Trên thế giới hiện nay có rất nhiều dự án đang hoạt động cung cấp các hệ thống quản lý học tập với nhiều tính năng và theo các hình thức khác nhau. Một số trong số đó là các hệ thống trả phí, số còn lại là các hệ thống mã nguồn mở và được phân phối một cách rộng rãi. Sau đây là một số hệ thống được sử dụng phổ biến và được đánh giá cao trên thế giới:
- Moodle: là dự án mã nguồn mở được sáng lập năm 1999, nổi bật với các thiết kế hướng tới giáo dục và nhằm mục đích tạo ra các khóa học dựa trên Internet, website. Moodle bao gồm nhiều công cụ hỗ trợ soạn bài giảng điện tử, giảng dạy, quản lý học tập và hỗ trợ người học tự học một cách độc lập.
Hình 2. 4 Giao diện một hệ thống đào tạo sử dụng Moodle
- Campus Source (http://www.campussource.de/org): là dự án nghiên cứu và phát triển hạ tầng cấu trúc, phần mềm cho giáo dục và đào tạo tại các trường đại học do Bộ Khoa học và Nghiên cứu Đức tài trợ. Ngoài ra Campus cũng cung cấp tư vấn và hỗ trợ tổ chức các sự kiện, cung cấp thông tin tài liệu về lĩnh vực giáo dục đào tạo từ xa. Dự án này gồm một số dự án nhỏ như:
44
o OpenUSS & FSL (http://openuss.sourceforge.net/openuss/index.html) là hệ thống LMS/LCMS sử dụng cho các trường đại học. OpenUSS sử dụng công nghệ J2SE do trường đại học tổng hợp Munster phát triển. o ILIAS (https://www.ilias.de/) là hệ thống LMS/LCMS sử dụng công
nghệ LAMP (Linux – Apache – MySQL – PHP) do trường đại học tổng hợp Cologne phát triển.
o Uni Open Platform: là môi trường học tập trực tuyến mã nguồn mở được phát triển trong sự án “Virtual University” được tài trợ bởi North-Rhine-Westphalia. Cho đến nay đã có 4 nơi ứng dụng Uni Open Platform, trong đó có viện kỹ thuật điện của trường đại học Hagen đã phát triển nền tảng này dưới cái tên ET Online
Hình 2. 5 Giao diện một hệ thống đào tạo sử dụng ILIAS
- Dokeos (http://www.dokeos.com): là hệ thống mã nguồn mở sử dụng công nghệ LAMP, được phát triển từ dự án mã nguồn mở Claroline.
- Atutor: là một hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS) mã nguồn mở được thiết kế hướng tới tính dễ dùng và ứng dụng trong các trường học. Atutor được mô-đun hóa chặt chẽ, khả năng mở rộng tốt, có nhiều tính năng được đánh giá cao. Tuy nhiên giao diện Atutor chưa thực sự trực quan.
45
Hình 2. 6 Giao diện một khóa học sử dụng Atutor
- uPortal (http://www.uportal.org): dự án cổng thông tin mở cho các trường Đại học, sử dụng công nghệ JAVA, XML, JSP và J2EE
- LRN (http://dptlrn.com): hệ thống LCMS/LMS mã nguồn mở do học viên công nghệ Massachuset phối hợp với một số trường đại học khác phát triển. - Spaghetti (http://www.spaghettilearning.com): hệ thống mã nguồn mở sử
dụng công nghệ LAMP, đặc biệt có hỗ trợ hội thảo truyền hình (video conference)
Trên thực tế còn rất nhiều các hệ thống quản lý học tập khác do các nhóm, tổ chức khác nhau phát triển và phân phối, cho thấy sự quan tâm của xã hội tới vấn đề đào tạo trực tuyến hiện nay, đưa ra sự lựa chọn đa dạng trong việc xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến tại Việt Nam.