0
Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 67 -71 )

a. Một số hạn chế cơ bản

3.2 Một số giải pháp kiến nghị hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ ở Việt Nam hiện nay

quyền của lao động nữ ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ ở nƣớc ta còn nhiều thiếu sót, chƣa đồng bộ, chƣa phù hợp với vai trò, vị trí của lao động nữ.

Nhằm giải quyết tốt, có hiệu quả những hạn chế đang tồn tại, chúng ta cần thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong đó đƣa ra các chế định cụ thể và có giá trị và tính khả thi cao nhằm bảo vệ cho lao động nữ. Chú trọng hoàn thiện các chế định của Bộ luật lao động năm 2012 liên quan đến việc làm, học nghề, các chế độ cho ngƣời lao động nữ. Trong các văn bản

luật có liên quan đến ngƣời lao động nữ nhƣ: Luật bình đẳng giới 2006; Luật hôn nhân gia đình năm 2014, Luật phòng chống bạo lực gia đình năm 2007… thì vấn đề lao động nữ càng đƣợc lƣu ý hơn bằng việc quy định bổ sung các chế định cụ thể. Ngoài ra cần kịp thời ban hành các văn bản hƣớng dẫn thi hành nhƣ thông tƣ, nghị định hƣớng dẫn Luật nhằm đảm bảo quyền của ngƣời lao động nữ trên một số lĩnh vực cụ thể sau:

- Trong lĩnh vực việc làm: Trƣớc tiên cần có nhiều quy định ƣu đãi các doanh nghiệp mà có lƣợng lao động nữ đông bởi lẽ có nhƣ vậy doanh nghiệp sẽ hoạt động tốt hơn đồng thời khuyến khích họ thu nhận nhiều lao động nữ để hƣởng các chính sách từ nhà nƣớc nhƣ giảm thuế, hƣởng các ƣu đãi khác mà nhà nƣớc dành cho các doanh nghiệp có số lƣợng lao động nữ nhiều.

- Trong lĩnh vực học nghề, đào tạo nghề: Ngoài những điều kiện chung đã quy định thì lao động nữ cần có sự quan tâm hơn. Căn cứ vào sức khỏe và các yếu tố tâm sinh lý mà ngƣời sử dụng lao động và trách nhiệm của nhà nƣớc cần có những ngành, lĩnh vực, công việc phù hợp với từng đối tƣợng. Với những doanh nghiệp bỏ phí hỗ trợ cho nhân viên đi đào tạo,học nghề thì cần có chính sách hỗ trợ kinh phí của nhà nƣớc. Tuy nhiên những vấn đề này cần đƣợc quy định trong các văn bản Luật cụ thể.

- Về những quy định về thời gian nghỉ ngơi: Đảm bảo việc thực hiện đầy đủ các quy định riêng của pháp luật về lao động nữ trên thực tế. Ngƣời lao động nữ cần đƣợc bố trí thời gian làm việc hợp lý. Cần ít bố trí làm việc ban đêm, nếu phải làm do yêu cầu gấp gáp của công việc thì cần có các chính sách hỗ trợ, trả lƣơng cao tƣơng ứng với thời gian làm việc. Cụ thể nhƣ pháp luật lao động có quy định “Ngƣời lao động nữ trong thời gian nuôi con dƣới 12 tháng tuổi đƣợc nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc mà vẫn hƣởng đủ lƣơng”. Đó là điều rất quan trọng giúp lao động nữ có thời gian ngỉ ngơi, chăm sóc con nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế NSDLĐ thƣờng không thực hiện

quy định này, vì thế lao động nữ vẫn phải làm đủ số giờ quy định, nhƣng không đƣợc hƣởng tiền lƣơng của 1 giờ làm việc đáng lẽ họ có quyền đƣợc hƣởng. Về phía lao động nữ do sức ép về việc làm nên họ rất e ngại đề nghị NSDLĐ đảm bảo thực hiện quy định đó, vì vậy trong thực tế quy định này ít đƣợc thực hiện. Trong Nghị định 38/CP ngày 25/6/1996 của Chính phủ về xử phạt hành chính những hành vi vi phạm pháp luật lao động cũng không đề cập đến trƣờng hợp này, vì thế nếu NSDLĐ vi phạm thì cũng chẳng có chế tài nào xử phạt họ. Nhƣ vậy, cần phải có thêm những quy định để đảm bảo việc thực hiện đầy đủ quy định của pháp luật trên thực tế, có nhƣ vậy mới đảm bảo đƣợc quyền lợi cho lao động nữ trong thời gian nuôi con nhỏ.

- Với những quy định liên quan đến chế độ nghỉ thai sản: Ngoài việc đƣa ra thời gian nghỉ thai sản với lao động nữ là 06 tháng nhƣ Luật lao động năm 2013 đã quy định thì cần có quy định riêng với một số đối tƣợng khác nếu do sức khỏe của ngƣời lao động nữ yếu thì có thể hƣởng thời gian nhiều hơn. Ngoài thời gian nghỉ đƣợc hƣởng theo quy định, cần đƣa ra chế định về tự sự thỏa thuận thời gian nghỉ thai sản thêm (nghỉ không hƣởng lƣơng) giữa chủ lao động và NLĐN nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe của NLĐN và đảm bảo công việc của doanh trong trƣờn hợp ngƣời lao động nữ sinh con tổn hại sức hỏe nghiêm trọng hoặc con ốm yếu trong thoi gian 6 tháng chƣa thể phục hồi để tiếp tục công việc. Cũng có trƣờng họp ngƣời lao động nữ sinh hai con trở lên mỗi con đƣợc hƣởng thêm 1 tháng nghỉ sinh. Ngoài việc đƣợc nghỉ thì các chế độ về lƣơng và việc bố trí công việc sau khi sinh cũng cần có quy định cụ thể. Tránh tình trạng sau khi sinh ngƣời lao động nữ không đƣợc làm đúng công việc đã đƣợc đào tạo hoặc là rơi vào tình trrạng rời xa chuyên môn chính dẫn đến phải bỏ việc. Cần quan tâm đến các chính sách đồng bộ đi kèm nhƣ dành thời gian hợp lý để cho nam giới đƣợc nghỉ để chăm vợ trong quá trình sinh con. Vấn đề này mang ý nghĩa bảo vệ cả về sức khỏe và tâm sinh lý cho ngƣời lao động nữ bởi lẽ theo khoa học hình sự nhận định: “ giai đoạn sinh con ngƣời phụ nữ rất

dễ khủng hoảng về tâm lý do đó cần có ngƣời thật sự quan tâm, hiểu biết bên cạnh, với họ ngƣời chồng là ngƣời mà họ an tâm nhất.. vì vậy cần tạo nhiều điều kiện hơn cho Nam giới trong thời gian nghỉ thai sản của vợ”.

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống các chính sách của Nhà nƣớc một cách mạnh mẽ, đồng bộ, thống nhất trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm rút ngắn và dần xóa bỏ khoảng cách giới. Chú trọng các chính sách về giáo dục, đào tạo cán bộ, đặc biệt là các chính sách có liên quan trực tiếp đến lao động – việc làm, đào tạo nghề, tiền lƣơng chống phân biệt đối xử để tạo sự bình đẳng hơn cho cả lao động nam và LĐN trong các cơ hội nghề nghiệp.

Thực hiện đồng bộ, toàn diện các chƣơng trình, dự án giảm nghèo, tạo cơ hội cho ngƣời nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về hạ tầng phục vụ sản xuất, đất đai, tín dụng, dạy nghề, tạo việc làm, khuyến nông - lâm - ngƣ, tiêu thụ sản phẩm. Một phần góp phần cải thiện cuộc sống cũng nhƣ công việc của những LĐN. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chủ trƣơng giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt nghèo, học sinh bỏ học và thiếu niên hƣ, vi phạm pháp luật. Phát triển mạnh và đa dạng hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Thứ ba, tăng cƣờng công tác tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức pháp luật về chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ Phối hợp với các ban ngành chức năng để cùng phối hợp thực hiện công tác đƣa pháp luât lao động vào đời sống thực tiễn. Nâng cao giáo dục ý thức pháp luật cho lao động nữ cũng nhƣ đối với ngƣời sử dụng lao động để họ nhận thấy hết giá trị và lợi ích thực sự của ngƣời tham gia lao động và trách nhiệm của ngƣời sử dụng lao động trong thực hiện đúng và đầy đủ các quy định của pháp luật.

Thứ tư, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn đối với việc bảo vệ LĐN trên cơ sở chức năng và thẩm quyền của mình. Công đoàn cơ sở

cần phát huy hơn nữa vai trò của mình trong các doanh nghệp để tuyên truyền , phố biến pháp luật đồng thời bảo vệ quyền lợi của LĐN khi lợi ích chính đáng của họ bị xâm phạm. Phƣơng thức hoạt động của tổ chức công đoàn cần đƣợc đổi mới và hoàn thiện thêm với việc bổ sung các quyền và trách nhiệm cụ thể. Ngoài ra phải thực hiện chế độ báo cáo thƣờng xuyên gữa các cấp Công đoàn. Công đoàn cấp trên có nhiều biện pháp hỗ trợ Công doàn cấp dƣới thực hiện tốt vai trò đại diện và bảo vệ lợi ích của NLĐ, trong đó có NLĐN.

Thứ năm, Cần ban hành quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ của thanh tra viên lao động theo nhiệm kỳ, nhằm nắm rõ thực trạng và có kế hoạch bồi

dƣỡng, đào tạo trình độ chuyên môn cho các thanh tra viên lao động để họ thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Thanh tra viên phải có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa với tổ chức công đoàn để nắm bắt kịp thời, đầy đủ việc chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp…của NSDLĐ đối với LĐN.

Ngoài ra, cần tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm tra, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng cùng tham gia để bảo về quyền, hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với lao động nữ. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền trong việc thi hành Luật lao động năm 2012 và các văn bản Luật khác. Kịp thời ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quyền lao động nữ.

Một phần của tài liệu BẢO VỆ QUYỀN CỦA LAO ĐỘNG NỮ TRONG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN THI HÀNH TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG (Trang 67 -71 )

×