Hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật việt nam và thực tiễn thi hành tại thành phố đà nẵng (Trang 30 - 33)

nữ ở Việt Nam hiện nay

Pháp luật Việt Nam đã rất quan tâm đến quyền của ngƣời lao động nữ với việc quy định trong Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2013 và đƣợc cụ thể hóa trong các Luật chuyên ngành sau:

Thứ nhất, Luật Bình đẳng giới năm 2006 đã quy định các biện pháp bảo vệ, hỗ trợ ngƣời mẹ khi mang thai, sinh con và nuôi con nhỏ; tạo điều kiện để nam, nữ chia sẻ công việc gia đình; áp dụng những biện pháp thích hợp để xoá bỏ phong tục, tập quán lạc hậu cản trở thực hiện mục tiêu bình đẳng giới; hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; hỗ trợ những điều kiện cần thiết để nâng chỉ số phát triển giới đối với các ngành, lĩnh vực và địa phƣơng mà chỉ số phát triển giới thấp hơn mức trung bình của cả nƣớc.

Thứ hai, những quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006: Ngƣời lao động nữ đƣợc hƣởng các chế độ bảo hiểm xã hội nhƣ: Chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp, hƣu trí, tử tuất, thất nghiệp, mất sức lao động... Bên cạnh đó, Luật còn quy định quyền lợi mang tính đặc thù đối với ngƣời lao động nữ nhƣ: Lao động nữ đƣợc hƣởng các chế độ khám thai (nghỉ việc có hƣởng lƣơng trợ cấp), nghỉ việc hƣởng lƣơng trợ cấp sinh đẻ bằng 100% tiền lƣơng, dƣỡng sức sau khi sinh nếu sức khỏe yếu.

Thứ ba, những quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2013: Nhà nƣớc có chính sách bảo đảm quyền làm việc bình đẳng của lao động nữ;

khuyến khích ngƣời sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ việc làm thƣờng xuyên; có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, tăng cƣờng phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hoà cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình. Luật quy định rõ, nghiêm cấm ngƣời sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, thực hiện nguyên tắc bình đẳng nam, nữ về tuyển dụng, sử dụng, nâng bậc lƣơng và trả công lao động; lao động nữ đƣợc dành thời gian trong thời gian lao động để cho con bú, làm vệ sinh phụ nữ; không đƣợc sa thải hoặc đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì kết hôn, có thai, nuôi con nhỏ dƣới 12 tháng tuổi; quy định tăng thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ từ 4 tháng lên thành 6 tháng. Bên cạnh đó chế độ nghỉ hƣu đối với lao động nữ cũng đang đƣợc cải thiện. Tuổi nghỉ hƣu cũng đƣợc tăng lên ƣớc tính sau khi nghỉ hƣu, phụ nữ ở tuổi 50 sẽ sống thêm trung bình 28 năm. Việc nâng tuổi nghỉ hƣu tiêu chuẩn của phụ nữ thêm một năm, từ tuổi 55 lên tuổi 56, sẽ dẫn tới giảm số lƣợng ngƣời về hƣu mới. Những phụ nữ đến tuổi 55 sẽ phải tiếp tục làm việc tới khi họ đến tuổi 56. Tuy nhiên, không phải tất cả những phụ nữ này đều về hƣu muộn hơn một năm. Những phụ nữ đƣợc quyền nghỉ hƣu sớm và những ngƣời bị suy giảm khả năng lao động 61% trở lên vẫn có thể về hƣu ở độ tuổi 55 nếu muốn. Tại Việt Nam, một số phụ nữ đến tuổi nghỉ hƣu nhƣng có thời gian đóng góp ít hơn 20 năm, hiện không đƣợc quyền hƣởng lƣơng hƣu hàng tháng theo các quy định hiện hành, có nhiều khả năng sẽ đƣợc hƣởng phúc lợi này.

Thứ tư, quy định của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi năm 2014: Với những điểm mới liên quan đến quyền bình đẳng của vợ chồng nhƣ: quyền ly hôn; quyền đƣợc mang thai hộ trong trƣờng hợp ngƣời vợ không thể sinh con vì mục đích nhân đạo; nâng độ tuổi kết hôn của nữ thành đủ 18 tuổi và từ đủ 20 tuổi trở lên đối với nam; quy định chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa

thuận đƣợc lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Nhƣ vậy, luật hôn nhân gia đình năm 2014 cũng thể hiện một phần nào tầm quan trọng giữa sự bình đẳng của vợ và chồng, đảm bảo tính công bằng trong xã hội.

Thứ năm, Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009): Thể chế hoá các quy định của Hiến pháp về quyền con ngƣời Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) đã quy định những tội phạm liên quan đến nữ giới, các điều luật bảo vệ quyền của phụ nữ: Hành vi phạm tội đối với phụ nữ có thai là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm h, khoản 1. Điều 48) ; Giết ngƣời mà biết là có thai (điểm b, khoản 1, Điều 93), cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ đối với phụ nữ đang có thai (điểm d, khoản1, Điều 104), hành hạ phụ nữ có thai (điểm a, khoản 2, Điều 110), tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý đối với phụ nữ mà biết là đang có thai (điểm d, khoản 2, Điều 197), cƣỡng bức, lôi kéo sử dụng trái phép chất ma tuý đối với phụ nữ mà biết là đang có thai (điểm đ, khoản 2, Điều 200). Trong đó, Bộ luật Hình sự cũng thể hiện sự khoan hồng, tính nhân đạo của Đảng và Nhà nƣớc trong việc xử lý tội phạm là nữ giới; có chính sách giảm nhẹ trách nhiệm hình sự: ngƣời phạm tội là phụ nữ có thai đƣợc quy định là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (khoản 1 Điều 46). Chính sách nhân đạo, khoan hồng đƣợc thể hiện cả trong việc áp dụng hình phạt và thi hành án: Không áp dụng hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc đối với phụ nữ đang nuôi con dƣới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử, không thi hành án tù có thời hạn, tù chung thân hoặc tử hình đối với phụ nữ có thai hoặc nuôi con dƣới 36 tháng tuổi đƣợc hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

Và nhƣ vậy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định cụ thể và thể hiện tính khoan hồng cũng nhƣ ƣu đãi cho những ngƣời phụ nữ nói chung và ngƣời lao động nữ trong vấn đề bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động nữ. Cụ thể là trong pháp luật Hiến pháp mới, Bộ Luật Lao động, Luật Hôn nhân và gia

đình, Luật Bình đẳng giới và trong Bộ Luật Hình sự, Dân sự đều đã có những văn bản dƣới luật ra đời để bổ sung hƣớng dẫn cụ thể để các cơ quan tổ chức có thẩm quyền thực thi áp dụng các quy định của pháp luật vào thực tiễn. Đảm

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật việt nam và thực tiễn thi hành tại thành phố đà nẵng (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w