Kinh nghiệm của các địa phương về phát huy vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển KT-XH

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 41)

dụng Ngân hàng đối với phát triển KT-XH

1.3.1.1. Kinh nghiệm của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An

Mối quan hệ giữa kinh tế - xã hội địa phương và tín dụng Ngân hàng đã được giải quyết một cách hợp lý, kịp thời và hiệu quả.

Huyện Quỳnh Lưu là một huyện lớn với diện tích 436,16 km2, dân số hơn 259.962 người [1; tr.33], nằm trong vùng trọng điểm, cực tăng rưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An. Quỳnh Lưu là huyện hội tụ đầy đủ những điều kiện, lợi thế để phát triển một nền kinh tế đa dạng, năng động mà ít địa phương nào có được. Trong số 3 vùng được phân tách theo điều kiện tự nhiên, lợi thế kinh tế của huyện gồm vùng bãi ngang và ven biển, vùng nông giang trung tâm và vùng phía Tây có thể phát triển đa dạng... trong đó, vùng biển kết nối bãi ngang được xem là vùng kinh tế năng động, tiềm năng nhất của huyện. Chiều dài bờ biển của Quỳnh Lưu hiện có 20 km, đi qua 8 xã với lợi thế hệ thống hạ tầng phục vụ cho nghề đánh bắt thủy sản khá hoàn chỉnh. Với thế mạnh về khai thác hải sản khi chính phủ ban hành Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, Quỳnh Lưu đã đăng ký đóng mới hàng trăm phương tiện, trong đó, tàu vỏ thép là 24 phương tiện.

Với kinh nghiệm hoạt động của mình, BIDV đã bám sát các chủ trương phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện về việc đầu tư phát triển các dịch vụ hầu cần nghề cá. Đến nay hầu hết các hộ dân kinh doanh về: thu mua, chế biến thuỷ hải sản trên địa bàn 08 xã ven biển của huyện đều vay vốn tại BIDV và phát triển ngày càng lớn mạnh.

Ngoài lợi thế về đánh bắt, nuôi trồng và kinh doanh thủy sản, Quỳnh Lưu cũng phát huy tốt trên các lĩnh vực khác. Chỉ tính riêng giai đoạn 2011 - 2013, Quỳnh Lưu đã thu hút được 83 dự án, với tổng số vốn đăng ký là 1.165 tỷ đồng. Đến nay, trên địa bàn huyện có 92 dự án đang hoạt động hiệu quả thì

có 24 dự án thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư với tổng nguồn vốn đầu tư 3.223 tỷ đồng; có 38 dự án đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với nguồn vốn 441 tỷ đồng và có 30 dự án trên lĩnh vực dịch vụ với nguồn vốn trên 240 tỷ đồng. Các dự án đầu tư này đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế chung của huyện, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Một số dự án có quy mô đầu tư lớn, khi hoàn thành đã tạo nên một diện mạo mới cho huyện, tạo nên sự khởi sắc trong đời sống nhân dân như tuyến đường Hậu - Đôi - Yên - Minh với số vốn đầu tư 383 tỷ đồng; Tuyến đường Thạch - Thanh - Lương với số vốn đầu tư 230 tỷ đồng; Dự án đường du lịch biển 117 tỷ đồng; Dự án sữa chữa nâng cấp hệ thống đê biển Long - Thuận - Thọ với số vốn đầu tư 95 tỷ đồng; Tuyến đường Quỳnh Lâm - Ngọc Sơn với số vốn đầu tư 69 tỷ đồng...[18; tr.6]

Tất cả các thành quả nêu trên đều có sự đóng góp hết sức lớn của vốn tín dụng Ngân hàng nói chung và tín dụng Ngân hàng BIDV nói riêng.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của Thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An

Là một Thị xã được tách ra từ huyện Quỳnh Lưu từ năm 2013, Thị xã Hoàng Mai cũng có các thế mạnh về phát triển kinh tế biển như huyện Quỳnh Lưu. Ngành nghề thuỷ hải sản như: đánh bắt, thu mua, chế biến thuỷ hải sản, nuôi tôm đều là các ngành mang lại nguồn lợi kinh tế lớn cho nhân dân và thị xã. Ngoài ra với lợi thế về các mỏ đá, mỏ đất sét … Hoàng Mai có thế mạnh lớn về ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, hiện trên địa bàn có nhà máy xi măng Hoàng Mai 1 công suất 1.2 triệu, đang xúc tiến đầu tư nhà máy Hoàng Mai 2 công suất 4.5 triệu tấn/năm. Mỏ đá ở đây còn cung cấp cho nhà máy xi măng Nghi Sơn. Ngoài xi măng, còn có các nhà máy sản xuất bột đá trắng, gạch tuynel, Dự án nhà máy gạch không nung công suất 400 triệu viên/năm của Vicem cũng đang được triển khai tại Khu công nghiệp Đông Hồi. Bên cạnh đó Hoàng Mai cũng đang triển khai các dự án lớn khác như: Nhà máy nhiệt điện 1.800MW tại khu công nghiệp Đông Hồi với diện tích dự kiến là

283 ha do Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia, Tập đoàn than khoáng sản và Tổng công ty Sông Đà hợp tác đầu tư; Công ty giấy cũng xin cấp 120 ha đất để xây dựng khu sản xuất gỗ giấy công suất 120.000 tấn/năm; Nhà máy luyện kim Kobeco Nhật Bản đang xúc tiến đầu tư xây dựng cảng xuất nhập quặng thép và tổng kho tại đây với diện tích dự kiến 80ha, Nhà máy dệt may của Tập đoàn dệt may…

Đây chính là cơ hội dành cho Thị xã để phát triển kinh tế - xã hội ngày càng lớn mạnh và cũng là cơ hội cho tín dụng Ngân hàng ngày càng phát triển. Riêng đối với BIDV là đơn vị có bề dày về hoạt động và uy tín trên địa bàn đã gắn kết được giữa BIDV và Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Phường Quỳnh Xuân - Thị xã Hoàng Mai. Là một trong những Phường có kinh tế phát triển nhất của Thị xã. Số lượng khách hàng doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với BIDV chiếm 70% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn Phường.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của huyện Mường Khương, Lào Cai

Được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, hạ tầng nông thôn của huyện Mường Khương được xây dựng, bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, như vùng trồng cây ăn quả (dứa, chuối), vùng trồng chè… Kinh tế của huyện có tốc độ phát triển khá, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên, diện mạo nông thôn khởi sắc... Có được kết quả này một phần cũng có sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn tín dụng thông qua thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định 41 của Chính phủ. Là huyện thuần nông, sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm chủ đạo, do đó những năm qua, huyện Mường Khương đã dành nhiều chính sách đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Các sản phẩm như: Gạo Séng cù, tương ớt, ngô lai hàng hóa, lợn đen, các loại cây ăn quả (dứa, chuối, quýt) của huyện đã có mặt tại nhiều thị trường.

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn huyện như: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Chính sách, Quỹ tín dụng… đã phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ huyện cho vay theo tổ, nhóm nhằm giúp các hộ gia đình hiểu và thấy rõ lợi ích khi tham gia sinh hoạt theo tổ, nhóm, đồng thời đẩy mạnh phong trào giúp nhau phát triển kinh tế. Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị định 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Mường khương đã đạt nhiều kết quả. Từ nguồn vốn vay đã giúp nông dân có hướng đi phù hợp để nâng cao đời sống, đóng góp tích cực trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới hiện nay trên địa bàn huyện.

1.3.1.4. Kinh nghiệm của huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An

Đô Lương Là huyện trung tâm của vùng, tiếp giáp với 6 huyện xung quanh và có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như con người thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội… Đô Lương có địa hình tương đối bằng phẳng, chế độ thủy văn và nguồn nước dồi dào, cơ bản hài hòa, phân bố rộng khắp. Trên địa bàn có cả giao thông đường bộ và đường thủy, thuận lợi cho giao lưu trao đổi hàng hóa. Nguồn nhân lực dồi dào, trình độ dân trí tương đối cao, nhân dân cần cù lao động sản xuất và nhạy bén với cơ chế thị trường. Căn cứ vào những nguồn lực và lợi thế của địa phương, huyện Đô Lương xác định: Phát triển công nghiệp, ngành nghề và dịch vụ nông thôn là nhiệm vụ quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Trên địa bàn huyện Đô Lương có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống đã mang lại giá trị thu nhập tương đối lớn cho một bộ phận nhân dân như nghề bánh đa, kẹo lạc, nghề bánh bún, ươm tơ, nghề mộc, nồi đất, gạch ngói…Thời gian qua, sự phát triển của làng nghề đã được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo. Ngoài ra, ngành dịch vụ giao thông vận tải thời gian

qua cũng được nâng lên đáng kể và không ngừng tăng qua các năm. Hiện nay, ngoài các thành phần kinh tế Nhà nước, các thành phần kinh tế cá thể cũng ngày càng tham gia nhiều vào dịch vụ này. Hoạt động của lĩnh vực vận tải đã tạo được nhiều công ăn việc làm cho lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội.

Năm 2014 với việc cùng tham gia tài trợ vốn vào dự án nhà máy xi măng Sông Lam - một trong những dự án trọng điểm của tỉnh - đầu tư trên địa bàn huyện dự kiến sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2016. Với đóng góp đó của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn vào sự tăng trưởng của ngành Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản trong những năm qua đã tác động đến khả năng phát triển kinh tế của huyện, góp phần giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho lao động.

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 37 - 41)