a. Một số hạn chế cơ bản
3.1. Quan điểm, và định hƣớng chung trong việc bảo đảm quyền của lao động nữ trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam
của lao động nữ trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam
Đảng ta đã khẳng định: “Phát huy vai trò, tiềm năng to lớn của phụ nữ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là một trong những nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng của cách mạng Việt Nam trong thời kỳ mới” [39]. Thực hiện những quan điểm, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc ta đã dần hoàn thiện các cơ chế, chính sách, điển hình là sự ra đời của Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Bộ luật Lao động, Luật Bảo vệ chăm sóc giáo dục trẻ em, các chƣơng trình, mục tiêu quốc gia về phụ nữ, pháp luật về quyền con ngƣời. Những quan điểm của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc là cơ sở pháp lý quan trọng để nâng cao vai trò phụ nữ nói chung, nữ CNVCLĐ nói riêng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Những năm qua tổ chức Công đoàn đã không ngừng đổi mới nội dung, phƣơng thức hoạt động, giữ vững và phát huy vai trò của nữ CNVCLĐ. Trong nhiệm kỳ qua, các cấp Công đoàn đã thể hiện vai trò đại diện của mình trong việc chủ động tham gia có hiệu quả với cơ quan nhà nƣớc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, chú trọng lồng ghép bình đẳng giới trong quá trình xây dựng chính sách, bảo đảm thực chất hơn quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nữ CNVCLĐ trong các lĩnh vực: Lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bình đẳng giới, an toàn vệ sinh lao động… đặc biệt, Công đoàn đã tích cực tham gia xây dựng một số chính sách,
pháp luật có liên quan trực tiếp tới lao động nữ, bình đẳng giới. Những qui định về lao động nữ trong Bộ luật Lao động năm 2012, Luật Bảo hiểm xã hội, các nghị định của Chính phủ thi hành Luật Bình đẳng giới, Chiến lƣợc quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020, chính sách dân số-kế hoạch hóa gia đình.
Về phíaTổng Liên đoàn phối hợp với Bộ Lao động Thƣơng binh và Xã hội, các tổ chức phi chính phủ, các Liên đoàn Lao động địa phƣơng, Công đoàn ngành Trung ƣơng tổ chức khảo sát tình hình thực hiện chính sách lao động nữ và nuôi con bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời với 1.500 nữ
CNVCLĐ ở 12 tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu công nghiệp, từ đó, chủ động tham gia với các Bộ, ngành chức năng xây dựng các văn bản và giám sát việc triển khai thực hiện các văn bản liên quan đến vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo đáp ứng nhu cầu chính đáng của nữ CNVCLĐ, nhất là lao động nữ đang làm trong các khu công nghiệp tập trung. Thông qua kiểm tra, Công đoàn đã tổng hợp, nghiên cứu và đề xuất Nhà nƣớc sửa đổi những nội dung nhƣ: Ƣu đãi với doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ, chính sách thai sản, nghỉ dƣỡng sức với lao động nữ, ƣu tiên đảm bảo việc làm cho lao động nữ, đảm bảo điều kiện lao động và an toàn vệ sinh lao động, chú trọng công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, thực hiện khám sức khoẻ định kỳ cho lao động nữ; tạo môi trƣờng làm việc thân thiện với lao động nữ.
Từ năm 2012, Tổng Liên đoàn tiến hành thí điểm tại 5 Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ƣơng Chƣơng trình hỗ trợ lao động nữ nuôi con bằng sữa mẹ tại nơi làm việc. Qua Chƣơng trình, đã có gần 5.000 lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dƣới 12 tháng tuổi và khoảng 40.500 lao động nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang làm việc ở 25 doanh nghiệp đƣợc hƣởng thụ từ Chƣơng trình. Qua Chƣơng trình, đã có 15 doanh nghiệp đƣợc cấp giấy chứng nhận “Doanh nghiệp thân thiện với trẻ nhỏ” và hàng trăm
doanh nghiệp đăng ký tham gia xây dựng Doanh nghiệp thân thiện với trẻ nhỏ; góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội.
Công đoàn đã đề xuất các biện pháp có tính thực thi giải quyết vấn đề nhà trẻ, mẫu giáo, nhà ở, thiết chế văn hoá tại các khu công nghiệp tập trung và nơi có đông nữ CNVCLĐ. Nhiều địa phƣơng, ngành đã có những hình thức đa dạng hóa công tác chăm lo nhà trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ làm việc tại các khu công nghiệp tập trung, nhƣ khảo sát nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo cho lao động nữ; vận động doanh nghiệp hỗ trợ chi phí gửi trẻ cho công nhân, lao động có con trong độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo. Ở một số địa phƣơng, ngành nhƣ: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dƣơng, Dệt – may có nơi đã tổ chức thành công mô hình công đoàn cơ sở cùng doanh nghiệp xây dựng và quản lý nhà trẻ, mẫu giáo cho con em nữ công nhân, lao động.
Đẩy mạnh phong trào thi đua “Giỏi việc nƣớc, đảm việc nhà” trong nữ CNVCLĐ gắn với phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh” và các phong trào thi đua khác trong CNVCLĐ. Các cấp công đoàn đã cụ thể hóa các nội dung, tiêu chuẩn thi đua cho phù hợp với đơn vị, cơ sở; tôn vinh, biểu dƣơng kịp thời các tài năng sáng tạo nữ, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua và các cuộc vận động. Trong 5 năm qua, đã có 63 tập thể nhận cờ, 463 tập thể và 661 cá nhân đƣợc Tổng Liên đoàn tặng bằng khen phong trào thi đua “Giỏi việc nƣớc, đảm việc nhà”. Quỹ Bảo trợ trẻ em đã có nhiều hoạt động xã hội nổi bật: Trao 8.300 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vƣơn lên học giỏi; các cháu mồ côi, tàn tật, nhiễm chất độc đioxin; trao 63.000 chiếc cặp phao cứu sinh cho trẻ em vùng sông nƣớc; xây dựng 3 phòng học nhà trẻ, 1 điểm trƣờng học, 1 cầu cho vùng sâu, vùng xa… đƣợc xã hội đánh giá cao. Trong 5 năm, Quỹ đã vận động các đơn vị tài trợ trên 15 tỷ đồng; Quỹ đã chi trên 14 tỷ đồng.
Bên cạnh những việc làm đƣợc, công tác vận động nữ CNVCLĐ còn bộc lộ một số mặt hạn chế: Hoạt động công tác nữ công ở một số ngành, địa phƣơng, cơ sở còn mang tính hình thức, chƣa nắm chắc và phản ánh kịp thời tƣ tƣởng, tâm trạng, nguyện vọng của lao động nữ. Chƣa cụ thể hóa rõ nội dung, hình thức hoạt động cho phù hợp với từng loại hình cơ sở, từng đối tƣợng lao động nữ. Việc phát hiện, bồi dƣỡng, phát triển nhân tố mới là lao động trực tiếp còn chƣa nhiều. Trong công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác nữ công, nhiều nơi còn khoán trắng cho Ban nữ công đại diện. Đội ngũ cán bộ nữ làm công tác nữ công mặc dù có sự phát triển, song nhìn chung vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của tình hình mới. Đẩy mạnh công tác thanh tra kiểm tra xử phạt vi phạm pháp luật về lao động nữ. Các quy định của pháp luật về lao động nữ đã đƣợc triển khai và thực hiện nghiêm túc, song thực tế, cần tăng cƣờng công tác thanh tra kiểm tra, xử lí những hành vi vi phạm để đảm bảo những quy định của pháp luật đƣợc thực thi trên địa bàn. Để làm đƣợc điều đó, trƣớc mắt nhà nƣớc và các cơ quan liên quan cần tập hợp và hệ thống hóa các quy phạm của pháp luật. hƣớng dẫn xử lí cá hành vi vi phạm trong pháp luật lao động.