phố Đà Nẵng.
Thành phố Đà Nẵng hiện nay đang trong thời kì “cơ cấu dân số vàng”, nghĩa là tỉ trọng dân số trong độ tuổi lao động cao gấp đôi trong độ tuổi phụ thuộc. Lực lƣợng lao động của Đà Nẵng chiếm gần 50% dân số thành phố. Theo số liệu thống kê của Trung tâm Xúc tiến đầu tƣ thành phố, năm 2011 lao động có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 18% lực lƣợng lao động thành phố, công nhân kỹ thuật chiếm 9%, trung cấp chiếm 5% và 68% lực lƣợng lao động khác Đây là một lợi thế lớn để tỉnh đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu dân số trẻ, nguồn lao động dồi dào và đạt chất lƣợng tiêu chuẩn. Về cơ bản lực lƣợng lao động nữ của TP. Đà Nẵng có cơ cấu phân theo nhóm tuổi trẻ, thuận lợi để có thể nâng cao trình độ chuyên môn kĩ thuật của lao động nữ. Lao động nữ có thể dễ dàng đón nhận những tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất. Lực lƣợng lao động chia theo giới tính tại Thành phố Đà Nẵng cũng không chênh lệch đáng kể, tuy nhiên thì nhu cầu sử dụng nguồn lao động nam có phần lớn hơn vì tùy vào tính chất công việc. Nhƣng nhờ có sự cơ cấu khá chặt chẽ mà tại Thành Phố tỉ lệ lao động nữ thất ngiệp hay không có việc làm trong thời gian dài là đƣợc đẩy lùi. Đồng thời sớm ứng dụng những khoa học kĩ thuật tiên tiến tạo ra những sản phẩm chất lƣợng đạt đến đỉnh cao, và từ đó đẩy mạnh lên chất lƣợng cuộc sống của nguời lao động.
Cơ cấu lao động của TP Đà Nẵng phân theo ngành kinh tế có sự chuyển dịch đúng hƣớng, tuy chƣa mau lẹ nhƣng cũng đang có xu hƣớng phát triển. Tỉ trọng của lao động nữ trong tổng số lao động thành phố ít hơn số lao động nam. Mặc dù dân số theo giới tính sấp xỉ ngang bằng nhau nhƣng vì điều kiện hoàn cảnh riêng có những thành phần trong độ tuổi lao động lại không tham gia vaò thị trƣờng lao động. Thực tế cho thấy, lao động nữ trong hoạt động nông nghiệp giảm ít trong 2 lần Tổng điều tra Dân số và Nhà ở,nhƣng vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu lao động, lao động công nghiệp - xây dựng, dịch vụ chiếm tỉ trọng nhỏ. Trong khi đó, năng suất lao động của mỗi lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ cao hơn nhiều so với năng suất lao động của mỗi lao động nông nghiệp (năm 2010 năng suất lao động nông nghiệp là 10,37 triệu đồng/lao động, còn lao động công nghiệp là 74,16 triệu đồng/lao động, xây dựng: 68,54 triệu đồng, lao động trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng là 53,60 triệu đồng…) Tính đến tháng 7 năm 2011, Đà Nẵng đã tiếp nhận đƣợc 844 ngƣời, trong đó có 10 tiến sỹ, 144 thạc sỹ. Ngoài ra, còn l ƣợng lớn cán bộ đƣợc cử đi đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở nƣớc ngoài theo Đề án 393 của TP và đối tƣợng đào tạo lãnh đạo, quản lý cho các chức danh chủ chốt tại phƣờng, xã theo Đề án 89[34].
Trên cơ sở lý luận kết hợp với thực tế trên địa bàn TP Đà Nẵng thì đặc điểm cũng nhƣ vị trí, vai trò của ngƣời lao động nữ đã đƣợc thể hiện rõ nét thông qua số liệu thống kê về dân số nói chung, tỉ lệ phân chia dân số theo giới tính, theo độ tuổi lao động nói riêng, về việc phân bố dân cƣ nguồn lao động. Tỉ lệ lao động và trình độ ngƣời lao động nữ trong thị trƣờng lao ở hầu hết các lĩnh vực. Điều đó góp phần hoàn thiện về cơ sở lý luận đồng thời đƣa ra khái niệm, các nguyên tắc cũng nhƣ các dấu hiệu nhận biết về vị trí, vai trò của lao động nữ trong giai đoạn mới, giai đoạn phát triển kinh tế theo định hƣớng thị trƣờng.
Do đặc điểm tính vùng miền, địa hình Đà Nẵng cũng có những đặc điểm riêng biệt vì thế sự phân bố lực lƣợng lao động nữ cũng mang tính chất riêng. Tuy nhiên, do đặc điểm về tính vùng miền gặp khó khăn trong đào tạo, lựa chon nghề nghiệp mà đã hạn chế trình độ lao động của đông đảo ngƣời lao động nữ toàn Thành Phố. Trình độ nhận thức cũng hạn chế khi ngƣời lao động không có điều kiện tìm hiểu nhiều về quyền lợi của ngƣời lao động nữ vì thế những đặc điểm này cũng là những yếu tố quan trọng tạo nền móng cho ngƣời lao động nữ tham gia vào thị trƣờng lao động có bảo đảm đƣợc quyền lợi của mình hay không. Chính vì lẽ đó, trên cơ sở lí luận đã nghiên cứu về quyền của ngƣời lao động nữ, về việc bảo đảm các quyền cho ngƣời lao động nữ thì dƣới đây sẽ làm rõ việc làm nhƣ thế nào để bảo đảm đƣợc quyền cho ngƣời lao động nữ. Xem xét, nghiên cứu các đơn vị có trách nhiệm trực tiếp gián tiếp tham gia vào công tác này nhƣ thế nào. Từ đó, để tác giả tìm ra đƣợc những khó khăn thách thức còn tồn tại trên thực tê, nghiên cứu những lợi thế có sẵn để tạo tiền để cho những giải pháp khắc phục khó khăn và vị trí để phát huy những lợi thế của địa bàn Đà nẵng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG I
Nhƣ vậy, quyền lao động nữ là hệ thống những quy tắc xử sự do nhà nƣớc đặt ra hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của lao động nữ, đƣợc ghi nhận trong các văn bản Pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc. Lao động nữ có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong việc tạo ra của cải vật chất cho xã hội. LĐN tham gia hầu hết các công việc mà xã hội yêu cầu, đồng thời thực hiện một cách khéo léo các công việc nhà nhƣ nội trợ; nấu nƣớng; chăm sóc con; quán xuyến việc gia đình….Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng quyền lợi của NLĐN vẫn chƣa đƣợc đảm bảo mặc dù pháp luật đã có những điều chỉnh theo hƣớng ƣu tiên, bảo vệ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho NLĐN. Có thể thấy pháp luật về quyền lao động nữ ở Việt Nam đã đƣợc quan tâm và đƣợc cụ thể hóa trong các văn bản quy phảm pháp luật mà điển hình là Luật lao động sửa đổi năm 2013; Luật doanh nghiệp sửa đổi năm 2013; Luật hôn nhân gia đình sửa đổi năm 2014; Luật bình đẳng giới năm 2006; Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007….Các chế định Luật đƣa ra trên cơ sở bảo vệ ngƣời lao động nữ và chia làm ba nhóm quyền chính: “nhóm quyền con ngƣời – nhóm quyền công dân – nhóm quyền riêng biệt của Lao động nữ”. Pháp luật về quyền lao động nữ đã góp phần giúp NLĐN phát huy đƣợc khả năng của mình đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng mà họ đƣợc hƣởng.
Từ khái niệm về lao động nữ, quyền lao động nữ và các nhóm quyền đƣợc phân định nhƣ trên xét thấy mỗi khia cạnh trrong cuộc sống pháp luật luôn chĩa mũi nhọn quy phạm vào để thực hiện. Bởi vậy, quyền lao động nữ cũng nhƣ pháp luật về lao động nữ là những quy phạm bao trùm lấy nguyên tắc bảo vệ quyền con ngƣời, bảo vệ quyền lao động và bảo vệ ngƣời lao động nữ.
Pháp luật lao động nữ đƣợc thể hiện một cách rõ ràng từng chi tiết, đặc trƣng riêng của khía cạnh này đƣợc coi là một lĩnh vực pháp luật mang tính chất liên ngành của hệ thống pháp luật quốc gia; Là hệ thống các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quyền của lao động nữ, đƣợc đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nƣớc. Từ đây, với ý chí mang đến sự công bằng cho ngƣời lao động nữ, pháp luật lao động đã khơi dậy ý chí thực hiện phổ biến pháp luật, hiểu biết pháp luật để ngƣời lao động tự nữ tự bảo vệ mình dựa vào những quy định của pháp luật.
Việc làm đang là một thách thức đối với cả nƣớc, là một Thành phố lớn với tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ nhƣ Đà Nẵng thì vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nữ cần đƣợc tính toán với những bƣớc đi cụ thể. Cái khó ở đây là làm thế nào vừa tạo công ăn việc làm phù hợp cho số lƣợng lao động nữ lại vừa phải phát triển kinh tế theo chiều sâu. Phát triển nền kinh tế đúng
hƣớng, ổn định, không bị mất cân đối mà vẫn đảm bảo quyền lợi của lao động nữ. Đây chính là yêu cầu cấp thiết trong việc hoàn thiện lý luận về pháp luật quyền lao động nữ ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Đà Nẵng nói riêng.