Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của tín dụng ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 82)

1 Tổng nguồn vốn huy động 652 2.07 365

2.2.2.Những hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến vai trò của tín dụng ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ

dụng ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

2.2.2.1. Hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động ngân hàng trong khu vực còn có những khó khăn như: nguồn vốn huy động tại chỗ thấp trong khi nhu cầu vốn đầu tư phát triển khá cao; nguồn vốn cho phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn như chế biến nông sản, chế biến, thu mua thuỷ hải sản, còn nhiều hạn chế; hoạt động tín dụng chính sách vẫn còn nhiều khó khăn, thiếu vốn, thiếu cơ chế, chính sách cụ thể, nguồn lực còn dàn trải, phân tán.

Từ các dữ liệu, tình hình, thực trạng tín dụng của BIDV Phủ Diễn đối với sự phát triển KT-XH trên địa bàn có thể rút ra những hạn chế, yếu kém chủ yếu như sau:

- Tăng trưởng nguồn vốn huy động chưa ổn định, còn hiện tượng trồi sụt, bấp bênh. Cơ cấu vốn huy động chưa cân đối và hợp lý, tỷ lệ vốn trung dài hạn đạt thấp…

- Sự tăng trưởng nguồn vốn huy động trên địa bàn nhiều năm chưa đạt được sự bền vững cần thiết. Từ năm 2012 đến nay nguồn vốn chủ yếu của Chi nhánh là tiền gửi dân cư, còn nguồn vốn tổ chức kinh tế và định chế tài chính rất thấp và không ổn định do cơ chế thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ.

- Vốn tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn cơ bản đã đáp ứng nhu cầu vốn của các hộ dân và doanh nghiệp trên địa bàn, đối tượng và dư nợ ngày càng tăng, đặc biệt là dư nợ tín dụng bán lẻ. Tuy nhiên nhìn chung việc phân bổ vốn để phát triển kinh tế - xã hội chưa được đồng đều. Hiện nay hầu hết vốn tín dụng mới chỉ tập trung tại các xã như: Thị trấn Diễn Châu, xã Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kỷ, Diễn Hồng, Diễn Tháp, Diễn Xuân. Còn đối với các xã có nhiều tiềm năng như Diễn Yên, Diễn Trường, Diễn Thọ, Diễn Tân, Diễn Phú, Diễn Lộc..các xã thuộc Khu kinh tế Đông Nam.

- Một số cơ chế còn vướng mắc, khiến cho tín dụng trong hoạt động của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn chưa được thuận lợi. Hiện nay trên địa bàn các huyện thuộc tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Diễn Châu nói riêng thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản gắn liền trên đất về cơ bản đã được cấp nhưng trên giấy chỉ cấp đối với quyền sử dụng đất còn quyền sở hữu nhà ở thì lại không được cấp. Trong khi đó theo quy định về giao dịch bảo đảm tiền vay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam thì đối với tài sản gắn liền trên đất sẽ tính hệ số để làm cơ sở cho vay thấp hơn so với quyền sử dụng đất. Đồng thời theo điểm a, khoản 1 Điều 91 của Luật Nhà ở năm 2005 quy định điều kiện của nhà ở tham gia giao dịch là "có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật" [21, tr25] nên khi đăng ký giao dịch bảo đảm thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tại huyện hầu hết chỉ đăng ký cho Quyền sử dụng đất nên nếu sau này có tranh chấp giữa Ngân hàng và khách hàng thì vấn đề xử lý tài sản đảm bảo cũng hết sức khó khăn.

- Việc ra đời quá nhiều Ngân hàng trên địa bàn cũng là một điều khó khăn đối với Chi nhánh BIDV Phủ Diễn. Hiện nay trên địa bàn huyện ngoài có tới 12 Tổ chức tín dụng trú đóng: Ngân hàng TMCP Công Thương, Ngoài thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông huyện, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng quân đội, Ngân hàng TMC Kỹ thương, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng quốc tế VIB, riêng Ngân hàng Chính sách xã hội thì ở tại tất cả các xã đều có cơ sở. Do đó thị phần tín dụng của BIDV sẽ bị chia nhỏ và mức đóng góp vào kinh tế - xã hội của huyện cũng ít hơn.

2.2.2.2. Nguyên nhân:

Những hận chế nêu trên về vai trò của tín dụng ngân hàng tại Chi nhánh BIDV Phủ Diễn đối với phát triển KT-XH trên địa bàn huyện là do các nguyên nhân:

- Trước hết là trình độ phát triển KT-XH của địa phương còn thấp.

Tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn được sử dụng như một công cụ đòn bẩy tác động vào quá trình phát triển của KT-XH địa phương, nhưng chính trình độ phát triển KT-XH của huyện cũng sẽ tác động trở lại vào hoạt động tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn.

Trong những năm qua, với sự vận dụng đúng đắn đường lối, chính sách của Đảng, KT-XH huyện Diễn Châu đã đạt được những thành tựu quan trọng, tuy nhiên, đến nay các tiêu chí cơ bản của một huyện công nghiệp vẫn đang còn ở xa phía trước.

Các doanh nghiệp nhà nước có mặt trên địa bàn chưa đủ mạnh. Hoạt động kinh doanh còn nhiều khó khăn, sức cạnh tranh kém. Loại hình kinh tế hợp tác dù đã được đầu tư sắp xếp củng cố nhưng đến nay sự vận hành trong cơ chế thị trường còn nhiều lúng túng, chưa thu hút được các tầng lớp nhân dân tham gia. Từ đó, đầu tư vốn tín dụng của BIDV cho 2 thành phần kinh tế chủ chốt, đảm bảo định hướng XHCN.

Các cụm, khu công nghiệp đang được hình thành trên địa bàn huyện, yếu tố được xem như cứu cánh của phát triển kinh tế trong những năm tới đã và đang có nhiều nhà đầu tư đến đặt chỗ nhưng sự khởi động vẫn rất nặng nề, do thiếu vốn. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở kinh tế trên địa bàn nói chung phát triển chưa đồng đều. Vẫn còn thiếu những đơn vị SXKD mạnh vốn, có trình độ công nghệ cao, có chiến lược phát triển năng động, sắc bén… những điều kiện tạo nên ưu thế cho tín dụng và cũng là ưu thế cho phát triển KT-XH.

- Sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan hữu quan trên địa bàn huyện.

Quan điểm chính sách của các cấp lãnh đạo Đảng và Chính quyền đối với hoạt động tín dụng là đúng đắn, nhưng chưa thật nhất quán trong việc triển khai thực hiện. Đôi lúc, đôi nơi vẫn còn có tư tưởng đánh đồng vị trí của

Chi nhánh BIDV Phủ Diễn như một doanh nghiệp bình thường hoạt động chỉ với mục tiêu lợi nhuận (trên địa bàn huyện hiện tại có 12 tổ chức tín dụng). Từ đó mà sự quan tâm và phối hợp để “giữ vững kỷ cương pháp luật, lành mạnh hoá hoạt động tín dụng” không được duy trì liên tục và đồng bộ ở tất cả các cấp, ngành. Thực tế cho thấy, khi kỷ cương pháp luật trong các quan hệ tín dụng bị lơi lỏng thì lập tức sẽ tác động xấu đến hoạt động tín dụng, tác động dây chuyền đến các các quan hệ kinh tế nói chung trên địa bàn.

- Quá trình quản lý tín dụng và an ninh tài chính của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn còn yếu kém.

Tháng 10/2012, được sự đồng ý của Ngân hàng Nhà nước, BIDV đã sáp nhập 03 Chi nhánh BIDV là Chi nhánh Bắc Nghệ An, Chi nhánh Tây Nghệ An và PGD Diễn Châu thuộc Chi nhánh Nghệ An và đặt trụ sở chính tại thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu. Tại thời điểm sáp nhập dư nợ PGD Diễn Châu mới chỉ được gần 150 tỷ đồng, đến 31/12/2014 dư nợ riêng tại Phòng KHCN, Phòng KHDN và PGD Cầu Bùng nằm trên địa bàn huyện Diễn Châu đã là hơn 500 tỷ đồng (thị phần chỉ sau Ngân hàng nông nghiệp trên tổng số 12 tổ chức tín dụng). Tuy nhiên do địa bàn huyện nhỏ trong khi các tổ chức tín dụng lại nhiều nên vẫn có tình trạng cho vay chồng chéo, cùng một đối tượng nhưng được hai hoặc nhiều ngân hàng cho vay là khó tránh khỏi, điều này rất nguy hiểm cho công tác quản lý tín dụng.

- Cơ chế điều hành còn hạn chế; Sự vận dụng của chính sách tín dụng thiếu linh hoạt; Trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin chưa cao; Tình trạng thiếu cán bộ, nhất là cán bộ làm công tác tín dụng...

Cơ chế tài chính của BIDV, yếu tố được cho là động lực của sự phát triển và việc áp dụng linh hoạt cho các cấp chi nhánh còn nhiều bất cập, thiếu công bằng; cơ chế thưởng phạt trong hệ thống chưa nghiêm... Từ đó dẫn đến xu hướng thắt chặt, thủ thế, triệt tiêu động lực của các chi nhánh BIDV trên địa bàn, ảnh hưởng trực tiếp đến việc điều hành chính sách tín dụng.

Trong những năm qua, mặc dù đã được đầu tư đáng kể cho mục tiêu hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhưng nói chung trình độ công nghệ và ứng dụng công nghệ thông tin của cán bộ làm công tác tín dụng chưa cao. Mức độ tự động hoá trong các quy trình nghiệp vụ chưa cao, nhiều khâu trong quy trình nghiệp vụ vẫn phải thao tác thủ công song song với thao tác máy. Hệ thống phần mềm ứng dụng nhiều lúc còn chồng chéo. Hoạt động quản trị điều hành vẫn còn theo lối thủ công truyền thống mà chưa khai thác có hiệu quả hệ thống công nghệ thông tin hiện có. Mặc dù từ đầu năm 2014 đến nay BIDV đã áp dụng nhiều chương trình, phần mềm ứng dụng để khai thác các báo cáo phục vụ quản trị điều hành nhưng định kỳ cán bộ quản lý khách hàng vẫn phải làm quá nhiều loại báo cáo thủ công.

Đội ngũ cán bộ của Chi nhánh hầu hết là trẻ nên có tính năng động, tuy nhiên cán bộ có bề dày kiến thức để thực sự truyền đạt được cho cán bộ mới là rất ít. Số lượng Lãnh đạo phòng còn quá ít chưa đáp ứng yêu cầu để bối dưỡng cán bộ mới. Số lượng cán bộ làm công tác tín dụng quá ít, từ năm 2012 đến 31/12/2014 chưa tuyển dụng thêm cán bộ mới. Tại thời điểm sáp nhập tháng 10/2012 tổng số cán bộ là 142 người, đến 30/6/2015 chỉ còn 134 người (do có 06 cán bộ chuyển công tác, 02 cán bộ nghỉ hưu, trong đó có 05 cán bộ làm công tác tín dụng)

Cả hai điều kiện trình độ công nghệ thấp và lực lượng lao động ít và mỏng, nên hệ quả không tránh khỏi là năng suất lao động thấp cùng với tình trạng quá tải tín dụng, đã gây nên những khó khăn gay gắt trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn.

Để đảm bảo nâng cao vai trò của tín dụng Chi nhánh BIDV Phủ Diễn trên địa bàn huyện Diễn Châu thì trước hết cần phải tiếp tục phát huy tốt hơn nữa các thành tựu đã đạt được và cần đặt ra các định hướng, giải pháp cụ thể để giải quyết các tồn tại, hạn chế hiện tại.

Về cơ bản tác giả đã giúp người đọc có một cái nhìn tổng quát về quá trình hình thành và phát triển cũng như thực trạng công tác phát triển tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn giai đoạn 2012-2014. Đồng thời với việc đánh giá chi tiết vai trò của tín dụng ngân hàng Chi nhánh BIDV Phủ Diễn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Về cơ bản tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn đã đạt được những thành tích nhất định, góp phần phát triển KT-XH trên địa bàn huyện Diễn Châu. Các chủ thể là cá nhân, hộ sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện sau khi nhận được vốn vay từ nguồn vốn tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn về cơ bản đã kinh doanh có hiệu quả, phát triển cả về quy mô và chất lượng. Qua đó nâng cao giá trị sản lượng của từng ngành nghề góp phần hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Song song với những kết quả đó thì trong tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn cũng không thể tránh khỏi những hạn chế làm ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội huyện. Điều này đặt ra vấn đề đối với các cơ quan chính quyền của huyện và Chi nhánh BIDV Phủ Diễn cần phải có những định hướng, giải pháp cụ thể nhằm nâng cao vai trò tín dụng của Chi nhánh BIDV Phủ Diễn đối với phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế xã hội ở huyện diễn châu, tỉnh nghệ an (Trang 76 - 82)