1 Tổng nguồn vốn huy động 652 2.07 365
3.2.3. Giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng
Rủi ro được xem là thuộc tính của các hoạt động kinh tế nói chung. Vấn đề là phải biết hạn chế đến mức thấp nhất khả năng và tần suất rủi ro trong công tác điều hành kinh tế. Hoạt động tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn trên địa bàn huyện vốn có mối quan hệ hữu cơ với tất cả các cấp, ngành, các chủ thể kinh tế, các tầng lớp dân cư... Mỗi động thái dù tích cực hay tiêu cực của tín dụng Chi nhánh BIDV Phủ Diễn đều có những ảnh hưởng nhất định đến toàn bộ sự phát triển của KT-XH địa phương. Do vậy, hạn chế rủi ro cho tín dụng không chỉ tạo điều kiện cho tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn phát triển mà còn tác động mạnh mẽ đến sự phát triển bền vững của KT-XH trên địa bàn huyện Diễn Châu.
Hạn chế rủi ro tín dụng bao gồm các hoạt động phòng ngừa từ xa, nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả của vốn tín dụng. Đây là một giải pháp rất cần thiết nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn và do đó, nó cũng sẽ là một đảm bảo của sự phát triển KT-XH trên địa bàn.
Trước hết, phải làm tốt công tác phân loại nợ khách hàng và tập trung thu hồi nợ đối với các khoản nợ quá hạn.
Chủ động trong việc nâng cấp nhóm nợ với những khoản nợ tiềm ẩn ủi ro nhằm phản ánh đúng tính chất của nhóm nợ, phục vụ việc phân loại nợ và trích lập dự phòng tự động. Đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản vay chậm luân chuyển, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro nhằm tăng năng lực tài chính, nâng cao chất lượng tín dụng.
Trong công tác thu nợ phải đảm bảo thu nợ gốc đúng hạn, định kỳ hạn thu gốc, lãi phù hợp với khả năng trả lãi của khách hàng. Triệt để thu nợ đến hạn, quá hạn.
Tận thu lãi, tập trung thu nợ gốc, nợ lãi chưa thu từ nhóm 2 đến nhóm 5, tận thu nợ đã được xử lý rủi ro.
Điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, nâng cao chất lượng tín dụng, đo lường và quản lý được rủi ro trong hoạt động tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ và không vượt quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Hai là, nâng cao chất lượng hoạt động phòng ngừa rủi ro. Trong điều kiện thách thức và cơ hội cùng tác động vào sự phát triển của KT-XH của cơ chế thị trường hiện nay, các quy trình đảm bảo nợ vay vẫn phải xác định là giải pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro hữu hiệu trong các hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tuy nhiên, thực hiện nghiêm túc các quy định về tài sản làm bảo đảm nợ vay, đăng ký giao dịch bảo đảm v.v.. hoàn toàn không có nghĩa đây là yếu tố quyết định để cho vay, mà vấn đề quan trọng, quyết định cho thành - bại của tín dụng, tác động vào
KT-XH, xét cho cùng, phải là hiệu quả KT-XH của dự án và năng lực thực hiện dự án của chủ đầu tư. Do vậy, phải có sự cập nhật thông tin đầy đủ về năng lực, tư cách của cá nhân và đơn vị vay vốn, cùng với thực hiện nghiêm túc các quy định về đảm bảo và quy định khác trong quá trình thẩm định, làm cơ sở quyết định đầu tư.
- Thực hiện đúng quy trình cho vay, thủ tục hồ sơ đầy đủ đúng quy định trên cơ sở cân đối giữa nguồn vốn và dư nợ tại từng đơn vị.
- Nâng cao chất lượng công tác thông tín báo cáo phục vụ hoạt động tín dụng nói riêng và việc điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày nói chung. Đồng thời, ứng dụng các chuẩn mực kế toán và quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Công tác báo cáo thống kê chính là vấn đề cần đặc biệt quam tâm đối với Chi nhánh BIDV Phủ Diễn. Hầu hết các báo cáo liên quan đến công tác tín dụng chỉ mới mang tính thuần tuý chủ yếu phục vụ cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Hiện nay Chi nhánh chưa có báo cáo thực sự để đánh giá về tỷ trọng đầu tư tín dụng đối với từng ngành nghề, đối tượng khách hàng trên địa bàn. Do đó ảnh hưởng lớn đến việc định hướng phát triển tín dụng theo ngành nghề tại Chi nhánh. Định kỳ hàng quý Phòng Kế hoạch tổng hợp và Phòng Quản lý rủi ro cần phối hợp để tổng hợp số liệu thực hiện báo cáo thống kê dư nợ tín dụng theo ngành nghề gắn với số liệu phát triển kinh tế - xã hội huyện. Và đánh giá thị phần, mức độ đóng góp của tín dụng Chi nhánh BIDV Phủ Diễn đối với quá trình phát triển KT- XH ở huyện. Từ đó đề xuất các mục tiêu, giải pháp để góp phần nâng cao vai trò tín dụng của Chi nhánh trên địa bàn.
- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý trung gian nhằm nâng cấp các kỹ năng lập kế hoạch phát triển kinh doanh, đánh giá và phân tích cạnh tranh, quản lý rủi ro và quản trị nhân sự.
3.2.4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàngTMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh