Mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá các hình thức tín dụng

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 91 - 94)

1 Tổng nguồn vốn huy động 652 2.07 365

3.2.2.Mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá các hình thức tín dụng

Tại Chương 2 của Luận văn phân tích thực trạng tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn trên địa bàn huyện hiện nay, cho thấy vẫn còn tồn tại nhiều cá nhân, đơn vị trên địa bàn có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, phục vụ các nhu cầu đời sống, sản xuất kinh doanh nhưng do rào cản về điều kiện vay vốn, khả năng phục vụ của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn, đã không thể tiếp cận được vốn tín dụng. Điều đó đã hạn chế tính tích cực vốn có của tín dụng Chi nhánh BIDV Phủ Diễn trên địa bàn, gây nên tình trạng mất cân đối giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư tín dụng của Chi nhánh.

Từ thực trạng đó, mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá các hình thức tín dụng trước hết phải có quan điểm đầu tư đúng đắn, có cơ chế để đẩy

mạnh tăng trưởng tín dụng vào các ngành công nghiệp, dịch vụ, trên cơ sở an toàn và hiệu quả.

- Mở rộng đối tượng cho vay:

Để mở rộng đối tượng tín dụng không chỉ giữ vững và phát triển các đối tượng truyền thống đã và đang quan hệ tín dụng với BIDV mà còn phải chú trọng đến các đối tượng mới, như: Tín dụng trang trại, làng nghề, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, cho vay lĩnh vực công nghệ cao....

Tín dụng đầu tư kinh tế trang trại: Đây là loại hình kinh tế đang rất được khuyến khích phát triển, bởi nó vừa phát huy được tiềm năng về rừng,biển, đất đai, thổ nhưỡng, vừa thu hút được nhiều lao động phổ thông khá dồi dào tại địa phương, sản xuất hàng hoá với mục đích cuối cùng là thu lợi nhuận.

Kinh tế trang trại phải có quy mô diện tích phù hợp với các yêu cầu sản xuất hàng hoá, ứng dụng công nghệ hiện đại, thu hút được nhiều lao động. Tín dụng kinh tế trang trại cần chú ý phân loại, xác lập theo đúng các tiêu chí quy định. Cần mở rộng kết hợp cho vay đối tượng là doanh nghiệp (làm kinh tế trang trại) với hộ nông dân để đưa vốn tín dụng đến đúng nơi cần và mang lại hiệu quả thiết thực. Chủ động tiếp cận, xúc tiến đầu tư cho các doanh nghiệp đã có giấy phép đầu tư kinh tế trang trại lớn trên địa bàn như Công ty CP Intimex ở Diễn Kim. Diễn Châu hiện đang có 168 trang trại lớn nhỏ, trong đó có 120 trang trại đạt tiêu chuẩn VIETGAP, nhiều trang trại tập trung ở Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Yên, Diễn Lâm. Đây là những đối tác tiềm năng mới đối với tín dụng Chi nhánh BIDV Phủ Diễn cần hướng tới và phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên trong thời gian qua Chi nhánh vẫn chưa tiếp cận được với đối tượng khách hàng này để cung cấp tín dụng.

Tín dụng phát triển làng nghề:

Mở rộng áp dụng các hình thức tín dụng đối với làng nghề là rất cần thiết. Trong đó, chú trọng mở rộng cho vay theo hình thức hạn mức tín dụng

nhằm khắc phục được những hạn chế về hồ sơ, thủ tục đối với các chủ thể là hộ sản xuất, doanh nghiệp.

Tiếp tục thực hiện chính sách tín dụng thích hợp, phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội để đưa vốn tín dụng vào đầu tư phát triển làng nghề một cách an toàn và hiệu quả. Diễn Châu hiện nay đang có 20 làng nghề được tỉnh công nhận và 18 làng nghề được huyện công nhận. Trong đó nổi bật lên là các làng nghề như: 03 lành nghề ở xã Diễn Ngọc: Làng nghề bánh đa Hồng Yên, Làng nghề chế biến hải sản Ngọc Văn, Làng nghề đóng tàu thuyền Nam Thịnh; Làng nghề sản xuất bánh kẹo Xuân Bắc (xã Diễn Vạn), Làng nghề mây tre đan (xã Diễn Vạn), Làng nghề mộc dân dụng và mỹ nghệ Đại Xuân, (xã Diễn Xuân), Làng nghề bún Huỳnh Dương (xã Diễn Quảng), Làng nghề chổi đót (xã Diễn Đoài), Làng nghề bánh mướt ở Diễn Thọ…là các làng nghề mang lại giá trị sản xuất cao, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động trên địa bàn có thu nhập ổn định và có những đóng góp tích cực cho phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện. Vì vậy việc phát triển tín dụng làng nghề đối với Chi nhánh BIDV Phủ Diễn không chỉ là phát triển về tín dụng mà song song đó còn tiếp cận được với nguồn vốn huy động, sử dụng các dịch vụ khác mà hệ thống làng nghề mang lại và thực hiện đúng đường lối phát triển kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu.

Tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tín dụng doanh nghiệp siêu nhỏ:

Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ hiện nay là mô hình hoạt động rất hiệu quả. Nguồn vốn hoạt động quay vòng nhanh, dễ thu hồi vốn. Hiện nay trên địa bàn huyện có tới gần 500 doanh nghiệp trong đó chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên Chi nhánh BIDV Phủ Diễn mới chỉ tiếp cận và quan hệ hợp tác tín dụng với 30 doanh nghiệp. Đây là con số quá hạn chế, vì vậy trong thời gian tới thông qua các hội nghị, đại hội của Hội doanh nghiệp vừa và nhỏ huyện Diễn Châu thì Chi nhánh cần tiếp cận và lựa chọn các doanh nghiệp điển hình và đặt quan hệ phát triển tín dụng đối

với đối tượng khách hàng này. Phát triển tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ cần thông qua việc quảng bá, tiếp thị sản phẩm các chính sách tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn như: gói tín dụng hỗ trợ lãi suất đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, rút ngắn thời gian và giảm thiểu hồ sơ khi cấp tín dụng đối với doanh nghiệp siêu nhỏ.

Riêng đối với các doanh nghiệp mới đang đầu tư vào các cụm công nghiệp trên địa bàn như Cụm công nghiệp (CCN) Diễn Hồng; CCN Tháp - Hồng - Kỷ; Khu công nghiệp Thọ Lộc; Dự án Trung tâm thương mại kết hợp nhà ở diện tích 12 ha tại Diễn Thành; dự án Khu đô thị và thương mại dịch vụ tổng hợp Diễn Kỷ diện tích 35 ha; dự án xây dựng Tổ hợp Trung tâm thương mại dịch vụ và nhà ở Đại Dương tại xã Diễn Hồng... cần phải sớm tiếp cận, ngay từ khâu xây dựng cơ bản. Trong thời gian tới Chi nhánh BIDV Phủ Diễn cần phối hợp các ban của hội sở Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Uỷ ban nhân dân tỉnh và huyện thực hiện kết nối doanh nghiệp, kêu gọi đầu tư, hỗ trợ triển khai dự án, cấp vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp nhằm nâng cao vị thế và phát triển huyện Diễn Châu.

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 91 - 94)