Một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật, tăng tính hiệu quả, khả thi trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của lao

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật việt nam và thực tiễn thi hành tại thành phố đà nẵng (Trang 71 - 81)

a. Một số hạn chế cơ bản

3.3 Một số giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện pháp luật, tăng tính hiệu quả, khả thi trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của lao

hiệu quả, khả thi trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Thứ nhất, tuyên truyền phổ biến pháp luật và nâng cao sự hiểu biết của cán bộ về việc đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật, chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đối với lao động nữ. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách cho lao động nữ là rất

cần thiết, vì vậy cần phải tổ chức kiện toàn lại hệ thống các ban ngành cơ sở để phối hợp cùng nhau tổ chức các buổi tập huấn về các quy định mới đối với cán bộ để họ cập nhật kịp thời các quy định của pháp luật và các văn bản mới ban hành, mỗi chuyên ngành một năm ít nhất phải có một đến hai đợt. Tổ chức tuyên truyền pháp luật sâu rộng đến từng đơn vị có đông đảo ngƣời lao động nữ một phần nhằm giải quyết tình trạng thiếu hiểu biết về các chính sách của nhà nƣớc đối với ngƣời lao động nữ. Phần nữa là phổ biến sự hiểu biết pháp luật lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng lao động để họ nắm bắt kịp thời và áp dụng các chế độ mà ngƣời lao động nữ đƣợc ƣu đãi.

Thứ hai, phải có sự liên kết chặt chẽ giữa các ban ngành cơ sở khi triển khai những tiêu chí trong kế hoạch hành động “Vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020” ở các cấp, các ngành, các địa phƣơng, đơn vị đã đề ra. Đƣa ra một cách chi tiết nhất về cách thức triển khai cũng nhƣ kế hoạch thực hiện của các ban ngành đối với việc nâng cao chất lƣợng hiểu biết của ngƣời lao động, cũng nhƣ sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức nhƣ Liên đoàn lao động, sở giáo dục, sở kế hoạch đầu tƣ và một số sở ban ngành khác để có kế hoạch cụ thể thiết thực khi triển khai kế hoạch đề ra. Thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch để tạo điều kiện cho LĐN phát triển.

Thứ ba, một vấn đề bất cập trong đời sống của NLĐN dẫn đến có những trƣờng hợp lâm vào hoàn cảnh kinh tế khó khăn túng thiếu là do nuôi con nhỏ. nhà neo ngƣời mà buộc phải đi làm khi con đã đến tuổi gửi trẻ nhƣng nhà trẻ quá xa, khiến một số LĐN phải bỏ việc làm để ở nhà trong trẻ hoặc đƣa đón con đến trƣờng, giải pháp đặt ra cho vấn đề này chính là phải huy động sự cố gắng của Liên đoàn lao động TP phối hợp với sở giáo dục, sở kế hoạch đầu tƣ, sở tài chính cùng vào cuộc để xây dựng nhà trẻ trong khu công nghiệp hoặc đặt các địa điểm trƣờng mầm non không quá xa các vùng tập trung nhiều lao động, khu vực đông dân cƣ.

Thứ tư, phát triển hoạt động tƣ vấn sức khỏe, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình phục vụ nhân dân, đặc biệt là lao động nữ. Thực hiện có hiệu quả các chính sách về khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tƣợng lao động nữ vùng nông thôn, vùng xa; có biện pháp tích cực nhằm hạn chế tối đa sự lây nhiễm HIV và bệnh lây nhiễm qua đƣờng tình dục cho lao động nữ. Nâng cao trình độ cho cán bộ y tế, nhất là cán bộ y tế cơ sở. Liên đoàn lao động thành phố phải phối hợp với các ngành chức năng cải thiện điều kiện việc làm cho LĐN, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh, thực hiện chế độ nghỉ dƣỡng sức, phục hồi sức khỏe, chế độ bảo hộ lao động, vệ sinh lao động và vệ sinh môi trƣờng làm việc. Các biện pháp bảo hộ phải đƣợc thực hiện triệt để để đảm bảo cho lao động nữ có thai và những ngƣời đang có kế hoạch sinh con không tiếp xúc với những chất là độc hại. Cần phải có thêm những quy định để bảo đảm lao động nữ không phải làm những công việc nặng nhọc vƣợt quá khả năng của mình.

Thứ năm, Cơ quan thanh tra giám sát thành phố cần tăng cƣờng hoạt động kiểm tra giám sát thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về lao động nữ trong các doanh nghiệp, các đơn vị sản xuất, các khu công nghiệp, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khối doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Nghiêm khắc có biện pháp xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về quyền lao động nữ. Phát huy vai trò của Công đoàn và Ban nữ công trong việc bảo vệ quyền lợi của lao động nữ. Công đoàn và Ban nữ công là ngƣời đại diện chăm lo quyền và lợi ích của ngƣời lao động nói chung, lao động nữ nói riêng cần đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hiểu biết về đƣờng lối chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc về quyền và nghĩa vụ của ngƣời lao động, phát động các phong trào thi đua, động viên tinh thần làm chủ của ngƣời lao động, thực hiện chính sách tiền lƣơng, tiền

Thứ sáu, Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nữ. Đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm cho ngƣời lao động chƣa có việc làm, tạo việc làm mới cho những lao động mất việc làm. Công tác đào tạo nghề phải phát triển mạnh mẽ về cả chất lƣợng và số lƣợng, đào tạo ở các cơ sở dạy nghề, các xí nghiệp, doanh nghiệp, bồi dƣỡng tay nghề, tập huấn chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho ngƣời lao động. Đào tạo đội ngũ lao động nữ có tri thức và các chủ doanh nghiệp là lao động nữ. Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí đối với ngƣời lao động thất nghiệp, đặc biệt là lao động nữ nhƣ: Tƣ vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tƣ vấn lựa chọn nghề học, bố trí việc làm, các dịch vụ việc làm khác. Tập trung các chính sách, chƣơng trình đào tạo nghề, có chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, lao động ở các vùng di dời giải toả, tái định cƣ, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều LĐN.

Thứ bảy, phổ biến, tuyên truyền việc bài trừ tính gia trƣởng của những ông chồng đời xƣa bằng những bài diễn thuyết có chiều sâu, bằng những ví dụ cụ thể thiết thực, đánh sâu vào tâm lí nam giới về xu thế phát triển của đất nƣớc, hòa nhập kinh tế thị trƣờng và sự bình đẳng giữa nam và nữ, sự nghiệp của con ngƣời không chỉ làm giàu cho gia đình mà còn cống hiến cho xã hội. Nhiệm vụ này các báo cáo viên, các tuyên truyền viên phải hoàn thành trong tận từng lĩnh vực.

Ngoài ra, UBND, HĐND và các cơ quan ban ngành thành phố phải thực hiện một số hoạt động khác nhƣ : Tiếp tục thực hiện Chƣơng trình hành động của Tổng LĐLĐ Việt Nam về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nƣớc; Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020; Chƣơng trình hành động quốc gia về trẻ em; Chiến lƣợc dân số và sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020. Thƣờng xuyên tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật có liên quan đến lao động nữ. Tham gia xây dựng, phản biện và giám sát việc chấp hành luật pháp, chính sách nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và lao động nữ. Giới thiệu cán bộ,

đoàn viên, lao động nữ ƣu tú, tiêu biểu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền, công đoàn đào tạo, bồi dƣỡng trở thành cán bộ lãnh đạo, quản lý. Triển khai thực hiện phong trào học tập nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp trong nữ đoàn viên và lao động nữ. Nâng cao chất lƣợng và hiệu quả phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”. Tổ chức giao lƣu “Vươn lên từ Mái ấm công đoàn”, trao học bổng cho con CNVCLĐ có hoàn cảnh khó khăn.

Trong công tác phòng chống bạo lực gia đình, cần kiện toàn lại hệ thống các kế hoạch mà UBNDTP đã đề ra. Phải tăng cƣờng sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác PCBLGĐ. Định kỳ 6 tháng, 01 năm kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về PCBLGĐ; xử lý kịp thời các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật. Không chỉ nâng cao ý thức của ngƣời dân mà cũng cần phải có kế hoạch để nâng cao ý thức cho cán bộ các tuyên truyền viên, hội báo cáo viên trong quá trình công tác của mình. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động ngăn chặn và xử lý nghiêm ngƣời gây bạo lực và tổ chức, cá nhân vi phạm PCBLGĐ. Can thiệp, xử lý kịp thời các vụ bạo lực gia đình. Tổ chức góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cƣ đối với ngƣời gây bạo lực gia đình; áp dụng biện pháp giáo dục tại phƣờng, xã đối với ngƣời gây bạo lực gia đình. Nâng cao hiểu biết của những gia đình thƣờng xuyên xảy ra những vi phạm. Thực hiện thí điểm xét xử lƣu động các vụ án về bạo lực gia đình tại địa bàn xảy ra vụ việc. Công việc này một mặt răn đe những cá nhân không tôn trọng pháp luật.

Bởi vậy, qua những hạn chế và nguyên nhân tác giả đã tìm hiểu thì các giải pháp tác giả đặt ra nhằm khắc phục phần nào những khó khăn còn tồn tại. Bên cạnh đó, tác giả đề ra một số kiến nghị của bản thân để góp một phần nhỏ ý kiến của mình vào việc thay đổi cục diện thực tế.

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố cần ban hành các văn bản pháp luật quy định về việc thực thi quyền của lao động nữ trên địa bàn

thành phố Đà Nẵng để các cơ quan, công ty, xí nghiệp, khu công nghiệp... thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về quyền của lao động nữ, đảm bảo cho ngƣời lao động nữ có đƣợc các quyền và lợi ích chính đáng của họ.

Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố cần có chính sách khuyến khích và ƣu tiên cho các doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân lao động, trong đó có lao động nữ, khai thác tiềm năng đầu tƣ xây dựng cở sở sản xuất, dịch vụ, tổ chức đào tạo, sử dụng lực lƣợng tại chỗ nhằm giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nói riêng. Chăm lo đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần, bảo vệ quyền lợi cho LĐN làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố. Hô ̣i Liên hiê ̣p Phu ̣ nƣ̃ các cấp tiếp tục duy trì các phong trào phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình và chƣơng trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Đảng ủy, UBND các xã ,phƣờng cần quan tâm đến phát triển đa dạng hóa ngành nghề tại địa phƣơng, tạo việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là lao động nữ vào những lúc nhàn rỗi, giảm bớt việc di chuyển nguồn lao động đến trung tâm thành phố.

Các cơ quan ban ngành cần cung cấp thƣờng xuyên cổng thông tin về thị trƣờng lao động, nhằm kịp thời giới thiệu về cung – cầu lao động, phục vụ cho công tác quản lý lao động và giúp các doanh nghiệp, ngƣời lao động nói chung và LĐN nói riêng nắm đƣợc nhu cầu tuyển dụng và nhu cầu tìm việc làm.

Tạo điều kiện cho ngƣời lao động nói chung và lao động nữ nói riêng thông qua các chính sách hỗ trợ về vốn, năng lực, thị trƣờng, các mô hình hợp tác, liên kết sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm… nhằm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, để ngƣời lao động nữ cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho mình và cho gia đình, đồng thời giữ gìn hạnh phúc gia đình, góp phần ổn định phát triển kinh tế xã hội.

Các tổ chức đoàn thể nhƣ Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động, Thành đoàn, Sở lao động thƣơng binh xã hội thành phố cần tích cực đẩy mạnh công tác

tuyên truyền về quyền lợi của ngƣời lao động nữ trong LLLĐ nói chung và trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty nói riêng để NSDLĐ cũng nhƣ ngƣời lao động hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ trong thực thi pháp luật.

Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện có hiệu quả chƣơng trình thành phố “5 không”, “3 có” nhằm góp phần thúc đẩy việc xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; tạo điều kiện cho Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố phối hợp cùng các ban, ngành, đoàn thể vận động, hƣớng dẫn LĐN phấn đấu rèn luyện theo các tiêu chí: có sức khỏe, tri thức, kỹ năng nghề nghiệp, năng động, sáng tạo, có lối sống văn hóa, văn minh đô thị, giàu lòng nhân hậu; đồng thời thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” do Trung ƣơng Hô ̣i phát động.

Nhƣ vậy, căn cứ vào những khó khăn, hạn chế trên thực tế của địa bàn thành phố, tác giả đã đề ra một số phƣơng án nhằm khắc phục tình trạng chung cho cả nƣớc và một phần dành riêng cho thành phố Đà Nẵng. Có những giải pháp không mới nhƣng đối với Đà Nẵng thì chƣa đƣợc triển khai vì vậy chƣa đạt hiệu quả cao. Với những giải pháp trên đây sẽ làm một nền móng để khi UBND TP có sửa đổi bổ sung cho hệ thống chính sách và pháp luật chặt chẽ hơn, có những sửa đổi phù hợp hơn với thực tiễn lao động nữ. Khắc phục phần nào những khó khăn còn tồn tại và đảm bảo cho ngƣời lao động nữ đƣợc bảo đảm những quyền lợi của mình, tình trạng bạo lực gia đình đƣợc đẩy lùi, bình đẳng giới đƣợc tôn trọng và hạn chế tối đa những vi phạm về quy định của pháp luật đối với ngƣời lao động nữ, đối với những ngƣời phụ nữ để hình thành trong tƣơng lai một TP Đà Nẵng văn minh phát triển, là thành phố điểm cho mọi hƣớng đến.

KẾT LUẬN CHƢƠNG III

Nhận thức sâu sắc về vai trò của phụ nữ nói chung, ngƣời lao động nữ nói riêng Đảng và Nhà nƣớc ta luôn xem việc phát triển toàn diện phụ nữ, tạo

việc làm cho lao động nữ, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần cho lao động nữ thông qua việc đƣa ra những quan điểm, định hƣớng, quy định cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, xây dựng xã hội ổn định, bền vững của đất nƣớc.

Tuy nhiên, qua phân tích trên thực tế việc áp dụng các chính sách, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc vẫn còn những bất cập, việc thực thi pháp luật chƣa đảm bảo đầy đủ các quyền và lợi ích chính đáng của ngƣời lao động nữ, cũng nhƣ chƣa quan tâm đúng mức đến đời sống vật chất, tinh thần của họ. Vì vậy, luận văn đã đƣa ra một số giải pháp, kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả việc áp dụng các quy định của pháp luật trên thực tế đối với ngƣời lao động nữ cả nƣớc nói chung và tại thành phố Đà Nẵng nói riêng. Tạo điều kiện cho lao động nữ có nhiều đóng góp hơn nữa cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nƣớc. Các giải pháp kiến nghị trên cần phải đƣợc thực hiện một cách toàn diện, đồng bộ và có hệ thống vì chúng có mỗi quan hệ tƣơng tác qua lại lẫn nhau.

KẾT LUẬN

Vị trí, vai trò và sứ mệnh đặc biệt của phụ nữ đối với toàn bộ xã hội loài ngƣời đã đƣợc lịch sử chứng minh và không thể phủ nhận. Điều đó có thể nói

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật việt nam và thực tiễn thi hành tại thành phố đà nẵng (Trang 71 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w