Những điều kiện để phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 36)

đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, tín dụng ngân hàng nói chung luôn là động lực rất quan trọng cho sự phát triển đúng hướng và mạnh mẽ của KT-XH. Trong mối quan hệ biện chứng, hiển nhiên tín dụng ngân hàng vẫn phải chịu sự tác động trở lại từ các mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội trên địa bàn mà nó phục vụ.

Để tín dụng Ngân hàng thể hiện đầy đủ các vai trò tích cực đối với phát triển KT-XH ở huyện đòi hỏi phải có những điều kiện cần thiết sau đây:

Một là, phải có cơ chế chính sách tín dụng của Nhà nước phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế từng thời kỳ.

Cơ chế chính sách tín dụng của Nhà nước đóng vai trò như người dẫn đương trong việc huy động vốn và cho vay. Mục tiêu của chính sách tín dụng là nâng cao các mục đích cho vay thúc đẩy, tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Chính sách vĩ mô của Nhà nước về tín dụng đã cụ thể hoá đường lối của Đảng, tạo ra những điều kiện, môi trường pháp lý để đổi mới, cơ cấu lại hoạt động ngân hàng theo hướng hiện đại và hội nhập. Điển hình là Nghị định 41/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/4/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về

“chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn” là một văn bản điển hình, cụ thể hoá các chính sách tín dụng nói trên, nhằm đẩy mạnh sự phát triển KT-XH khu vực nông nghiệp nông thôn, thông qua công cụ đòn bẩy tín dụng.

Như vậy, cơ chế chính sách của Nhà nước là phải tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng thương mại nhà nước phát triển và đủ sức làm nòng cốt trong hệ thống ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, việc tạo điều kiện thuận lợi lại phụ thuộc rất lớn vào việc triển khai các cơ chế chính sách của các cấp chính quyền địa phương sở tại thuộc địa bàn mà các ngân hàng phục vụ.

Hai là, nhu cầu phát triển kinh tế và trình độ văn hoá kinh doanh trên địa bàn huyện.

Nhu cầu phát triển kinh tế của từng hộ, từng cơ sở kinh doanh là điều kiện cần để mở rộng phạm vi và tăng qui mô khối lượng tín dụng của BIDV trên địa bàn huyện. Nhu cầu phát triển kinh tế càng cao thì đòi hỏi tín dụng ngân hàng phải phát triển tương ứng cả về quy mô và chất lượng thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu. Khi tín dụng ngân hàng phát triển tương xứng với nhu cầu phát triển thì sẽ đảm bảo tín dụng ngân hàng phát huy tốt vai trò của mình đối với KT-XH địa phương.

Trình độ văn hoá kinh doanh của các chủ thể kinh tế thể hiện khả năng dự báo, nắm bắt tình hình giá cả thị trường để tính toán được các yếu tố chi phí đầu vào, xác định hiệu quả kinh doanh cho từng mặt hàng. Từ đó, quyết định mở rộng quy mô SXKD hoặc chuyển sang kinh doanh mặt hàng khác. Ngoài ra, văn hoá kinh doanh còn thể hiện ở trình độ hiểu biết và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh, năng lực xây dựng và điều hành kế hoạch, dự án SXKD, hạch toán kinh tế, trình độ am hiểu pháp luật, am hiểu về ngân hàng và đặc biệt là ý thức giữ gìn chữ tín trong quan hệ tín dụng với ngân hàng. Chỉ khi các hợp đồng tín dụng được ký kết giữa ngân hàng và các

chủ thể được thực hiện nghiêm túc thì vai trò tích cực của tín dụng đối với sự phát triển KT-XH mới được thực hiện đầy đủ.

Ba là, năng lực hoạt động của các Ngân hàng.

V.I. Lênin nói “ Không có những ngân hàng lớn thì sẽ không thể thực hiện được CNXH” [24; tr.404]. Do vậy, để KT-XH phát triển, không thể không xây dựng những ngân hàng đủ mạnh.

Để thúc đẩy sự phát triển của KT-XH địa phương, năng lực hoạt động của các ngân hàng là một nhân tố quan trọng bậc nhất, là điều kiện tiên quyết hàng đầu để gắn kết với các điều kiện khác. Hoạt động của ngân hàng thể hiện chủ yếu ở các mặt: Chính sách tín dụng, nguồn vốn và khả năng huy động nguồn vốn, các loại hình dịch vụ bổ trợ, hệ thống cơ cấu tổ chức tín dụng, năng lực của đội ngũ cán bộ.

- Chính sách tín dụng của một số ngân hàng:

Của BIDV: theo Quy định về chính sách cấp tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ số 6366 /QĐ-PTSP ngày 19/11/2008 thì: “Chính sách khách hàng đối với các DNNVV theo các ngành nghề khác nhau sẽ do BIDV quy định trong từng thời kỳ trên nguyên tắc: hạn chế việc mở rộng và phát triển việc cho vay, bảo lãnh đối với các DNNVV hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành nghề được nhận định là kém hiệu quả, mức độ rủi ro cao, ưu tiên cấp tín dụng cho các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có hiệu quả kinh tế - xã hội cao” [9; tr.4]. Đối với các khách hàng bán lẻ là hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân theo từng thời kỳ BIDV sẽ có các chính sách riêng theo từng gói sản phẩm.

Của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) - theo Sổ tay tín dụng NHNo&PTNT, là “hệ thống các chủ trương, định hướng quy định chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng Quản trị của NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của

những quy định của NHNo&PTNT Việt Nam”. NHNo&PTNT Việt Nam xác định rõ mục đích của chính sách tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam là nhằm “Xác định giới hạn cho các hoạt động tín dụng”, “giảm bớt rủi ro” và bảo đảm cho tính “khách quan” của các quyết định tín dụng

Như vậy, với chính sách tín dụng thông thoáng và ngày càng được cải tiến phù hợp với thị trường và thông lệ quốc tế như hiện nay, vốn tín dụng của Ngân hàng luôn luôn tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp, hộ gia đình, hộ sản xuất kinh doanh và cá nhân được dễ dàng tiếp cận để phục vụ cho yêu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Tuy nhiên, hiệu quả của các chính sách tín dụng đó lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thực tế của các chi nhánh trên địa bàn. Trong từng giai đoạn khác nhau, tuỳ thuộc vào quan điểm và chiến lược kinh doanh - phục vụ của chi nhánh, mục tiêu định hướng phát triển KT-XH của địa phương, sự vận dụng chính sách tín dụng của các ngân hàng sẽ có những quyết sách khác nhau nhằm bảo toàn và nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, tác động tích cực vào sự phát triển của KT-XH trên địa bàn.

Đồng thời các nhân tố như: nguồn vốn, khả năng huy động vốn, các loại hình dịch vụ, hệ thống cơ cấu mạng lưới hoạt động và năng lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên ngân hàng cũng chính là các điều kiện tác động đến vai trò tín dụng ngân hàng trên địa bàn.

Tóm lại, tín dụng của ngân hàng chỉ có thể phát huy đầy đủ vai trò tích cực đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn huyện khi và chỉ khi đảm bảo hội đủ các điều kiện đảm bảo về các phương diện ngoại lực thuộc KT-XH địa phương và nội lực của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 33 - 36)