Hệ thống cơ quan, tổ chức thực thi nhiệm vụ bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật việt nam và thực tiễn thi hành tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 47)

a) Nguyên tắc bảo vệ người lao động nữ

2.3.1. Hệ thống cơ quan, tổ chức thực thi nhiệm vụ bảo vệ quyền của lao động nữ trên địa bàn Đà Nẵng

trên địa bàn Đà Nẵng

2.3.1. Hệ thống cơ quan, tổ chức thực thi nhiệm vụ bảo vệ quyền củalao động nữ trên địa bàn Đà Nẵng lao động nữ trên địa bàn Đà Nẵng

Tham gia vào công tác tổ chức thực thi chức năng, nhiệm vụ bảo vệ quyền lao động nữ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng bao gồm những cơ quan đƣợc pháp luật quy định giám sát việc thực hiện các chỉ thị của nhà nƣớc, nhƣ liên đoàn lao động TP.Đà Nẵng, tòa án nhân dân giữ nhiệm vụ xử lí các sai phạm khi có yêu cầu, cán bộ ngành công an sẽ cùng phối hợp với ban thanh tra lao động để cùng kịp thời phát hiện và xử lí những trƣờng hợp sai phạm xảy ra. Thủ trƣởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu Kế hoạch hành

động, xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch hành động của ngành, địa phƣơng, đơn vị mình; lồng ghép mục tiêu về bình đẳng giới trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng, đơn vị hàng năm;

Sở Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn các đơn vị, địa phƣơng lồng ghép việc thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch hành động trong kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội hàng năm; Các thành viên Ban vì sự tiến bộ phụ nữ thành phố căn cứ Kế hoạch hành động xây dựng chƣơng trình hành động cụ thể trên cơ sở lồng ghép chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị của ngành, của đơn vị; Cục Thống kê chủ trì, hƣớng dẫn chế độ báo cáo các số liệu phân tích theo giới tính và chỉ đạo lồng ghép thống kê giới trong các chỉ tiêu, mục tiêu đã đề ra; Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Tƣ pháp tăng cƣờng công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, về chế độ, quyền lợi của ngƣời phụ nữ;

Sở Tài chính: Hƣớng dẫn các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phƣơng lập dự toán chi ngân sách cho các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở địa

phƣơng, đơn vị và giao thành mục chi riêng trong kế hoạch hàng năm theo hƣớng dẫn của Bộ Tài chính tại Công văn số 5026/TC/HCSN ngày 27 tháng 5 năm 2002; Bố trí kinh phí theo quy định cho hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

Sở Ngoại vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tăng cƣờng vận động tài trợ trong và ngoài nƣớc cho việc thực hiện các mục tiêu vì sự tiến bộ của phụ nữ TP. Đà Nẵng .

Bên cạnh đó, Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì: Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Bộ đội Biên phòng thành phố và các ngành liên quan vận động phụ nữ dƣới 40 tuổi chƣa biết chữ và chƣa hoàn thành các chƣơng trình phổ cập giáo dục ra học tại các lớp xoá mù chữ, bổ túc tiểu học, trung học cơ sở;

Phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin tổ chức tuyên truyền rộng rãi về lợi ích của việc học chữ, học tập kiến thức về mọi lĩnh vực cho phụ nữ. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Thành uỷ, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ, Sở Tài chính tham mƣu cho UBND thành phố, Hội đồng Đào tạo thành phố các kế hoạch, chƣơng trình, đề án chế độ chính sách về việc cử cán bộ nữ đi học sau đại học, đào tạo, bồi dƣỡng về chuyên môn nghiệp vụ, tin học ngoại ngữ, lý luận chính trị, quản lý nhà nƣớc. Các cơ quan cùng phối hợp để thực hiện những chính sách pháp luật của nhà nƣớc, và bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động nữ.

Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và Uỷ ban nhân dân các quận, huyện. Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Trung ƣơng và thành phố nhằm nghiên cứu tình hình trên thực tế tại địa bàn và có những đánh gia khách quan nhất để nhằm có những giải pháp thiết thực đƣợc đề ra bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ. Chức năng Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là quản lý nhà nƣớc về các lĩnh vực: việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lƣơng, tiền công; bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp); an toàn lao động; ngƣời có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, ngƣời có công và xã hội); vì vậy bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ là một nhiệm vụ quan trong xuyên suốt quá trình tìm kiếm các giải pháp về vấn đề lao động và việc làm nói chung, ngƣời lao động nữ, và quyền lợi của ngƣời lao động nữ nói riêng.

Công an thành phố Đà Nẵng đã kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chƣơng trình hành động phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố đồng thời chỉ đạo, hƣớng dẫn Công an các quận, huyện tăng cƣờng công tác quản lý và kiểm tra tình hình những lao động nữ tạm cƣ, phát hiện và xử lý nghiêm

theo quy định của pháp luật các hành vi vi phạm xâm hại đến những ngƣời lao động nữ.

Sở Tƣ pháp hƣớng dẫn, tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quền LĐN. Tăng cƣờng thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về LĐN, nhằm bảo đảm tính nhân đạo và tránh lợi dụng để bóc lột sức lao động nữ , bảo đảm thực đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Sở Giáo dục - Đào tạo chỉ đạo các trƣờng học trên địa bàn thành phố xây dung mô hình tôn vinh sự tiến bộ của đội ngũ giáo viên nữ, những học sinh nữ vƣơn lên học giỏi đạt nhiều thành tích cao.

Sở Y tế tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho ngƣời lao động là đối tƣợng bảo trợ xã hội, những lao động nữ trong hộ gia đình nghèo; chú trọng phòng chống tai nạn thƣơng tích và nạn bạo lực gia đình. Để bảo vệ sức khỏe cho ngƣời lao động nữ làm việc trong những môi trƣờng khác nhau, điều kiện về sức khỏe cũng khác nhau.

Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tăng cƣờng thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em; Rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các khu công nghiệp có nhiều NLĐN để xem xét tình hình về đời sống thƣờng ngày của họ.

Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh và đổi mới các hoạt động truyền thông nhằm bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ theo cơ chế nhà nƣớc đã ban hành. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin trên Internet dành cho ngƣời lao động để họ tìm hiểu các thông tin liên quan đến quyền lợi của họ khi tham gia vào thị trƣờng lao động.

Đài phát thanh truyền hình Đà Nẵng: Tăng cƣờng công tác thông tin, tuyên truyền về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ngƣời lao

động nữ, về quyền lợi của ngƣời lao động nữ đƣợc thực hiện nhƣ thế nào và đƣợc đảm bảo đúng tiêu chuẩn đã đề ra. Bên cạnh đó, để giúp ngƣời lao động nữ hiểu sâu sắc hơn về quyền lợi của mình trong xã hội.

Sở Nội vụ: Hƣớng dẫn UBND các quận, huyện chỉ đạo các xã, phƣờng bố trí ổn định cán bộ chuyên trách công tác về quyền ngƣời lao động nữ trong cơ chế hiện hành.đồng thời xây dựng đội ngũ cộng tác viên BVCSTE lồng ghép vào đội ngũ cộng tác viên của các ngành, đoàn thể khác tại địa phƣơng. Sở Kế hoạch - Đầu tƣ Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội và các cơ quan liên quan đƣa các mục tiêu về quyền lợi cho ngƣời lao động nữ trong mọi lĩnh vực đời sống vào Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố năm 2010 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố giai đoạn 2011 - 2020.

Sở Tài chính bố trí kinh phí để thực hiện có hiệu quả các chƣơng trình, đề án, dự án, kế hoạch về bảo vệ bà mẹ và trẻ em đã đƣợc Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt trong giai đoạn 2001- 2010 và kinh phí quản lý nhà nƣớc; Hằng năm, bảo đảm cho sự nghiệp bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ bao vệ lợi ích hợp pháp của công dân.

Sở Ngoại vụ: Tăng cƣờng vận động các tổ chức quốc tế ủng hộ ngƣời lao động ngƣời lao động nữ gặp nhiều khó khăn hay sống và làm việc trong môi trƣờng độc hại lại có hoàn cảnh khó khăn. Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, Báo Đà Nẵng, báo Công an thành phố Đà Nẵng phối hợp tuyên truyền về các chủ trƣơng, chính sách của Đảng và nhà nƣớc về công tác bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ đang tham gia vào thị trƣờng lao động.

Uỷ ban nhân dân các quận, huyện căn cứ vào tình hình thực tế của địa phƣơng có Kế hoạch cụ thể; Đảm bảo sự chỉ đạo thống nhất của các cấp chính quyền địa phƣơng đối với công bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ; Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực

hiện chủ trƣơng của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ.Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả các mục tiêu và nội dung các chƣơng trình, kế hoạch, đề án, dự án về bảo bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ;

Tất cả cùng phối hợp để thực hiện mọi công tác để bảo vệ quyền cho ngƣời lao động nữ, nói lên tiếng nói cho ngƣời lao động và thực hợp với ngƣời sử dụng lao động để họ có cách nhìn tổng quát hơn trong quá trình sử dụng lao động nữ của mình và chống lại các trƣờng hợp phân biệt lao động nam với LĐN dƣới các hình thức ƣu đãi hoặc trả công mà lao động nữ phải chịu thiệt thòi.

Một phần của tài liệu Bảo vệ quyền của lao động nữ trong pháp luật việt nam và thực tiễn thi hành tại thành phố đà nẵng (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w