1 Tổng nguồn vốn huy động 652 2.07 365
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
3.1. Định hướng phát huy vai trò của tín dụng ngân hàng tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Phủ Diễn đối với phát triển KT-XH ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Diễn Châu,tỉnh Nghệ An tỉnh Nghệ An
Từ những kết quả đạt được và những hạn chế yếu kém trong 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Huyện Đảng bộ lần thứ XIX (2010-2015), đánh giá đúng tiềm năng, phân tích đầy đủ những hạn chế và nguyên nhân, Đại hội Đảng Bộ huyện Diễn Châu Lần thứ XXX đã đề ra định hướng, mục tiêu tổng quát phát triển KT-XH huyện giai đoạn 2015-2020 là: “Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, tiếp tục phát triển các lĩnh vực, ngành, sản phẩm có lợi thế, tiềm năng của địa phương. Tập trung thu hút đầu tư để phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ du lịch và kinh tế biển, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Quan tâm phát triển các lĩnh vực văn hóa xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đảm bảo vững chắc quốc phòng, an ninh” [2; tr.15].
Các chỉ tiêu phát triển KT-XH chủ yếu giai đoạn 2015-2020:
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2016- 2020 tăng 11,5- 12%.
- Giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5- 5,0%. Công nghiệp - xây dựng tăng 14,0-14,5 %. Các ngành dịch vụ tăng 12,5- 13 %..
- Tốc độ tăng trưởng giá trị tăng thêm bình quân 10,5- 11%.
- Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản: 20,10%; Công nghiệp - xây dựng: 32,58%. Các ngành dịch vụ: 47,32%.
- Thu nhập bình quân đầu người khoảng 67 - 72 triệu đồng. Giá trị tăng thêm bình quân đầu người đạt khoảng 55 - 60 triệu đồng.
- Tổng sản lượng thủy sản đạt 38.500 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác 31.500 tấn; nuôi trồng 7.000 tấn.
- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 30.000 tỷ đồng
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 70 - 75%, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 3.000 - 3.500 lao động.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm mỗi năm 1,5- 2%v(theo tiêu chí hiện hành của Bộ Lao động, thương binh và xã hội)
- Mục tiêu định hướng phát triển đối với một số ngành kinh tế trọng điểm:
Trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: đầu tư thực hiện dự án, phát huy tối đa công suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh tại cụm công nghiệp Tháp - Hồng - Kỷ và các doanh nghiệp, xí nghiệp trên địa bàn. Hoàn thiện, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng công nghiệp; kiểm tra, rà soát, kiến nghị xử lý các dự án đầu tư triển khai không đảm bảo quy định; tổ chức quản lý các cụm công nghiệp hiệu quả.
Chủ động quy hoạch, kêu gọi đầu tư phát triển nhanh, mạnh công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng làng nghề hiệu quả theo Đề án phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và làng nghề giai đoạn 2011- 2020, gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới; ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, cơ khí, chế tạo, điện tử, hàng tiêu dùng, chế biến nông, lâm
nghiệp, thủy sản, vật liệu xây dựng, nước sạch. Tổ chức triển khai xây dựng Khu công nghiệp Thọ Lộc theo kế hoạch của Tỉnh
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu, phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Rà soát, nâng cao chất lượng, hiệu quả của các làng nghề, làng có nghề; chú trọng nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu sản phẩm, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường; quan tâm xây dựng và phát triển các sản phẩm đã có thương hiệu. Phát huy hết công suất, đa dạng hóa các sản phẩm, các nhà máy chế biến thủy hải sản hiện có. Thu hút đầu tư xây dựng các cụm chế biến thủy sản và một số nhà máy chế biến thủy hải sản đông lạnh xuất khẩu có công suất 2.300- 5.000 tấn/năm; chú trọng phát triển chế biến nước mắm truyền thống. Xây dựng các cơ sở đóng tàu thuyền, sản xuất ngư cụ ở các xã ven biển; phát triển ngành cơ khí truyền thống.
Kêu gọi đầu tư xây dựng bến xe, tập trung thu hút tối đa các nguồn lực để phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các công trình trọng điểm, các tuyến đô thị trung tâm huyện, các tuyến giao thông liên xã, liên huyện, tuyến quốc phòng ven biển, các công trình thủy lợi cấp bách.
Trong lĩnh lực ngành dịch vụ: Phát triển mạnh các ngành dịch vụ có tiềm năng lợi thế, xây dựng các ngành kinh tế dịch vụ trở thành lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, trọng tâm của huyện. Tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển lĩnh vực thương mại, du lịch, vận tải, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bất động sản, tư vấn, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, công nghệ thông tin, khách sạn, nhà hàng, khám chữa bệnh, tư vấn và các dịch vụ hỗ trợ sản xuất kinh doanh. Phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất ngành dịch vụ bình quân 5 năm đạt 12,5 - 13%. Chú trọng đầu tư phát triển hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị tại các đô thị, thị tứ. Phấn đấu xây dựng Diễn Châu phát triển thành trung tâm các ngành dịch vụ Đông Bắc Nghệ An
Tập trung cho đầu tư phát triển sản phẩm du lịch, dịch vụ tại các điểm Đền Cuông - Cửa Hiền - Hồ Xuân Dương, Khu du lịch biển Diễn Thành, Hòn Câu, Khu du lịch vườn sinh thái Hòn Nhạn, Trại Bò (Diễn Lâm),… kết nối với ngành du lịch của tỉnh để Diễn Châu là điểm đến cho du khách trong các Tour du lịch ở Nghệ An.
Trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn: thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sản xuất hiệu quả và bền vững. Xây dựng thương hiệu lạc Diễn Châu, nâng cao năng suất, chất lượng lạc, mở rộng thị trường tiêu thụ; xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn, hoa cây cảnh, các mô hình sản xuất chất lượng cao, tập trung ở các xã Diễn Thành, Diễn Kỷ, Diễn Hồng, Diễn Thịnh, Diễn Phong, Diễn Lộc, Diễn Thọ và Diễn Yên. Đẩy mạnh phát triển khai thác, nuôi trồng thủy, hải sản, nâng cao hiệu quả sử dụng mặt nước, đa dạng hình thức nuôi và cơ cấu giống nuôi. Quan tâm phát triển chế biến thủy sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.