Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 33)

Ở mỗi nước, do trình độ phát triển kinh tế và chiến lược kinh tế - xã hội khác nhau cho nên vai trò tín dụng ngân hàng được thể hiện và có những định hướng khác nhau. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhiệm vụ được đặt ra là tín dụng Ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH, các vai trò đó cụ thể như sau:

Thứ nhất, Vai trò của tín dụng ngân hàng trong thực hiện quá trình huy động các nguồn vốn nhàn rỗi đưa vào đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh.

Ngân hàng ra đời gắn liền với sự vận động trong quá trình sản xuất và lưu thông của hàng hoá. Nền sản xuất hàng hoá phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy hàng hoá - tiền tệ ngày càng lớn mạnh, phức tạp và bao trùm lên mọi thành phần Kinh tế - xã hội. Mặt khác, chính sản xuất và lưu thông hàng hoá ra đời và được mở rộng đã kéo theo sự vận động vốn và chính là nền tảng tạo nên những tổ chức kinh doanh tiền tệ đầu tiên mang những đặc trưng của một ngân hàng.

Như vậy còn tồn tại quan hệ hàng hoá tiền tệ thì hoạt động tín dụng không thể mất đi mà trái lại ngày càng phát triển một cách mạnh mẽ. Bởi trong nền kinh tế, tại một thời điểm tất yếu sẽ phát sinh hai loại nhu cầu là người thừa vốn cho vay để hưởng lãi và người thiếu vốn đi vay để tiến hành sản xuất kinh doanh. Hai loại nhu cầu này trái ngược nhau nhưng cũng chung một đối tượng đó là tiền, chung nhau về tính tạm thời và cả hai bên đều thoả mãn nhu cầu và đều có lợi. Ngân hàng ra đời với vai trò là nơi hiểu biết rõ nhất về tình hình cân đối giữa cung và cầu vốn trên thị trường như thế nào.Và với hoạt động tín dụng, ngân hàng đã giải quyết được hiện tượng thừa vốn, thiếu vốn này bằng cách huy động mọi nguồn tiền nhàn rỗi để phân phối lại vốn trên nguyên tắc có hoàn trả phục vụ kịp thời cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh...Đồng thời cũng bằng cách này tín dụng ngân hàng đã giải quyết phần nào được vấn nạn cho vay nặng lãi trên địa bàn huyện. Tác hại của nạn cho vay nặng lãi là rất lớn, ngoài việc kìm hãm sự phát triển của sản xuất, còn làm cho tình hình kinh tế, chính trị và xã hội trên địa bàn chữa đựng nhiều nhân tố bí ẩn.

Từ khi mở rộng đối tượng khách hàng cho vay nhiều hơn gói tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn, tín dụng ngân hàng đã tiếp cận được đến

người dân đặc biệt là nông dân và hộ kinh doanh nông nghiệp trong khu vực nông thôn.

Thứ hai, vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất, khai thác tốt các tiềm năng, tạo công ăn việc làm.

Hoạt động tín dụng ngân hàng ra đời đã biến các phương tiện tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thành những phương tiện hoạt động kinh doanh có hiệu quả, động viên nhanh chóng nguồn vật tư, lao động và các nguồn lực sẵn có khác đưa vào sản xuất, phục vụ và thúc đẩy sản xuất lưu thông hàng hoá đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng. Mặt khác việc cung ứng vốn một cách kịp thời của tín dụng ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động, vốn cố định của các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục tránh tình trạng ứ tắc, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có vốn để ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm thúc đẩy nhanh quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển nhanh chóng.

Bằng các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và phong phú cùng với việc thoả mãn thích đáng nhu cầu lợi ích, nhu cầu tiền đột xuất của người gửi tiền mà các Ngân hàng thương mại đã thu hút được hầu hết các nguồn tiền nhàn rỗi dù là rất nhỏ từ trong dân chúng tập trung về tay mình và từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn ngày càng tăng của nền kinh tế, hay nói cách khác hoạt động tín dụng đã làm nhiệm vụ thông dòng để vốn chảy từ nơi thừa đến nơi thiếu thông qua việc thực hiện hoạt động đi vay và cho vay. Nhờ đó đã góp phần cung ứng và điều hoà vốn trong từng doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế, tạo cho quá trình sản xuất được tiến hành một cách trôi chảy đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cố định, vốn lưu động, bổ sung tăng cường củng cố tài sản cố định làm cho quá trình sản xuất được tuần hoàn, thúc đẩy sản xuất lưu thông, tăng tốc độ chu chuyển vốn tiền tệ trong xã hội, góp phần thúc đẩy

quá trình tái sản xuất mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triền bền vững.

Mặt khác, trên địa bàn huyện ở nước ta với lực lượng lao động dồi dào, hàng năm có từ 8 - 9 triệu người không có đủ việc làm dưới nhiều hình thái khác nhau, đã tạo nên một áp lực rất lớn về việc làm. Thông qua nguồn vốn tín dụng cho việc phát triển các làng nghề truyền thống, các ngành thủ công nghiệp sẽ thu hút một lực lượng lao động đang dôi thừa này. Giải quyết vấn đề này là điều không đơn giản, nhất thiết phải vận dụng nhiều đường lối, nhiều giải pháp đồng bộ thì mới mang lại hiệu quả. Trong số các giải pháp đó, việc vận dụng công cụ tín dụng ngân hàng tin chắc sẽ mang lại những hiệu quả thiết thực.

Thứ ba, thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất, đẩy nhanh phát triển sản xuất hàng hoá

Thực hiện quá trình cải cách ruộng đất, xây dựng mô hình nông thôn mới, để hướng đến nền sản xuất hàng hoá, nhiều hộ dân đã phát triển sản xuất chuyển đổi cơ cấu giống và mùa vụ, quy hoạch các vùng chuyên canh, tăng quy mô sản xuất, đã tạo nên những bước phát triển vượt bậc.

Đó cũng là quá trình vừa mang tính tự phát, vừa mang tính tự giác dẫn đến tích tụ và tập trung ruộng đất. Nhiều hộ có năng lực tổ chức sản xuất lớn, có vốn đã tìm cách mở rộng quy mô sản xuất của mình. Cùng lúc đó, nhiều hộ thiếu điều kiện hơn đã nhượng lại quyền sử dụng đất cho các hộ có nhu cầu, để chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp. Trong quá trình đó, vốn tín dụng ngân hàng đã được các nhà đầu tư sử dụng để mua lại quyền sử dụng đất, mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, cải tiến quy trình sản xuất để tăng năng suất, đẩy mạnh sản xuất hàng hoá.

Khi quy mô sản xuất được mở rộng, việc tích tụ và tập trung ruộng đất càng lớn thì nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng cũng tăng cao tương ứng, càng

đẩy mạnh được sản xuất, sản lượng hàng hoá cũng được tăng cao, mở rộng cho tiêu dùng và xuất khẩu.

Thứ tư, vai trò của tín dụng ngân hàng trong thực hiện các chính sách hỗ trợ cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống kinh tế - xã hội và các cơ sở trên địa bàn huyện.

Giảm nghèo là mục tiêu quốc gia được Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm. Về mặt cơ chế chính sách, Quốc hội đã ban hành các Nghị quyết, các Luật và dành phần ưu tiên ngân sách cho mục tiêu này. Chính phủ đã ban hành chính sách chung và chính sách đặc thù để xóa đói, giảm nghèo. Trong bảy nhóm chính sách cơ bản thì chính sách tín dụng là nhóm chính sách quan trọng góp phần thực hiện thành công quá trình xóa đói giảm nghèo. Việc triển khai nhóm chính sách tín dụng đã được ngành Ngân hàng rất quan tâm và huy động mạnh mẽ nguồn lực của toàn ngành để thực hiện, góp phần quan trọng thực hiện có hiệu quả mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo.

Trong giai đoạn vừa qua các Ngân hàng đã chủ động đề xuất và thực hiện các hoạt động an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững qua các chính sách là: Hỗ trợ tài chính trực tiếp thông qua các chương trình an sinh xã hội cụ thể cho các địa phương có tỷ lệ hộ nghèo cao; Xúc tiến đầu tư, tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp và người dân ở địa phương nghèo; Vận hành các dự án tài chính nông thôn, triển khai nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới (WB) đến khu vực nông thôn, phát triển sản xuất. Nhiều chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận tốt hơn nguồn lực đầu tư và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.

Theo số liệu báo cáo tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác giảm nghèo bền vững, đến cuối năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,8- 2%/năm (từ tỷ lệ 7,8% xuống còn 5,8-6%). Riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các

huyện nghèo giảm bình quân 5%/năm (từ 38,2% năm 2013 xuống còn 33,2% năm 2014).

Tín dụng Ngân hàng cung cấp cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là thông qua quan hệ tín dụng của: Các chủ đầu tư, chủ dự án với các chi nhánh BIDV để thi công các công trình cải tạo, nâng cấp hoặc làm mới về đường sá, cầu cống, trường học, các công trình thuỷ lợi, giao thông nông thôn, lưới điện, các cơ sở công cộng; Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, hộ gia đình vay vốn thực hiện các dự án phát triển làng nghề truyền thống, chế biến nông lâm sản có dây chuyền sản xuất, trang thiết bị và công nghệ hiện đại; Các dự án phát triển kinh tế trang trại quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động, có cơ sở nghiên cứu ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất, mua bán kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Thứ năm, vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy hạch toán kinh doanh của các doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn.

Ngày nay sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia luôn luôn gắn quan hệ kinh tế với thị trường thế giới, nền kinh tế “đóng” tự cung tự cấp trước đây nay đã nhường chỗ cho nền kinh tế “mở” phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.

Một quốc gia được gọi là phát triển thì trước hết phải có một nền kinh tế chính trị ổn định, có vị thế trên thị trường quốc tế, có một lượng vốn lớn trong đó vốn dự trữ ngoại tệ là rất quan trọng. Tín dụng ngân hàng trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau bằng các hoạt động tín dụng quốc tế như các hình thức tín dụng giữa các chính phủ, giữa các tổ chức cá nhân với chính phủ, giữa các cá nhân với cá nhân...Sự phát triển ngày càng tăng trong hoạt động ngoại thương và số thành viên tham

dự hoạt động ngày càng lớn làm cho nhu cầu về hoạt động tài chính càng trở nên cần thiết.

Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở có hoàn trả và có lợi tức. Ngân hàng huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mọi thành phần kinh tế và cho vay khi họ tạm thời thiếu vốn. Các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng ngoài việc được cung ứng vốn một cách kịp thời đầy đủ còn được ngân hàng hỗ trợ trong quá trình sử dụng vốn thông qua những ý kiến tư vấn khi lập phương án sản xuất kinh doanh hoặc chọn đối tác ký kết hợp đồng...Mặt khác, trong khi sử dụng vốn vay, khách hàng có quan hệ ràng buộc với ngân hàng bởi trách nhiệm hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi trong một thời gian nhất định. Vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải cân nhắc làm thế nào để sử dụng vốn có hiệu quả nhất, giảm thiểu chi phí, tăng vòng quay của vốn đảm bảo kinh doanh có hiệu quả cho doanh nghiệp, đồng thời tăng hiệu quả của hoạt động tín dụng ngân hàng. Muốn vậy các doanh nghiệp phải tự vươn lên thông qua các hoạt động của mình mà một trong các hoạt động khá quan trọng là việc hạch toán kế toán nhằm giám sát mọi hoạt động tài chính tiền tệ của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Như vậy thông qua hoạt động tín dụng mà cụ thể là cho vay, ngân hàng có thể kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho người vay càng có ý thức hơn trong cơ chế quản lý tài chính, quản lý đồng vốn, qua đó tăng cường củng cố chế độ hạch toán kế toán thêm vững chắc.

Vốn tín dụng ngân hàng là vốn có thời hạn, hoàn trả cả gốc và lãi,

điều đó đòi hỏi các chủ thể vay vốn ngân hàng phải tính toán cân nhắc sử dụng đồng vốn mang lại hiệu quả cao nhất để vừa hoàn vốn cả gốc và lãi cho ngân hàng, vừa mang lại lợi nhuận cho mình. Từ đó, cùng với quy luật cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi tất cả các chủ thể phải biết tính toán, hạch toán, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh,

tăng cường sức mạnh cạnh tranh, hạ giá thành sản phẩm. Kết quả tất yếu là năng lực SXKD, khả năng hạch toán kinh tế của các chủ thể kinh tế trên địa bàn huyện ngày càng được nâng cao.

Thứ sáu, vai trò của tín dụng ngân hàng trong thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và tiền tệ, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thông qua hoạt động tín dụng, khối lượng tiền trong lưu thông sẽ tăng lên khi thực hiện hoạt động cho vay và ngược lại sẽ giảm xuống khi thực hiện hoạt động thu nợ, do đó sẽ góp phần điều tiết khối lượng tiền trong toàn bộ nền kinh tế. Ngân hàng sử dụng công cụ lãi suất, hạn mức tín dụng để làm thay đổi khối lượng tiền vay, từ đó điều tiết được khối lượng tiền trong nền kinh tế và kiểm soát được lạm phát, bởi vì tín dụng ngân hàng khi điều tiết được khối lượng tiền tức là khống chế được khối lượng tiền cần thiết cho nhu cầu trao đổi và lưu thông hàng hoá, nhờ kiểm soát được giá cả. Hay nói cách khác,việc đưa tiền vào lưu thông qua tín dụng ngân hàng là con đường hữu hiệu nhất bởi vì khối lượng tiền này đã được đảm bảo bằng một lượng giá trị vật tư hàng hoá và tránh được lạm phát tiền tệ.

Tín dụng Ngân hàng trên địa bàn huyện còn tác động vào quá trình lựa chọn đầu tư, dịch chuyển vốn từ ngành này sang ngành khác, dẫn đến bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận, giảm sự độc quyền, thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển. Để cung cấp vốn cho SXKD, tín dụng ngân hàng luôn luôn phải tính toán, lựa chọn các ngành mang lại lợi nhuận cao, lựa chọn các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế có năng lực quản lý và tổ chức SXKD hiệu quả để đầu tư. Chính điều này đã làm cho việc điều chuyển vốn tín dụng của ngân hàng thích ứng với cơ cấu ngành kinh tế, phát huy sự phát triển các ngành mũi nhọn.

Tóm lại, tín dụng ngân hàng có vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế đất nước.Tín dụng ngân hàng là cầu nối giữa người có vốn và người cần vốn để giải quyết nhu cầu này thoả đáng trong mối quan hệ này, từ đó thúc đẩy tái sản xuất mở rộng tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển bền vững, thông qua tín dụng ngân hàng có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ. Tín dụng Ngân hàng đã luôn là động lực tích cực của sự phát triển, trở thành thành tố không thể thiếu, đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 25 - 33)