Bảng 1. 1 Lớp học truyền thống và lớp học E-learning
Yếu tố Lớp học truyền thống Lớp học e-learning
Lớp học
Phải có phòng học tập trung. Không gian và kích thước phòng học bị giới hạn Lớp học, phương thức học tập phải đồng bộ Không nhất thiết phải có phòng học tập trung, không giới hạn về không gian Học ở mọi lúc, mọi nơi Số lượng học viên Giới hạn.
Học viên và giáo viên phải trực tiếp đến lớp, học theo giờ nhất định
Không giới hạn.
Học viên, giáo viên không cần trực tiếp đến lớp, không cố định giờ học
1.2.4.3. Kết hợp e-learning và phương pháp truyền thống
Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng hiện nay e-learning vẫn chưa hoàn toàn thay thế được phương pháp giảng dạy truyền thống bởi những lý do sau đây:
26
-Phương pháp dạy học truyền thống phù hợp với tất cả các người học và gắn liền với mỗi người học. Với cách học truyền thống, người học cảm thấy an toàn hơn khi được nghe giảng trực tiếp, được giải quyết vấn đề trực tiếp với giáo viên, phù hợp với nhiều đối tượng học viên khác nhau. Đối với những học viên không tự giác, không có thói quen tự làm việc hay chủ động làm việc thì cách học truyền thống ít nhiều cũng có tác động đến họ khi họ được trao đổi trực tiếp với giáo viên trên lớp. Giáo viên cũng có thể quan sát được thái độ học tập và khả năng học tập của mỗi học viên thông qua tiếp xúc trực tiếp. Trong khi đó, mô hình đào tạo trực tuyến không phải phù hợp với tất cả mọi người, chỉ phù hợp với những người học trưởng thành, có kiến thức về tin học, thực sự có nhu cầu và tự giác học.
-Đối với bài học, không phải bất kỳ nội dung học nào cũng dễ dàng chuyển đổi sang e-learning. Các nội dung có tính thực hành cao, tính thực tế cao thì khó có thể dùng e-learning để giảng dạy được, ví dụ như các ngành liên quan đến chế tạo, ngành y khoa, múa, nhạc, hội hoạ… Ngược lại những môn học thiên về rèn luyện kỹ năng và hoạt động theo quy trình, có sự thay đổi nhanh về nội dung học tập, có yêu cầu cập nhật kịp thời, sẽ là những nội dung thích hợp của e-learning.
Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh của kỹ thuật mô phỏng và công nghệ 3D hiện nay, các rào cản đó sẽ phần nào được loại bỏ, mang lại cho người học trải nghiệm mới hoặc ít nhất cũng hỗ trợ người học tốt hơn. Minh chứng rõ nhất cho điều này khi giảng dạy giải phẫu, phẫu thuật trên người đối với sinh viên y khoa, mô phỏng sẽ giúp người học rèn luyện kỹ năng trước khi tiến hành trên đối tượng thực – nâng cao hiệu quả của phương pháp giảng dạy truyền thống.
Kết hợp e-learning và phương pháp dạy học truyền thống một cách phù hợp sẽ cho mang lại hiệu quả cao nhất cho quá trình dạy học.
27
1.2.5. Các hình thức kỹ thuật của E-learning
1.2.5.1. CBT (Computer Based Training)
Thuật ngữ CBT thường được sử dụng để chỉ mọi hình thức học tập dựa trên máy tính. Tuy nhiên khi phân chia những hình thức kỹ thuật của e-learning, người ta dùng thuật ngữ này để chỉ những chương trình học tập truyền thống được lưu trữ trên các đĩa CD-ROM hoặc DVD. Các chương trình này cho phép người học tiến hành quá trình tự học một mình với máy tính. Trong trường hợp này máy tính sẽ “đảm nhiệm” ba chức năng sư phạm trong giờ học bao gồm: truyền đạt nội dung kiến thức, ra bài tập và nhận xét kết quả.
Các đặc trưng của CBT:
-Là quá trình học tập chủ động, độc lập -Hỗ trợ học tập phân tán
-Học tập dựa trên phương tiện
-Hỗ trợ quá trình học tập không đồng bộ -Học tập tương tác
1.2.5.2. WBT (Web Based Training)
WBT bắt đầu có ưu thế từ những năm 90 của thế kỷtrước. Nó khác với CBT ở chỗ cho phép tiến hành học tập cộng tác trên cùng một chương trình học một cách đồng thời giữa hai hay nhiều người học khác nhau. Với hình thức này người học không chỉ tiến hành học tập trên máy tính cá nhân của mình mà còn có thể trao đổi với những cá nhân khác. Ở đây, máy tính chỉ đóng vai trò là trung gian giữa những người học. Hình thức này rất phù hợp với thực tế làm việc cũng như những ứng dụng hàng ngày, đồng thời đáp ứng được những tính chất “kiến tạo-constructive” trong các môi trường học tập.
Môi trường học tập định hướng mang tính kiến tạo cho phép:
-Thiết kế hoạt động học tập như một quá trình chủ động, mang tính kiến tạo -Việc thu nhận kiến thức được người học tự điều chỉnh
-Kiến thức có thể được thu nhập thông qua việc trao đổi, giải quyết chủ động, tích cực một vấn đề nào đó
28
-Kiến thức có thể được vận dụng trong rất nhiều tình huống khác nhau -Kiến thức mới thu nhận có thể được kiểm tra trong nhiều nhóm khác nhau
Các đặc trưng của WBT:
-Là quá trình học tập chủ động, độc lập, trực tuyến -Hỗ trợ học tập phân tán
-Học tập dựa trên phương tiện
-Hỗ trợ cả quá trình học tập đồng bộ (synchronous) và không đồng bộ (asynchronous)
-Học tập tương tác (interactive learning)
-Hỗ trợ học tập cộng tác (colaborative learning)
1.2.5.3. Learning Platform (Edu-Portal)
Learning Platform - Cổng đào tạo điện tử - là sự phát triển tiếp theo của WBT. Trước hết cổng đào tạo điện tử cung cấp cho người học rất nhiều các khóa học khác nhau. Ngoài những đặc điểm của CBT hay WBT, cổng đào tạo điện tử còn tích hợp thêm chức năng tư vấn (coaching). Tổ tư vấn được thành lập từ những chuyên gia về chuyên môn, những nhà quản lý đào tạo nhằm trả lời, tư vấn cho người học những câu hỏi về chuyên môn kỹ thuật, về quy chế đào tạo… Việc tư vấn có thể cho một người hoặc nhiều người cùng một lúc và sử dụng hình thức liên lạc đồng bộ (chat) hoặc không đồng bộ (email, forum). Đây chính là ưu điểm vượt trội của cổng đào tạo điện tử so với hình thức CBT và WBT.
Các phương tiện học tập có thể được tích hợp trong Edu-Protal: -CBT
-WBT
-Hội thảo ảo (Virtual seminar)
-Tài liệu học tập, giấy tờ cần thiết cho sinh viên
-Danh sách các câu hỏi và trả lời thường gặp (FAQ – Frequently Asked Questions)
-Chỉ dẫn về các seminar, hội thảo -Diễn đàn chuyên môn
29 -Lịch làm việc, trao đổi với các chuyên gia -Tư vấn, hướng dẫn theo cá nhân (coaching)
1.2.5.4. Virtual seminar
Virtual seminar – Hội thảo ảo – là hình thức thứ 4 của e-learning, cho phép giảng dạy đồng bộ và không phụ thuộc vào địa điểm học tập cho nhiều người học khác nhau. Giáo viên sẽ tiến hành giảng dạy tại một địa điểm nhất định, hình ảnh của giờ học sẽ được ghi lại bằng camera và truyền tải đồng bộ đến những người tham gia. Ngoài ra những học liệu của giờ học (folie, hình ảnh, các sơ đồ bảng biểu, bài giảng của giáo viên…) cũng sẽ được gửi đến người học.
Người học có thể tham gia vào giờ học ở bất kỳ địa điểm nào thông qua hình thức liên lạc đồng bộ, có thể đặt những câu hỏi trực tiếp cho giáo viên. Hình thức hội thảo ảo đã kết hợp được những ưu điểm của hội thảo giáp mặt (face to face seminar) như: làm việc trong môi trường cộng tác, ảnh hưởng của người tham gia đến quá trình hội thảo… và những ưu điểm của việc học tập dựa trên đa phương tiện: khả năng minh họa, giảng dạy đồng thời cho nhiều người tham gia….
Virtual seminar còn có cách hiểu khác là học tập trực tuyến một cách đồng bộ về thời gian (Synchronous Online Learning)
Các đặc trưng của Virtual seminar:
-Là quá trình học tập chủ động, độc lập, trực tuyến -Hỗ trợ học tập phân tán
-Học tập định hướng con người -Hỗ trợ quá trình học tập đồng bộ -Có khả năng hỗ trợ học tập tương tác
1.2.5.5. Collaborative Learning
Học tập cộng tác (Collaborative Learning) là một hình thức học tập khác của e-learning thiên về phục vụ cho việc giảng dạy và học tập từ xa, có cách thức gần giống nhất với hình thức hội thảo ảo. Trong hình thức hội thảo ảo, người học và giáo viên trao đổi trực tiếp với nhau về nội dung bài học thông qua sự hỗ trợ của các kỹ thuật đồng bộ như hình ảnh, âm thanh… thì với học tập cộng tác, điểm khác biệt
30
là phương thức này không có sự góp mặt của giáo viên ngay tại thời điểm trao đổi trực tuyến (đồng bộ) và người học có thể trao đổi không đồng bộ với nhau (phổ biến là email). Một nhóm người học có sẵn địa chỉ email của nhau, họ sẽ tiến hành trao đổi các nội dung hoặc cùng giải quyết một vấn đề, sau đó tập hợp lại và gửi về cho giáo viên hướng dẫn. Hình thức này ngoài việc đảm bảo việc theo dõi các nội dung của giáo viên còn giúp củng cố và phát triển phương pháp học tập, làm việc của người học.
Ngày nay, hình thức học tập cộng tác được rất nhiều cơ sở đào tạo, doanh nghiệp áp dụng vì tính thiết thực và linh hoạt của nó. Có thể điểm qua một số dịch vụ và phần mềm ra đời dựa trên hình thức này:
-Google Etherpad: là dự án của hãng tìm kiếm Google trong việc đưa Notepad5 trở thành một dịch vụ chỉnh sửa nội dung trực tuyến trên nền tảng web. Dịch vụ này cho phép nhiều người dùng cùng thao tác trên một trang soạn thảo với các định dạng cơ sở như đậm, nghiêng, gạch chân, màu sắc, tô màu nền nội dung và hỗ trợ một khung chat trực tuyến để người dùng trao đổi ngoài nội dung chỉnh sửa văn bản. Hiện nay Google Etherpad đã dừng phát triển và cung cấp mã nguồn một cách rộng rãi trên trang web: http://code.google.com/p/etherpad/
-Google Docs: là dịch vụ miễn phí cho phép người dùng tạo, chỉnh sửa và chia sẻ văn bản trực tuyến với nhiều người dùng khác trong thời gian thực. Có thể coi đây là bước phát triển tiếp theo từ dự án Google Etherpad. Dịch vụ này đi kèm với dịch vụ Gmail và nhiều dịch vụ khác mang tính cộng tác như Google Calendar, Google Groups. Dịch vụ này dựa trên nền tảng điện toán đám mây (cloud computing) giúp người dùng có thể truy cập văn bản ở mọi nơi có internet mà không lo lắng về việc mất dữ liệu do virus hay mất máy tính gây nên, ngoài ra còn có thể in từ mọi nơi thông qua Cloud Print trên trình duyệt Google Chrome. Có thể nói các dịch vụ của Google hiện nay đều thể hiện tính năng cộng tác một cách rõ rệt.
5
31
Hình 2. 1 Giao diện của Google Etherpad
Hình 2. 2 Giao diện của Google Docs
32
-Office 365: là dịch vụ thương mại của Microsoft với các tính năng tương tự như của Google Docs, được phát triển từ sau khi Microsoft Office 2007 phát triển và trở nên phổ biến. Ưu điểm của dịch vụ này là người dùng sử dụng Microsoft Office có thể đồng bộ văn bản trên máy tính và trên máy chủ dịch vụ Office 365 thông qua một phần mềm nhỏ do chính Microsoft phát hành. Tuy nhiên, so với chi phí phải trả thì người dùng có xu hướng lựa chọn Google Docs hơn là Office 365.
1.2.6. Các kiểu trao đổi thông tin trong E-Learning
Vấn đề tự học luôn là một thử thách lớn đối với người học, và nếu người học biết tận dụng tốt sự trợ giúp của người khác thì vấn đề này sẽ không còn trở ngại nữa. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, việc trao đổi kiến thức của người học với những người xung quanh trong cùng lĩnh vực giúp họ có thể tiếp thu tốt hơn là chỉ ngồi nghiên cứu sách. Những người mà có thể trao đổi cùng có thể là các giáo viên, cố vấn hoặc là những người học trong cùng một khóa học. Chúng ta cần liên lạc thường xuyên với giảng viên và đặt ra những thắc mắc về nội dung học tập, các bạn trong cùng nhóm học tập cũng là nguồn hỗ trợ tích cực của chúng ta. Có thể đưa ra một mô hình về trao đổi thông tin trong học tập trực tuyến như sau:
Hình 1. 3 Mô hình trao đổi thông tin trong học tập trực tuyến
Trong E-learning, có nhiều cách phân loại kiểu trao đổi thông tin, ví dụ: trao đổi theo kiểu một-một, một-nhiều, nhiều-nhiều. Ở đây, phân kiểu trao đổi thông tin theo hai hình thức: trao đổi đồng bộ (synchronous – hay còn gọi là thời gian thực) và trao đổi không đồng bộ (asynchronous).
Học sinh
Giáo viên Giáo viên
33
1.2.6.1 Trao đổi đồng bộ (synchronous)
Hình thức này còn được gọi là phương thức trao đổi thời gian thực nơi mà các thông tin giữa hai bên được trao đổi ngay lập tức. Với hình thức này người học có thể trao đổi với giảng viên hoặc những học viên khác trực tiếp qua mạng. Các buổi gặp qua mạng sẽ được tiến hành sử dụng các công cụ như Text chat (cho mạng chậm), Voice Chat (mạng với tốc độ trung bình) và sử dụng Video chat nếu đường truyền mạng tốt. Lợi thế cơ bản của phương pháp này là người học có thể trao đổi trực tiếp.
Có một số dạng trao đổi đồng bộ, có khả năng trao đổi trực tuyến trong thời gian thực từ chat, thông qua giao tiếp bằng tiếng nói đến hội thảo video.
-Internet Relay Chat (IRC) là một ứng dụng ở giai đoạn đầu của internet hỗ trợ giao tiếp đồng bộ. IRC cho phép người sử dụng giao tiếp thông qua các tin nhắn trong phòng chat. Ngày nay có nhiều phòng chat trực tuyến và chat là một đặc điểm thường có ở các khóa học trực tuyến.
-Audio thời gian thực (Real-time audio): Có một số chương trình cho phép internet trở thành một chiếc điện thoại và hỗ trợ các ứng dụng âm thanh hội thảo giữa những người sử dụng. Đây là một mở rộng của chat dựa trên văn bản.
-Hội thảo hình ảnh (video conferencing): Các kỹ thuật internet đã đem đến những ứng dụng cho phép các hội nghị truyền hình được hỗ trợ trên internet.
-Âm thanh đồ họa: Mô tả các môi trường ở đó những người sử dụng ở xa được liên kết thông qua các kênh giao tiếp thời gian thực và được liên kết thông qua giao diện máy tính được chia sẻ. Ví dụ, một ứng dụng hỗ trợ những chức năng này là Microsoft Netmeeting.
1.2.6.2 Trao đổi không đồng bộ (asynchronous)
Đây là phương thức trao đổi mà ở đó có một khoảng trễ về thời gian giữa câu hỏi và câu trả lời. Ở đây, người học sử dụng các công cụ thư điện tử, diễn đàn lớp học hay bàn hỗ trợ (HelpDesk) hoặc các bảng thảo luận (discussion board), hỗ trợ
34
các mối quan hệ làm việc giữa giáo viên và người học, thậm chí ngay cả khi mỗi bên tham gia không thể trực tuyến tại một thời điểm. Đây cũng chính là nguyên nhân mà trong thực tế có nhiều người học sử dụng phương thức học tập không đồng bộ, ở đây học có thể kết hợp giữa giáo dục với công việc và gia đình. Với hình thức trao đổi thông tin này, người học sẽ có nhiều thời gian hơn để tinh chỉnh những đóng góp hay bài viết của mình để gửi cho giáo viên và những người tham gia, thường là để có thể xem xét chu đáo hơn về bài gửi so với cách truyền thông đồng bộ. Đây cũng là một hình thức rất tốt để hỗ trợ cho người học trực tuyến trong việc phát triển học tập cộng đồng.
Có một số dạng liên lạc không đồng bộ được hỗ trợ bởi các công nghệ trực tuyến. Tuy nhiên, hầu hết là thư điện tử hoặc các bảng thông báo.
-Thư điện tử: một ứng dụng mà ở đó các cá nhân trao đổi trực tiếp với người