Đứng đầu trong số các phần mềm chuyên nghiệp phải kể đến bộ ứng dụng đồ sộ của Adobe từ chụp ảnh màn hình, chỉnh sửa ảnh dạng bitmap và vecto đến xử lý phim và xử lý kỹ xảo. Trong số đó, một số ứng dụng đặc biệt hữu ích cho các nhà giáo dục trong việc biên soạn nội dung bài giảng như: Photoshop, Flash, Captivate, Presenter…
Adobe Photoshop: ứng dụng chỉnh sửa ảnh mạnh mẽ của Adobe với nhiều công cụ khác nhau, cho phép người sử dụng cắt, ghép, chỉnh sửa, thêm hiệu ứng…
52
giúp các hình ảnh trở nên đẹp và thu hút hơn. Bên cạnh đó, Photoshop hỗ trợ người dùng tạo ảnh động, tạo các khung trong suốt cho bài giảng. Trong số các phiên bản, dễ sử dụng nhất là phiên bản 7.0
Hình 2. 12 Giao diện của phần mềm Adobe Photoshop 7.0
Adobe Flash (nâng cấp từ Macromedia Flash 8.0): ứng dụng cho phép người dùng tạo ra các hoạt hình động và có khả năng tương tác cao. Ưu điểm của Flash là dung lượng file rất nhỏ trong khi đồ họa cao, hỗ trợ tương tác, thích hợp cho việc truyền tải nội dung trên internet. Hiện nay, flash được sử dụng phổ biến trên các trình duyệt, thay thế Windows media plugin trước đây. Adobe Flash sử dụng giao diện timeline và WYSIWYG nên thuận lợi cho người sử dụng.
53
Adobe Captivate:ứng dụng cho phép người dùng quay lại một tiến trình trên máy tính dưới hai dạng: Demonstrate (giới thiệu) và Training (hướng dẫn thực hiện) và xuất ra dưới dạng video, các file flash hoặc các gói theo chuẩn SCORM để đưa lên hệ quản lý học tập. Ưu điểm chính là việc hỗ trợ nhận diện các menu trong tiến trình đang quay lại và khả năng tự động chuyển thành các hướng dẫn từng bước (step by step), thích hợp trong quá trình thực hiện các hướng dẫn sử dụng cho người học, trong đó người học phải đi theo một tiến trình định sẵn của người dạy.
Hình 2. 14 Giao diện Software Simulation của Adobe Captive 5.5
Adobe Presenter: công cụ sử dụng dưới dạng một phần mở rộng (Add-ins) của Microsoft PowerPoint, cho phép người sử dụng chèn thêm các đoạn video, audio, flash, các câu hỏi trắc nghiệm… vào trình chiếu; hỗ trợ kết xuất ra các dạng file sử dụng trên web như HTML, flash, sử dụng cho hệ quản lý học tập như SCORM và cho quá trình truyền tải nội dung thông qua CD/DVD.
54
Hình 2. 15 Giao diện sử dụng của Adobe Presenter 7
Adobe Acrobat PDF: là ứng dụng cho phép đọc, sao chép, trích xuất nội dung trong các văn bản dưới định dạng PDF (Pocker Document Format). Phiên bản trả phí (Professional) cho phép tạo, chỉnh sửa, bảo mật file PDF từ các định dạng khác nhau, kết hợp nhiều nội dung trên cùng một file, tạo các form có thể nhập nội dung, hỗ trợ nội dung động như flash bên trong file PDF. Ngoài ra Adobe còn cho phép người dùng sử dụng 1GB dung lượng để lưu trữ, chia sẻ và gửi email ngay từ giao diện của Adobe Acrobat Professional.
55
Adobe Connect là hệ thống trực tuyến của Adobe cho phép triển khai họp qua web (web conference), tổ chức các lớp học ảo (Virtual Classroom) và chia sẻ các bài giảng điện tử để hỗ trợ học trực tuyến. Hệ thống hỗ trợ đầy đủ các tính năng cho một hệ thống đào tạo trực tuyến như truyền phát hình, tiếng (video/audio), hỗ trợ trình chiếu powerpoint, chia sẻ màn hình của các ứng dụng và windows, phòng nói chuyện trực tuyến (chatting room), thiết lập các phiếu thăm do dư luận, bỏ phiếu (polling/vote), cho phép truyền file, sử dụng bảng trắng, cho phép nhiều người dùng cùng cộng tác làm việc chung và kiểm tra kiến thức bằng thi trắc…
Đặc biệt, Adobe phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cho phép người dùng tham gia vào hệ thống Adobe Connect ngay cả khi đang di chuyển, thích hợp để triển khai m-learning song song cùng với e-learning.
Hình 2. 17 Ứng dụng Adobe Connet triển khai họp trực tuyến15 2.3.2.2. Ispring Suite Pro
Gói phần mềm Ispring (phiên bản mới nhất: 6.0) mang lại các ứng dụng chuyên nghiệp cho phép tạo ra các khóa e-learning hấp dẫn và mang tính tương tác cao trên nền PowerPoint một cách nhanh chóng. Tương tự như Adobe Presenter, Ispring cho phép chèn các nội dung hình ảnh, âm thanh, flash, các câu hỏi trắc
15
56
nghiệm, các đối tượng tương tác…, hỗ trợ nhúng video trực tiếp từ dịch vụ Youtube (giảm thiểu gánh nặng lưu trữ các video cho máy chủ của hệ thống e-learning) và cho phép kết xuất ra các định dạng như SCORM 2004, SCORM 1.2…
Các ứng dụng của Ispring dễ dàng học và sử dụng đối với cả những chuyên gia e-learning và người dùng phổ thông, giảm thiểu thời gian phải quan tâm đến chất lượng của sản phẩm. Với công nghệ AccuPoint độc quyền, Ispring cho phép chuyển Power point sang các định dạng khác mà vẫn giữ nguyên toàn bộ các hiệu ứng vốn có – điều mà không phải phần mềm nào cũng có thể làm được.
57
CHƯƠNG III: NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ KHÓA HỌC TRỰC TUYẾN
3.1. Hệ thống quản lý học tập Moodle
Moodle ( Modular Object – Oriented Dynamic Learning Environment) được Martin Dougiamas sáng lập năm 1999, là một hệ thống quản lý học tập mã nguồn mở (LMS/ LCMS – còn được gọi là Virtual Learning Environment – VLE), cho phép tạo các khóa học trên mạng internet hay các website học tập trực tuyến. Moodle nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle là một hệ thống giúp giáo viên soạn các bài giảng điện tử, giảng dạy, quản lý học tập đồng thời giúp các học viên có thể học, tự học một cách độc lập, sáng tạo. Moodle giúp một học viên hoặc một giáo viên có thể tiếp cận để nghiên cứu hoặc dạy một khóa học trực tuyến.
Hình 2. 18 Giao diện một trang e-learning sử dụng Moodle
Moodle là một gói phần mềm với mục đích đưa ra các khóa học dựa trên Internet và Website. Nó là một dự án đang được tiếp tục phát triển và những người sử dụng Moodle luôn được cộng đồng Moodle hỗ trợ một cách tích cực.
Moodle được cung cấp miễn phí như phần mềm Mã nguồn mở (theo điều khoản bản quyền công khai GNU). Về cơ bản điều đó có nghĩa là Moodle được giữ
58
quyền tác giả, nhưng ở đó nhà phát triển có các quyền tự do thêm vào. Moodle là một công trình nghiên cứu năng động và đang được tiến triển khả quan.
Moodle rất dễ dùng với giao diện trực quan, giáo viên chỉ mất một thời gian ngắn để làm quen và có thể sử dụng thành thạo. Giáo viên có thể tự cài và nâng cấp Moodle.
Do thiết kế dựa trên module nên Moodle cho phép chỉnh sửa giao diện bằng cách dùng các theme có trước hoặc tạo thêm một theme mới cho riêng mình.
Tài liệu hỗ trợ của Moodle khá đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác.
Moodle phù hợp với nhiều cấp học và hình thức đào tạo: phổ thông, đại học/cao đẳng, không chính quy, trong các tổ chức/công ty.
Moodle rất đáng tin cậy, có trên 10 000 site (thống kê tại moodle.org) trên thế giới đã dùng Moodle tại 160 quốc gia và đã được dịch ra 75 ngôn ngữ khác nhau. Có trên 100 nghìn người đã đăng kí tham gia cộng đồng Moodle (moodle.org) và sẵn sàng giúp đỡ giải quyết khó khăn. Nếu cần sự giúp đỡ chuyên nghiệp về cài đặt, hosting, tư vấn sử dụng Moodle, phát triển thêm các tính năng mới, và tích hợp Moodle với các hệ thống đã có, người dùng có thể chọn cho mình một trong các công ty Moodle Partners (Khoảng 30 công ty).
Moodle phát triển dựa trên PHP (Ngôn ngữ được dùng bởi các công ty Web lớn như Yahoo, Flickr, Baidu, Digg) có thể mở rộng từ một lớp học nhỏ đến các trường đại học lớn trên 50 000 sinh viên (ví dụ đại học Open PolyTechnique của Newzealand hoặc sắp tới đây là đại học mở Anh - Open University of UK, trường đại học cung cấp đào tạo từ xa lớn nhất châu Âu, và đại học mở Canada, Athabasca University). Có thể dùng Moodle với các database mã nguồn mở như MySQL hoặc PostgreSQL. Phiên bản 1.7 sẽ hỗ trợ thêm các database thương mại như Oracle, Microsoft SQL để có thêm nhiều cơ hội lựa chọn.
Có rất nhiều lý do để lựa chọn Moodle, dưới đây xin nêu cụ thể một số lý do sau:
59
Thứ nhất: Sau khi nước ta gia nhập WTO thì việc sử dụng các phần mềm không bản quyền như hiện nay sẽ bị hạn chế. Do đó việc lựa chọn một phần mềm mã nguồn mở, miễn phí sẽ tiết kiệm được chi phí rất lớn và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thứ hai: Sự ra đời của cộng đồng Moodle Việt Nam đã hỗ trợ các trường rất nhiều trong việc đưa Moodle trở thành công cụ dạy học trực tuyến phổ biến ở nước ta. Cộng đồng Moodle Việt Nam được thành lập tháng 3 năm 2005 với mục đích xây dựng phiên bản tiếng Việt và hỗ trợ các trường triển khai Moodle. Từ đó đến nay, nhiều trường đại học, tổ chức và cá nhân ở Việt Nam đã dùng Moodle. Có thể nói Moodle là một trong các LMS thông dụng nhất tại Việt Nam. Cộng đồng Moodle Việt Nam giúp giải quyết các khó khăn về cài đặt, cách dùng các tính năng, cũng như cách chỉnh sửa và phát triển. Có một điều rất quan trọng cần phải nhớ đó là cộng đồng Moodle Việt Nam được xây dựng bằng chính Moodle.
Thứ ba: Moodle không những là một hệ thống quản lý học tập hoàn hảo mà nó còn hỗ trợ một hệ thống các công cụ soạn bài giảng rất phong phú, đồng thời bản thân những người phát triển nó có thể mở rộng các khả năng theo khía cạnh quan tâm và cũng được sự hỗ trợ phát triển từng ngày của cộng đồng Moodle.
Thứ tư: Theo các nghiên cứu đánh giá của các nhóm, các tổ chức, các nhà khoa học khác nhau thì Moodle được đánh giá là vượt trội trên nhiều lĩnh vực. Cộng đồng Moodle dẫn đầu so với các cộng đồng LMS khác (theo Rankpage của Google [16]. Đây là một thuận lợi to lớn cho những người mới tiếp xúc với Moodle và những ai đang sử dụng và phát triển nó. Một đánh giá khác của trường đại học Vienna (Áo) [13]. Moodle cũng dẫn đầu so với các hệ thống quản lý mã nguồn mở khác. Theo nghiên cứu của Terence Armentano [14], Moodle có những ưu điểm vượt hơn hẳn các hệ thống khác như:
- Điều đầu tiên phải nói là Moodle giúp các trường đại học không phụ thuộc vào một công ty phần mềm đóng.
60
Ví dụ 1: LMS (Learning Management System) đóng có thể ảnh hưởng rất nhiều đến một trường đại học đến mức mà bạn không thể quay lại. Giáo viên thì quá quen với nó. Sinh viên và các nhân viên khác cũng vậy. Đến lúc này công ty bán LMS nhận ra sự phụ thuộc của bạn vào sản phẩm này và bắt đầu tăng giá, hỗ trợ ít hơn, bắt bạn mua các sản phẩm bổ sung và bạn bắt buộc phải làm theo, không còn sự lựa chọn nào khác. Như vậy có thể nói là một điều vô cùng khó khăn.
Ví dụ 2: Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn phải dựa vào công ty bán sản phẩm cho bạn nâng cấp và chỉnh sửa vì bạn không thể có mã nguồn trong tay. Nhưng đối với mã nguồn mở, bạn có thể tự sửa hoặc trả cho các công ty khác hỗ trợ bạn, thường thì rẻ hơn vì bạn có thể chọn được nhiều công ty. Hơn nữa, nếu bạn không hài lòng với một công ty, bạn có thể tìm các công ty khác để hỗ trợ. Moodle có khoảng 30 công ty có thể hỗ trợ bạn. Hơn nữa, nếu bạn có những chuyên gia tin học tốt thì bạn không cần thuê bên ngoài.
Moodle được hỗ trợ tích cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục Họ là những người có trình độ IT rất tốt và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Họ chính là những người dùng LMS và có thể hỗ trợ bạn.
- Chất lượng: Nhiều khi phần mềm mã nguồn mở, như trong trường hợp của Moodle và Sakai, bằng hoặc tốt hơn Blackboard /WebCT trong các khía cạnh. Bởi cộng đồng các nhà giáo dục, chuyên gia máy tính, và các chuyên gia thiết kế giảng dạy chính là những người phát triển Moodle. Kết quả là bạn có trong tay một sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu người dùng.
Ví dụ, Moodle có các tính năng hướng tới giáo dục vì chúng được xây dựng bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục.
- Hỗ trợ: Các mức độ hỗ trợ cho một phần mềm mã nguồn mở tốt thật đáng kinh ngạc. Cộng đồng, nhân viên IT có sẵn, hoặc các công ty bên ngoài là các lựa chọn cho bạn.
- Tùy biến được: Moodle có thể tùy biến và cấu hình mềm dẻo một cách đáng ngạc nhiên. Mã mở được đưa ra công khai do đó bạn có thể tùy
61
biến hệ thống để phù hợp với các yêu cầu đào tạo và thuê lập trình viên làm chuyện đó thay cho bạn. Moodle là một mã nguồn mở, được viết trên PHP nên rất dễ lập trình và can thiệp.
Ví dụ: Nếu trường đại học muốn xây dựng một module XYZ thì họ có thể tự phát triển bên trong hoặc gửi yêu cầu đó lên cộng đồng mã nguồn mở và một người lập trình viên có thể xây dựng module đó miễn phí . Ngay cả khi bạn không phải là một lập trình viên, bạn vẫn có thể cài đặt Moodle trên một server , tạo các khóa học, và cài thêm các module bổ sung, và gỡ các rắc rối với sự trợ giúp của cộng đồng Moodle.
- Sự tự do: Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn và không bao giờ có cảm giác là “nô lệ” của phần mềm.
- Ảnh hưởng trên toàn thế giới: Bởi vì Moodle có một cộng đồng lớn như vậy, phần mềm được dịch ra hơn 75 ngôn ngữ và được sử dụng tại 160 nước khác nhau. Bạn rất ít khi tìm được một phần mềm đóng thông dụng được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ khác nhau.
- Mã nguồn mở sử dụng miễn phí: Moodle là một mã nguồn mở Course Management System. Moodle giống như các công nghệ mã nguồn mở khác là đều có thể tải về và sử dụng miễn phí. Tài liệu hỗ trợ của Moodle khá đồ sộ và chi tiết, khác hẳn với nhiều dự án mã nguồn mở khác. Có thể sử dụng Moodle như một mã nguồn mở dùng mô hình kinh doanh khác với mô hình mà chúng ta từng biết. Ví dụ, bạn có thể mở một công ty tư vấn Moodle và thuê một lập trình viên để phát triển phần mềm và chia sẻ nó miễn phí cho cộng đồng bởi vì càng có nhiều người dùng nó công ty của bạn càng có cơ hội kinh doanh.
- Cơ hội cho các sinh viên tham gia dự án: Và một điều vô cùng quan trọng nữa là giúp các bạn sinh viên khoa máy tính có thể tham gia dự án phát triển một module cho LMS Moodle. Sinh viên có thể xây dựng module cho LMS Moodle và chia sẻ nó cho cộng đồng toàn cầu. Nếu module đủ tốt, nó sẽ được tích hợp vào phiên bản mới Moodle thường
62
được phát hành 6 tháng một lần. Bởi vì Moodle thiết kế dựa trên module, xây dựng module mới cho Moodle khá đơn giản nếu bạn biết PHP. (Ví dụ như sinh viên Phạm Minh Đức - Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phát triển thành công module SCORM 2004, sau đó đóng góp cho cộng đồng Moodle).
Với mô hình mở như Moodle, cho phép bạn trao đổi trực tiếp với chính những người phát triển phần mềm, đóng góp ý kiến và yêu cầu chỉnh sửa.
3.2. Triển khai xây dựng khóa học dựa trên Moodle
3.2.1. Cài đặt hệ thống quản lý học tập Moodle cục bộ trên windows
Nội dung phần này giới thiệu về cách thức cài đặt hệ thống quản lý học tập Moodle trên máy tính cá nhân với mục đích luyện tập, thực hành trước khi thiết lập hệ thống trên môi trường Internet. Việc cài đặt được thực hiện khá dễ dàng và được thực hiện như sau:
Bước 1: Download gói sản phẩm Moodle for windows
Khởi động một trình duyệt web -> Trên thanh địa chỉ gõ dòng :