Tình hình ứng dụng đào tạo trực tuyến tại ViệtNam

Một phần của tài liệu Ứng dụng moodle xây dựng các khóa học trực tuyến (Trang 41 - 43)

Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về e- Learning ở Việt Nam không nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu e- Learning ở Việt Nam đã được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề e-Learning và khả năng áp dụng vào môi trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo ĐHQGHN năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004, và hội thảo khoa học “Nghiên cứu và triển khai e-Learning” do Viện Công nghệ Thông tin (ĐHQGHN) và Khoa Công nghệ Thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng 3/2005 là hội thảo khoa học về e- Learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.

40

Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai e- learning. Một số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả quan: Đại học Công nghệ - ĐHQGHN, Viện CNTT - ĐHQGHN, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Quốc gia TPHCM, Học viện Bưu chính Viễn thông, Đại học Sư phạm Hà Nội... Cục Công nghệ thông tin Bộ Giáo dục & Đào tạo đã triển khai cổng e-learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thông tin e- learning trên thế giới và ở ViệtNam.

Cho đến nay, tại Việt Nam đã có một số hệ thống đào tạo trực tuyến đạt hiệu quả như: Topica (nổi bật với lớp học 3D - http://topica.edu.vn/), trang đào tạo của Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (http://elearning.ulis.vnu.edu.vn/), công ty cổ phần Trí Nam (http://trinam.com.vn/Home/Learning.aspx), trang đào tạo tiếng Anh của tổ chức Global Education (http://www.globaledu.com.vn)...

Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo đào tạo như: phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến Odel (http://odel.com.vn), phần mềm hỗ trợ soạn đề thi trắc nghiệm… Tuy các sản phẩm này chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hoàn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc đẩy sự phát triển e-Learning ở Việt Nam.

Sự phát triển của đào tạo trực tuyến tại Việt Nam cũng đang dành được sự quan tâm của rất nhiều ban, ngành và các dự án khác nhau. Điều đó thể hiện thông qua hàng loạt các dự án, văn bản pháp luật hỗ trợ cho đào tạo trực tuyến phát triển trong tương lai.

Tháng 4 năm 2006, dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM) được bắt đầu thực theo kết quả của Hiệp định tài chính AIDCO/VNM/2004/016-841 giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được ký kết tại Brussel ngày 18/07/2005 và ký kết tại Hà Nội ngày 01/09/2005.

Sáng 16/3/2012, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp các đơn vị hàng đầu về ứng dụng công nghệ thông tin để đặt ra lộ trình phát triển công nghệ thông tin trong giáo dục tại Việt Nam từ nay đến năm 2015, trong đó tập trung phát triển E-learning và U-learning (kết hợp e-learning và m-learning).

41

Việt Nam đã gia nhập mạng e-learning Châu Á (Asia E-Learning Network - AEN, www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học - Công nghệ, trường Đại học Bách Khoa, Bộ Bưu chính Viễn Thông... Điều này cho thấy tình hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực e-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.

Thêm vào đó, tại Việt Nam tồn tại một yếu tố vừa là điểm mạnh nhưng cũng là điểm yếu, đó chính là sự phát triển mạnh của công nghệ máy tính, công nghệ mạng trong một thập niên trở lại đây. Sự phát triển đó mang lại điều kiện tiếp cận với máy tính, với tri thức nhân loại nhưng với một bộ phận không nhỏ người dùng, máy tính và internet chỉ phục vụ nhu cầu giải trí như xem phim, đọc báo, chơi game…, cá biệt là các trường hợp học sinh mải mê chơi game mà bỏ bê việc học hành. Đây là điểm khó khi ý thức chưa theo kịp công nghệ, và cũng là cản trở trong việc triển khai e-learning tại Việt Nam.

Một nền tảng tốt, một chính sách mở đang tạo đà cho e-learning phát triển rực rỡ tại Việt Nam trong những năm tới đây.

Một phần của tài liệu Ứng dụng moodle xây dựng các khóa học trực tuyến (Trang 41 - 43)