ruộng và trồng ngô trên nƣơng rẫy, lối canh tác lạc hậu đòi hỏi phải có nhiều nhân lực lao động, vì vậy việc sinh con đẻ cái nhất là sinh nhiều con trai còn để tăng thêm nguồn lực lao động trong gia đình.
Ngoài ra, trong cộng đồng tộc ngƣời, gia đình có thêm nhiều thành viên còn có thể làm tăng sức mạnh của gia đình, tăng vị thế của gia đình đó trong dòng họ và cộng đồng tộc ngƣời, nhất là những gia đình sinh nhiều con trai.
Từ đó, có thể thấy rằng trẻ em có vai trò hết sức quan trọng trong mỗi gia đình ngƣời Nùng Dín tại đây, nhất là trẻ em trai – điều này biểu hiện tính phụ hệ khá cao trong cộng đồng tộc ngƣời. Có lẽ chính vì vậy, mỗi khi có cặp vợ chồng mới cƣới sau một năm thƣờng đƣợc ông bà, cha mẹ, anh em họ hàng và làng xóm quan tâm hỏi thăm xem “đã có gì chƣa?”. Nếu chƣa có thì phải xem bói toán giải hạn hay tìm thuốc nam uống hoặc thử các mẹo vặt dân gian để có con cháu.
35
2.1.3. Quan niệm về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín
Cùng với việc sinh con đẻ cái để nối dõi tông đƣờng, ngƣời Nùng Dín có ý thức dạy dỗ trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ. Ngƣời Việt có câu “Dạy con từ thuở còn thơ” thì ngƣời Nùng Dín cũng nói rằng:
Tiếng Nùng Dín Tạm dịch là:
Mayw lsừ út caow rang Cây thẳng uốn từ măng
Lsangw lục lsangw cao ew Chăm con rằng từ bé
Út máy tổ caow é Uốn cây từ lúc nhỏ
Doỏn lsuôn lục caow iêngw Dạy con lúc con trẻ
Tuy có ý thức về việc giáo dục trẻ em nhƣng cũng nhƣ những tộc ngƣời khác, ngƣời Nùng Dín chƣa hình thành nên hệ thống giáo dục khoa học mà dựa vào những kinh nghiệm, những tri thức mà cha ông ta đã dùng bao đời này để dạy dỗ trẻ em. Dù vậy, ngƣời Nùng Dín đã có những quan niệm hết sức rõ ràng trong việc giáo dục trẻ em phù hợp với bản sắc văn hóa tộc ngƣời.
Các nhà khoa học cho rằng giáo dục có hai chức năng chính là chức năng tái sản xuất nhân cách và tái sản xuất xã hội. Tuy không ý thức đƣợc mục đích của việc giáo dục trẻ em trên cơ sở khoa học nhƣng ngƣời Nùng Dín dựa vào những kinh nghiệm của minh cũng cho rằng: giáo dục trẻ em nhằm vào 2 mục đích chính. Thứ nhất, giáo dục trẻ em là giáo dục một đứa trẻ thành “ngƣời Nùng Dín”, tức là giáo dục cho đứa trẻ những quan niệm, triết lý của tộc ngƣời Nùng Dín về cuộc sống, lao động, quan hệ gia đình, quan hệ xã hội … từ đó giúp đứa trẻ hình thành thế giới quan, nhân sinh quan mang dấu ấn, mang bản sắc văn hóa của tộc ngƣời. Thứ hai, giáo dục trẻ em những kỹ năng lao động sản xuất phù hợp với truyền thống lao động của nhóm ngƣời Nùng Dín nhằm sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống kinh tế của gia đình . Hai mục đích này phù hợp với những phân tích của các nhà khoa học về chức năng của giáo dục, thể hiện trí tuệ của ngƣời Nùng Dín trong nhận thức về giáo dục con ngƣời.
Ngƣời Nùng Dín cũng cho rằng: giáo dục trẻ em không phải là một quá trình ngắn ngủi mà phảiđƣợc thực hiện trong một thời gian dài, từ khi đứa trẻ chào đời
36
đến khi đƣợc coi là trƣởng thành. Trƣớc đây, ngƣời Nùng Dín thƣờng có tục tảo hôn, độ tuổi kết hôn thƣờng là 15 hoặc 16 tuổi, vì vậy họ cho rằng trai, gái dƣới từ 15 tuổi trở xuống đều là trẻ em, còn khi đã kết hôn tức là đã trƣởng thành. Ngƣời Nùng Dín không chỉ giáo dục trẻ em trong gia đình mà còn trong cả cộng đồng tộc ngƣời, nhƣng quan trọng nhất là giáo dục trẻ em trong gia đình.
2.2. Hệ thống tri thức địa phƣơng về giáo dục trẻ em của ngƣời Nùng Dín. 2.2.1. Nội dung giáo dục 2.2.1. Nội dung giáo dục
2.2.1.1. Giáo dục ngôn ngữ và chữ viết
Ngôn ngữ là sản phẩm cao cấp của ý thức con ngƣời, là vật chất đƣợc trừu tƣợng hóa và là hệ thống tín hiệu thứ hai của con ngƣời. Ngôn ngữ là một phƣơng tiện, một công cụ để con ngƣời giao tiếp với nhau, trao đổi tƣ tƣởng và đi đến hiểu nhau.
Các nhà dân tộc học khi nghiên cứu thành phần tộc ngƣời đã đƣa ra các tiêu chí chung để xác định các tộc ngƣời khác nhau, trong đó có tiêu chí ngôn ngữ. Ngôn ngữ là tiêu chí cơ bản để ngƣời ta phân biệt các tộc ngƣời với nhau, ngƣời Nùng Dín sử dụng tiếng Nùng là ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, tiếng Nùng nằm trong nhóm ngữ hệ Thái – Kadai.
Ngƣời Nùng Dín Lào Cai vẫn nói và bảo tồn đƣợc tiếng nói tộc ngƣời của mình. Đồng thời qua giao lƣu văn hóa còn học và sử dụng tiếng nói của các dân tộc khác đặc biệt là tiếng Kinh và tiếng quan hỏa (Vân Nam - Trung Quốc). Ngoài ra nói đƣợc tiếng Tày, Giáy, Hmông, Dao đối với các làng bản sống gần các dân tộc này để mở rộng mối quan hệ giao dịch và làm phong phú thêm tiếng nói dân tộc