Hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ quyền lao động nữ của thành Phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật việt nam và thực tiễn thi hành tại thành phố đà nẵng (Trang 38 - 39)

a) Nguyên tắc bảo vệ người lao động nữ

2.2.1 Hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ quyền lao động nữ của thành Phố Đà Nẵng

nữ của thành phố Đà Nẵng

2.2.1 Hệ thống chính sách pháp luật bảo vệ quyền lao động nữ củathành Phố Đà Nẵng thành Phố Đà Nẵng

Chính sách pháp luật của Việt Nam nói chung và chính sách đƣờng lối lãnh đạo của Đà Nẵng nói riêng trong công tác bảo vệ quyền của NLĐN hiện nay đang có nhiều tích cực, mặc dù thực tế trên cả nƣớc vấn đề về quyền lợi của phụ nữ chƣa thật sự đi vào cuộc sống một cách triệt để. Mục tiêu mà TP. Đà Nẵng đƣa ra là đến năm 2015 sẽ áp dụng triệt để và xử lí kịp thời các trƣờng hợp ngƣời sử dụng lao động không thực hiện, hoặc thực hiện sai ý chí mà lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã đề ra trong đó vấn đề bảo vệ quyền lao động nữ là một nhiệm vụ trọng tâm.

Vì vậy, chính sách thu hút nguồn nhân lực nói chung hiện nay rất cấp bách và cần triển khai kịp thời và nhanh chóng. Để đáp ứng đƣợc điều kiện đủ trong khi điều kiện cần đang cấp bách thì chƣa phù hợp, vị thế TP Đà Nẵng cần có chính sách chiêu dụ nguồn nhân lực không phân biệt lao động nam hay nữ. Để bổ sung những bộ phận thiếu ngƣời tài và đào thải những thành phần không đƣợc đào tạo, ngôi với cƣơng vị lấp chỗ trống.

Bên cạnh chính sách thu hút nguồn nhân lực thì chính sách về kế hoạch hóa nguồn nhân lực đảm bảo công tác đào tạo lao động và việc làm phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, nên kinh tế đang có sự giao thoa giữ các vùng miền để phát triển, đòi hỏi nguồn nhân lực phải dồi dào và có sự đảm bảo về sức khỏe lao động và việc làm cho ngƣời lao động, đặc biệt là ngƣời lao động nữ.

Ngoài ra, thực hiện các chủ trƣơng của nhà nƣớc về lĩnh vực lao động và việc làm chính sách ƣu đãi trong việc vay vốn với lãi suất thấp từ Quỹ quốc gia

về việc làm, hỗ trợ kinh phí từ Quỹ này, đƣợc ƣu tiên sử dụng vốn đầu tƣ hàng năm để cải thiện điều kiện làm việc, đƣợc giảm thuế. Tuy nhiên điều này tại Đà Nẵng chƣa thể đi vào áp dụng trong cuộc sống bởi lẽ có thể áp dụng với những doanh nghiệp sử dụng số lao động nữ chênh lệch ít hơn nam giới thì có thể áp dụng đƣợc phần nào các quy chế dành riêng cho ngƣời lao động nữ. Trong trƣờng hợp những công ty may mặc hay da dày chẳng hạn, vào lúc cao điểm có hàng chục lao động nữ nghỉ sinh con, doanh nghiệp cần lao động thay thế nhƣng không thể ngày một ngày hai tìm đƣợc ngay lao động thay thế. Nói chung, số tiền ƣu tiên này không đủ để doanh nghiệp chi tiêu vào các khoản chế độ cho lao động nữ. Phải chăng đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng có rất ít doanh nghiệp làm các thủ tục xin đăng ký là doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ và tiến hành các thủ tục xin miễn giảm thuế. Hiện tại, trong thực tế Đà Nẵng chƣa có chính sách cụ thể nào riêng biệt để thực hiện bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ mà đang cùng vào cuộc để thực hiện chính sách chung cho cả nƣớc. Điều này không có nghĩa UBND TP Đà Nẵng không quan tâm đến quyền cho ngƣời lao động nữ mà suy cho cùng sự thống nhất đƣợc các chính sách chung cho toàn thể các địa phƣơng trong cả nƣớc cũng chƣa mang tính thực tế bởi vậy, cần có thời gian để đi sâu tìm hiểu những nguyên nhân khó khăn và lợi thế nhƣ thế nào nếu áp dụng các chính sách đã ban hành. Từ đó, TP mới có đƣợc thực tế khi ban hành những chính sách mới chính sách riêng cho toàn bộ các cơ sở sản xuất kinh doanh. Vừa đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động nữ và vửa không gây khó khăn cho doanh nghiệp sử dụng nguồn lao động nữ nhiều.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật việt nam và thực tiễn thi hành tại thành phố đà nẵng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w