Bài học kinh nghiệp cho huyện Diễn Châu, Nghệ An

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 45)

Từ thực tiễn hoạt động tín dụng Ngân hàng của các huyện, để phát huy mọi nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế, xây dựng Diễn Châu trở thành một trong những huyện khá của tỉnh về mọi mặt, nhất là về phát triển đô thị, thương mại, du lịch. Cũng như để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 giá trị sản xuất đạt khoảng 75.609 tỷ đồng, bình quân khoảng 15.121 tỷ đồng/năm. Huyện Diễn Châu đặt mục tiêu mở rộng và phát triển đa dạng các dịch vụ tiện ích ngân hàng; đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng. Mở rộng các loại dịch vụ bảo hiểm trong mọi lĩnh vực sản xuất, đời sống. Đặc biệt là dịch vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Tăng nguồn cho vay, mở rộng tín dụng trung và dài hạn. Cụ thể:

- Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, nhất là quản lý quy hoạch, quản lý đất đai, đầu tư, xây dựng, ngân sách và chính sách xã hội. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của chính quyền trong quản lý, điều hành.

- Phát huy tốt nội lực, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động; đảm bảo hài hòa lợi ích nhà đầu tư và người dân, lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài; giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội; phát triển kinh tế gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

- Các tổ chức tín dụng trên địa bàn cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu.

- HĐND, UBND huyện, các phòng ban của HĐND, UBND huyện và chính quyền địa phương phải tích cực phối hợp chặt chẽ với các TCTD trên địa bàn đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là khả năng tiêu thụ sản phẩm, tình hình sản phẩm hàng tồn kho của các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng…, cũng như các khó khăn vướng mắc trong tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng từ đó các TCTD sẽ triển khai các giải pháp về tín dụng, lãi suất phù hợp nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trên địa bàn; tạo điều kiện thuận lợi để khuyến khích đầu tư, phát triển sản xuất kinh doanh đối với các lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế trong khu vực.

- Trên cơ sở các đề xuất của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An trong việc phát triển kinh tế - xã hội, các cơ quan chính quyền huyện Diễn Châu xem xét phối hợp cùng với Chi nhánh BIDV Phủ Diễn thực hiện kiện toàn lại định hướng phát triển các ngành nghề chủ yếu của huyện để từ đó xây dựng chương trình cụ thể, Chi nhánh BIDV Phủ Diễn sẽ xem xét để đề xuất về việc cấp tín dụng phát triển kinh tế - xã hội huyện.

- Đối với các TCTD trên địa bàn đẩy mạnh huy động vốn từ dân cư, các thành phần kinh tế của địa phương bằng các hình thức và biện pháp có thể,

với phương châm “đi vay để cho vay”, mở rộng tín dụng phải gắn liền với chất lượng tín dụng.

- Nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm cá nhân của đội ngũ cán bộ công nhân viên làm công tác tín dụng của các TCTD.

Như vậy tín dụng Ngân hàng không chỉ là đòn bẩy kinh tế mà còn là công cụ để Nhà nước điều tiết sản xuất, điều chỉnh chiến lược kinh tế, phân công lao động xã hội, tiết kiệm phát hành tiền vào lưu thông, sử dụng có hiệu quả vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, góp phần kiềm chế lạm pháp, ổn định sức mua của đồng tiền. Rõ ràng thông qua vai trò tín dụng với hoạt động của các Ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, tín dụng ngân hàng đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát. Thông qua tín dụng Ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, các cá nhân có vốn sản xuất kinh doanh thu được hiệu quả, góp phần phát triển nền kinh tế xã hội.

Đối với Ngân hàng tín dụng là một trong những nghiệp vụ cơ bản quan trọng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nhằm bổ sung vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và các cá nhân trong xã hội để sản xuất kinh doanh. Đây là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của Ngân hàng thương mại.

Với việc nghiên cứu mối quan hệ giữa các chủ thể trên địa bàn huyện, từ đó tác giả cũng đã phân tích về vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. Từ đó nêu lên những điều kiện ảnh hưởng đến vai trò tín dụng ngân hàng đối với phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.

Đồng thời thông qua phân tích về kinh nghiệm phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế - xã hội tại các huyện Quỳnh Lưu, Thị xã Hoàng Mai, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An và huyện Mường

Khương, tỉnh Lào Cai, tác giả cũng đã nêu lên bài học và phương hướng cụ thể mà huyện Diễn Châu và BIDV cần áp dụng để nâng cao vai trò của tín dụng của BIDV trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 41 - 45)