Ở HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN
GIAI ĐOẠN 2012- 2014
2.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện DiễnChâu, tỉnh Nghệ An và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Châu, tỉnh Nghệ An và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn
2.1.1. Khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện DiễnChâu, tỉnh Nghệ An Châu, tỉnh Nghệ An
Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở toạ độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc - Nam, phía nam giáp huyện Nghi Lộc, phía bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía tây giáp huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An), phía đông giáp biển Đông. Điều kiện địa hình tương đối thuận lợi huyện có 2 quốc lộ chạy qua là quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước ban Lào, Quốc lộ 47 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao thông nội huyện và liên huyện rất thuận tiện trong giao thương và vận chuyển hàng hoá. Diễn Châu cũng là huyện có bờ biển dài trên 25 km, với trữ lượng thủy sản lớn, hàng năm cho khai thác trên 25 ngàn tấn cá, tôm các loại. Huyện có Lạch Vạn thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào; có hệ thống sông Bùng, kênh nhà Lê thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy và cung cấp nguồn nước nuôi trồng thủy sản.
Diện tích tự nhiên toàn huyện 303,01 Km2, dân số đến 31/12/2014 là 277.411 người [1; tr. 33]. Số lao động được giải quyết việc làm mới trong năm 2014 là 4500 người [19; tr.10].
Bản đồ huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Từ sau Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam Lần thứ XI, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân huyện Diễn Châu đã kiên trì thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN. Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Huyện Đảng Bộ Lần thứ XXIX (nhiệm kỳ 2010-2015), kinh tế - xã hội huyện đã có những bước phát triển vượt bậc, đi kèm với những thành tựu là những hạn chế, yếu kém cần phải nhìn nhận để vượt qua, nhằm sớm đạt được mục tiêu xây dựng huyện trở thành huyện Công nghiệp.
2.1.1.1. Những thành tựu đạt được
Trong 5 năm (2010-2015), tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện khá ổn định, Giá trị sản xuất bình quân tăng 9,9% (mục tiêu đề ra 14 - 14,5%). Tăng trưởng bình quân giá trị tăng thêm đạt 8,3% (mục tiêu đề ra 12,6%). Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 30 triệu đồng, gấp 2 lần so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 20,76 % lên 25,75 %, dịch vụ tăng nông nghiệp giảm từ 39,67 % năm 2010 xuống còn 29,37% năm 2015, công nghiệp từ 39,57 % lên 44,88% [2; tr.1].
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản phát triển khá. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có nhiều tiến bộ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, đưa cơ giới hóa trong sản xuất có hiệu quả. Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,7%. Chăn nuôi chuyển đổi theo hình thức trang trại, gia trại được mở rộng, nhiều tiến bộ kỹ thuật mới được ứng dụng; chất lượng. Ngành thủy sản phát triển khá toàn diện, giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng bình quân 8,3 %/năm; tàu thuyền đánh bắt xa bờ được quan tâm đầu tư, toàn huyện hiện có 1.406 tàu thuyền, trong đó có 122 chiếc trên 90 CV. Tổng diện tích nuôi trồng 2.621 ha, đạt 88%, trong đó nuôi tôm công nghiệp 207 ha. Tổng sản lượng thủy sản khoảng 35.400 tấn, trong đó sản lượng khai thác 29.500 tấn, nuôi trồng 5.900 tấn, đạt mục tiêu đề ra [2; tr.2]. Nghề đi biển giải quyết việc làm trực tiếp cho gần 1000 lao động với thu nhập bình quân hơn 4 triệu đồng/tháng/người. Thu hút lao động việc làm ở các dịch vụ hầu cần nghề cá, thu mua chế buến thủy hải sản,mang lại giá trị kinh tế cao cho địa phương. Giá trị sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có sự tăng trưởng ổn định, đạt 1.171,8 tỷ đồng. Hoàn thành quy hoạch mở rộng và xây dựng cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ lên 25 ha, cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 20 dự án, đã có 13 dự án đi vào hoạt động; trong đó có nhà máy may
công nghiệp của Hàn Quốc đầu tư đã tạo việc làm cho gần 2.000 lao động, gần 4 triệu sản phẩm năm. Nhiều sản phẩm công nghiệp mới có giá trị cao, sản lượng lớn, như: may mặc, chế biến bột cá, sản xuất thép xây dựng, tôn lợp, xà gồ thép, phân bón NPK... đã làm tăng năng lực sản xuất công nghiệp, tăng thu ngân sách, góp phần giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Quan tâm chỉ đạo xây dựng các làng nghề, có 20 làng nghề được tỉnh công nhận (mục tiêu từ 21- 23 làng nghề), các làng nghề truyền thống sản xuất cơ bản ổn định, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển khá [2; tr.3].
Một số sản phẩm mới tăng trưởng khá như: bột cá, phân NPK, tôn lợp, xà gồ thép, phôi thép, thép xây dựng, thép hộp mạ kẽm... Các doanh nghiệp tại Cụm công nghiệp (CNN) Diễn Hồng; CCN Tháp - Hồng - Kỷ tiếp tục sản xuất có hiệu quả. Riêng trong năm 2014 có thêm 2 nhà máy đi vào hoạt động (sản xuất phân bón và nấu phôi thép), nâng tổng số DN đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh lên 11/25 DN được chấp thuận đầu tư.
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 15,2 ngàn tỷ đồng (mục tiêu đề ra 10- 11 ngàn tỷ đồng). Thực hiện có hiệu quả các giải pháp huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Các công trình thủy lợi được đầu tư xây dựng, nâng cấp; 26/45 trạm bơm điện, 10 hồ đập được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới. Hệ thống đê biển, đê cửa sông, khu neo đậu tàu thuyền,.. hệ thống hạ tầng giao thông liên huyện, liên xã, các tuyến cứu hộ, cứu nạn được đầu tư, góp phần giảm nhẹ ảnh hưởng của thiên tai đối với sản xuất và đời sống người dân [2; tr.3].
Công tác giải phóng mặt bằng được tập trung chỉ đạo quyết liệt, bàn giao cho các dự án đầu tư đúng tiến độ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, như: Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A; nút giao khác mức Quốc lộ 48 và đường sắt Bắc Nam; cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ,....thi công hoàn
thành tuyến đường 205 nối từ QL 7A đến Diễn Tháp, tuyến Nhân Thành (Yên Thành) đi chợ Chùa, Diễn Hạnh (Diễn Châu), tuyến đường vào khu du lịch Hòn Câu (Diễn Hải).
Các ngành dịch vụ phát triển nhanh, đa dạng. Nhất là dịch vụ du lịch, dịch vụ tài chính ngân hàng, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải. Dịch vụ thương mại phát triển nhanh, phương thức kinh doanh ngày càng đa dạng, hiện đại; thị trường hàng hóa phong phú. Cơ sở hạ tầng thương mại ngày càng phát triển. Toàn huyện có 01 trung tâm thương mại, 08 siêu thị, 38 chợ đáp ứng nhu cầu trao đổi, lưu thông hàng hóa. Dịch vụ du lịch có bước phát triển, việc tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được chú trọng. Khu du lịch biển Diễn Thành hàng năm tiếp đón hàng ngàn khách du lịch, đang tiếp tục được bổ sung và điều chỉnh quy hoạch và đầu tư xây dựng từng bước hoàn thiện; khu du lịch biển Hòn Câu đang được đầu tư xây dựng.
Lĩnh vực ngân hàng phát triển nhanh và hiệu quả, cung cấp đa dạng các dịch vụ tiền tệ, tín dụng cho phát triển kinh tế xã hội. Có 12 chi nhánh, phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại và 01 ngân hàng Chính sách, 10 Quỹ tín dụng nhân dân, tổng nguồn vốn huy động hàng năm gần 3.200 tỷ đồng, tổng dư nợ bình quân hàng năm trên 3.000 tỷ đồng, cao gần 2 lần năm 2010, tăng trưởng tín dụng bình quân gần 20%/năm. Có 18 đơn vị kinh doanh bảo hiểm hoạt động ổn định [2; tr.4].
Với lợi thế giao điểm của hệ thống giao thông quan trọng, gần biển, hạ tầng các khu công nghiệp được quan tâm đầu tư, ngày càng hoàn thiện. Diễn Châu đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Hoạt động huy động vốn đầu tư khá đa dạng, cơ cấu đầu tư hướng vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Từ năm 2010 đến nay đã thu hút được 09 dự án lớn do doanh nghiệp đầu tư với tổng vốn đăng ký gần 1.500 tỷ đồng, vốn đã thực hiện trên 1.000 tỷ đồng, góp phần chuyển dịch, phát
triển kinh tế và giải quyết việc làm hàng năm từ 4.500 đến 5.000 lao động. Nổi bật là: Nhà máy may Namsung Vina, Tổ hợp khách sạn - siêu thị - chung cư Phủ Diễn, khách sạn Thương mại Diễn Châu, nhà máy sản xuất bột cá xuất khẩu Xuri Việt - Trung, Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm nhựa Diễn Yên,.. hàng năm các doanh nghiệp nộp ngân sách bình quân trên 50 tỷ đồng. [2; tr.4]
Khoa học, công nghệ được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. Nhiều mô hình được triển khai có hiệu quả như: Ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục; chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất cát tại Diễn Phong, thâm canh dưa hấu tại Diễn Kỷ, Diễn Phong, Diễn Thành; nuôi tôm thẻ chân trắng tại Diễn Trung, Diễn Kim; cá vược ở Diễn Trung, Diễn Vạn; sản xuất rau an toàn tại Diễn Xuân và Diễn Thành; trồng nấm tại Diễn Kỷ, Diễn Trường; áp dụng che phủ nylon cho lạc, cho mạ và sản xuất lạc Đông. Trong 5 năm đã tổ chức giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất ở 1.657 lô, diện tích gần 35 ha; cấp 1.757/3.774 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tồn đọng, từng bước khắc phục những tồn tại trong quản lý đất đai từ nhiều năm trước [2; tr.4].
Với số lượng trên 400 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và gần 6000 hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện đang duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động, tăng thu ngân sách, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bằng các chương trình tín dụng hỗ trợ giải quyết việc làm, các cơ sở sản xuất CN-TTCN ngày càng được mở rộng quy mô hàng năm đã giải quyết việc làm cho gần 5000 lao động, chất lượng lao động ngày càng được tăng cao, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo hàng năm không ngừng tăng lên.
Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu của huyện Diễn Châu (năm 2010 - 2014) Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện 5 năm Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Dân số trung bình Người 267.906 269.973 271.756 274.651 277.4112.Tổng sản phẩm GDP Tỷ đồng 2.962 3.845 4.183 4.570 4.925 2.Tổng sản phẩm GDP Tỷ đồng 2.962 3.845 4.183 4.570 4.925 - Nông, lâm, thuỷ sản Tỷ đồng 1.237 1.696 1.748 1.749 1.774 - CN-TTCN- xây dựng Tỷ đồng 566 767 862 974 1.107 - Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 1.159 1.382 1.573 1.847 2.044 3. Sản lượng lương thực Tấn 2.983 3.155 3.316 3.498 3.693 4. Hoạt động ngân sách - Thu ngân sách Tỷ đồng 174 165 112 108 146 - Chi ngân sách Tỷ đồng 844 644 809 835 874 5. Thu nhập b.quân/người Triệu/ng 15,5 20,2 23,5 26 27,3
Nguồn: Niên giám và báo cáo thống kê huyện Diễn Châu 2010 - 2014.
Qua số liệu tại Bảng 2.1 cho thấy tăng trưởng kinh tế huyện Diễn Châu giai đoạn 2010 -2014 luôn ở mức cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong cơ cấu ngành nghề và cả trong nội bộ từng ngành. Công nghiệp và dịch vụ ngày càng phát triển và chiếm ưu thế, nhất là thương mại - dịch vụ. Nông nghiệp được chỉ đạo thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đảm bảo sản xuất hiệu quả và bền vững. Đẩy mạnh phát triển khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản và các dịch vụ hậu cần nghề cá luôn được chú trọng. Khuyến khích đóng mới, phát triển tàu khai thác hải sản công suất lớn gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo.
Bảng 2.2. Cơ cấu giá trị các ngành kinh tế (năm 2010 - 2014)
Đơn vị tính: %
- Nông, lâm, thuỷ sản 41,76% 44,11% 41,79% 38,27% 36,02%- CN-TTCN-XD 19,11% 19,95% 20,61% 21,31% 22,48% - CN-TTCN-XD 19,11% 19,95% 20,61% 21,31% 22,48% - Thương mại – DV 39,13% 35,94% 37,60% 40,42% 41,50% Tổng cộng 100% 100% 100% 100% 100%
Nguồn: Tổng hợp từ bảng 2.1.
Tăng trưởng và giá trị sản lượng trong cơ cấu các ngành kinh tế cũng phản ảnh được hướng đi tích cực của đường lối phát triển KT-XH tại huyện. Trong đó, tốc độ tăng trưởng của nông, lâm, thuỷ sản mặc dù vẫn đang ở mức cao và chiếm ưu thế là do giá trị từ cây công nghiệp ngắn ngày và giá trị của thuỷ hải sản là lợi thế hàng đầu của huyện luôn ở mức cao từ năm 2011 đến 2013. Tuy nhiên các thương mại - dịch vụ cũng đang tăng nhanh về cơ cấu. Đến cuối năm 2014 thì cơ cấu thương mại - dịch vụ đã vượt lên chiếm ưu thế hàng đầu. Năm 2010 cơ cấu các ngành Nông, lâm, thuỷ sản; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng; Thương mại - dịch vụ lần lượt là 41,76% - 19,11% - 39,13% thì đến năm 2014 là 36,02% -22,48% - 41,50%. Đây chính là thành tích phản ánh đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của huyện và thực sự có bước đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Bảng 2.3. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các ngành (năm 2011 - 2014)
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu tăng trưởng 2011 2012 2013 2014
- Nông, lâm, thuỷ sản 3,73% 3,26% -1,34% 0,96%- CN-TTCN-XD 4,53% 6,53% 10,81% 10,90% - CN-TTCN-XD 4,53% 6,53% 10,81% 10,90% - TM – DV 5,47% 6,27% 9,63% 6,92% - Tốc độ tăng GDP 6,47% 5,10% 5,49% 5,57%
Nguồn: Số liệu báo cáo thống kê huyện Diễn Châu.
Với số liệu về tốc độ tăng trưởng trên nhận thấy công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ luôn đạt mức tăng trưởng cao và chiếm ưu thế. Nông,lâm, thủy sản bắt đầu có xu hướng chậm tăng trưởng. Đây là
một tất yếu trong hành trình của CNH, HĐH, khẳng định được đường lối phát triển đúng đắn của Đảng Bộ và nhân dân huyện Diễn Châu trong 5 năm qua.
2.1.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Những hạn chế
Đi kèm với những thành tựu đạt được trong phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Diễn Châu trong 5 năm (2010 - 2015) là những yếu kém, hạn chế thể hiện như sau:
- Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng không đạt mục tiêu đề ra. Tốc độ và chất lượng tăng trưởng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội chưa theo kịp yêu cầu phát triển. Có 5/10 chỉ tiêu kinh tế không đạt mục tiêu Đại hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, tổng đàn trâu, bò; đàn lợn, sản lượng lạc, cơ cấu kinh tế; chuyển dịch cơ cấu còn chậm; nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn lớn. Tiến độ một số dự án thu hút đầu tư còn chậm ảnh hưởng đến tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa quy mô lớn trong nông nghiệp phát triển chậm, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp còn ít. Quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, ít vốn. Việc xây dựng, phát triển các làng nghề, làng có nghề còn chậm, chưa bền vững.
- Một số vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội, tài nguyên và môi