1 Tổng nguồn vốn huy động 652 2.07 365
3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chi nhánh BIDV Phủ Diễn là một chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, mọi hoạt động của chi nhánh nằm trong mục tiêu chung của hệ thống, để có thể thực hiện được chiến lược của mình, chúng tôi kiến nghị như sau:
- Trên cơ sở các đề xuất của BIDV đối với phát triển KT-XH tỉnh Nghệ An, đề nghị BIDV tiếp tục làm việc với Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An, uỷ ban nhân dân các huyện để gắn liền sự phát triển KT-XH của huyện với hoạt động của Chi nhánh, nhất là hoạt động tín dụng.
- Việc phân giao kế hoạch kinh doanh cho các chi nhánh cần căn cứ vào nhu cầu thực tế của từng đơn vị, căn cứ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của từng địa bàn, dư nợ cho vay bình quân và dư huy động bình quân tính trên mỗi lao động, chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào - đầu ra.
- Tổ chức phối hợp tốt các đơn vị thành viên trên cùng địa bàn để tránh tình trạng cạnh tranh, lôi kéo khách hàng thiếu lành mạnh.
- Có cơ chế ràng buộc và chính sách đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ nhân viên làm nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ. cán bộ làm công tác tín dụng. Bố trí đủ cán bộ để giải quyết triệt để tình trạng cán bộ phải kiêm nhiệm nhiều việc như hiện nay.
KẾT LUẬN
Huyện Diễn Châu trải qua hơn 1000 năm lịch sử đã có nhiều lần phân chia, tách nhập địa giới hành chính với những tên gọi khác nhau. Trước lúc được mang tên Diễn Châu, vùng đất của chúng ta thuộc huyện Hàm Hoan, đến đời Hán thuộc huyện Cửu Đức, đến đời Ngô, đời Tần thuộc huyện Đức Châu của quân Nhật Nam. Tiếp đến đổi là Hoan Châu rồi Diễn Châu sau lại là Châu Hoan, Diễn Châu lộ, Vọng An trấn, Linh Nguyên phủ, Phủ Diễn Châu, Đông Thành đến năm 1919 thì được đổi tên thành huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho đến ngày nay. Với truyền thống truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo và truyền thống văn hóa của quê hương Diễn Châu; biết tận dụng khai thác mọi lợi thế, tiềm năng, vươn lên đạt được kết quả đáng ghi nhận trên các lĩnh vực, kinh tế huyện Diễn Châu đã có bước phát triển khá, văn hóa có nhiều tiến bộ; quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đến nay về cơ bản kinh tế - xã hội huyện Diễn Châu đã có những thành tựu đáng kể với những bước phát triển vô cùng quan trọng. Cơ cấu và giá trị sản xuất Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương - mại dịch vụ đã có những chuyển biến tích cực thực hiện đúng đường lối phát triển của Đảng bộ huyện. Với những kết quả đã đạt được đó của huyện Diễn Châu thì hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn cũng đã thể hiện vai trò hết sức quan trọng của mình trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Vai trò của tín dụng Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn đối với sự phát triển KT-XH huyện Diễn Châu là một trong những vấn đề thiết thực không chỉ của hệ thống ngân hàng, mà còn là vấn đề của xã hội. Góp phần cho việc sử dụng đắc lực công cụ tín dụng, tác động vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích
cực. Vì vậy vấn đề này cần tiếp tục được nghiên cứu và khẳng định nhằm phát huy tốt hơn nữa cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Diễn Châu.
Với phương châm hoạt động chung của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng như mục tiêu hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn và sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Diễn Châu. Trong Luận văn này tác giả đã tập trung nghiên cứu, giải quyết những nội dung cơ bản sau:
Một là, Làm rõ những vấn đề lý luận chung về tín dụng ngân hàng. Luận văn cũng đã nghiên cứu về các hình thức tín dụng hiện có và mối quan hệ giữa các hình thức tín dụng trên địa bàn huyện. Khái quát vai trò tín dụng Ngân hàng và các điều kiện để phát huy vai trò của nó đối với phát triển KT- XH trên địa bàn huyện.
Nghiên cứu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước, trong tỉnh về phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng nhất là tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đối với sự phát triển KT-XH và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm đối huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Hai là, Trên cơ sở dữ liệu, chứng cứ thực tiễn, Luận văn đã phân tích thực trạng tình hình kinh tế - xã hội huyện Diễn Châu từ năm 2010 đến nay, nêu lên những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đồng thời đánh giá đúng thực trạng hoạt động tín dụng và vai trò của tín dụng Ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn đối với phát triển kinh tế - xã hội huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Rút ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân làm ảnh hưởng đến vai trò tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn để làm cơ sở đề ra định hướng và các giải pháp phát huy vai trò tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn đối với phát triển kinh tế - xã hội huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
Ba là, Luận văn đã nêu lên một số định hướng cơ bản về phát huy vai trò của nó đối với phát triển KT-XH ở huyện Diễn Châu. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế - xã hội huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đó là:
- Giải pháp về tăng cường huy động các nguồn vốn.
- Giải pháp về mở rộng đối tượng cho vay, đa dạng hoá các hình thức sử dụng.
- Giải pháp để hạn chế rủi ro tín dụng.
- Nhóm giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Phủ Diễn trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Với các giải pháp và kiến nghị đã đưa ra tác giả mong sẽ góp phần vào thành công hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Phủ Diễn và phát huy tốt hơn nữa vai trò tín dụng của nó vào sự phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.