Ngày nay, xu hướng sử dụng và phát triển các phần mềm mã nguồn mở OSS (Open Source Software) đang ngày một phát triển mạnh mẽ. Đây là các phần mềm được phân phối tự do kèm theo mã nguồn, cho phép người dụng có thể thay đổi mã nguồn theo mục đích sử dụng của cá nhân mà không cần xin phép tác giả. Phần mềm mã nguồn mở hoàn toàn phi thương mại.
46
Đã có nhiều dự án phần mềm mã nguồn mở thành công, từ ứng dụng itnernet (như Apache, Mozilla, BIND, sendmail…), ngôn ngữ lập trình (GNU, C++, Per, Python, PHP), ứng dụng văn phòng Open Office đến các hệ thống lớn như hệ quản trị cơ sở dữ liệu (PostgreSQL, mySQL) và hệ điều hành Linux.
Phần mềm mã nguồn mở có nhiều ưu điểm lớn:
- Tính kinh tế: Các phần mềm mã nguồn mở không thu phí đăng ký sử dụng. Các chi phí khác liên quan đến nhân lực, hỗ trợ phần cứng, đào tạo thường thấp hơn nhiều so với phần mềm thương mại.
- Tính an ninh: Thông thường phần mềm mã nguồn mở được phát triển trên chuẩn mở (Open Standard) có tính ổn định và độ tin cậy cao.
- Tính độc lập: sử dụng phần mềm làm giảm sự lệ thuộc vào nhà cung do các chuẩn mở cũng như mã nguồn được chuyển giao toàn bộ cho người sử dụng.
- Tính giáo dục: Mã nguồn chính là kiến thức, trí tuệ của nhân loại. Làm chủ và phát triển được mã nguồn là nắm được tri thức quý báu đó.
- Tính kế thừa: Sử dụng phần mềm mã nguồn mở là cách “đi tắt đón đầu” để theo kịp sự phát triển của nhân loại, không phải tốn chi phí xây dựng phần mềm từ đầu, tận dụng được trí tuệ và thành quả của những người đi trước và có khả năng phát triển trở thành một hệ thống lớn, toàn cầu. Với các ưu điểm lớn này, các hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở là sự lựa chọn hàng đầu cho các nhà phát triển với các tiêu chí: đầy đủ trong sử dụng, linh hoạt trong phát triển và chi phí đầu tư thấp. Sự phát triển mở rộng của ngày càng nhiều tổ chức sử dụng đã minh chứng cho xu thế làm chủ trong tương lai của các hệ thống quản lý mã nguồn mở.
2.3. Công cụ xây dựng nội dung học tập (Authoring Tool)
Hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ người dạy soạn thảo các nội dung học tập ở nhiều cấp độ khác nhau, từ soạn thảo nội dung đơn giản đến các phần mềm hỗ trợ biên tập, sáng tác nội dung theo ý muốn của người dạy. Trong phạm vi chương 2 của luận văn này, tác giả giới thiệu một số phần mềm thông dụng và có hiệu quả
47
cao trong xây dựng các nội dung cho đào tạo trực tuyến. Tác giả đặc biệt chú trọng đến các phần mềm hỗ trợ người dạy tạo ra các nội dung đa phương tiện có tính tương tác cao, hỗ trợ xuất ra các định dạng chuẩn như SCORM, AICC… để đưa lên hệ thống quản lý học tập.