Trong hệ thống giáo dục của các nước phương Tây, công nghệ thông tin đã được chính thức đưa vào nội dung chương trình phổ thông và nhanh chóng trở nên có ích trong việc truyền tải nội dung của các môn học khác. Cùng với sự ra đời của internet và kết nối băng thông rộng, việc ứng dụng các kiến thức, kỹ năng và hiểu biết về công nghệ thông tin trong các môn học đã giúp giảm tối đa rào cản trong việc lĩnh hội kiến thức của người học.
Ngày nay, các khóa đào tạo, tư vấn trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến nhờ những ưu điểm của e-learning mà phương thức đào tạo truyền thống không thể có được. Tài liệu nghiên cứu tình hình học và đào tạo trực tuyến ở Mỹ năm 2006
"Making the Grade, Online Education in the United States" của tổ chức Sloan Consortium cho biết số lượng sinh viên Mỹ tham gia ít nhất một khoá học trực tuyến tăng từ 1.602.907 người năm 2002 lên đến 3.488.381 năm 2006, tăng hơn 117,6%.
Theo các chuyên gia phân tích của công ty Dữ liệu quốc tế (International Data Corporation, IDC), cuối năm 2004 có khoảng 90% các trường đại học, cao đẳng Mỹ đưa ra mô hình e-learning, số người tham gia học tăng 33% hàng năm trong khoảng thời gian từ 1999 – 2004.
Theo Cyber Universities, gần 90% các trường đại học tại Singapore sử dụng phương thức đào tạo trực tuyến và con số tại Mỹ này là hơn 80%. Xu hướng đó đang dịch chuyển mạnh về phía các nước châu Á, trong đó có Việt Nam
Tại Mỹ, Canada và một số nước trên thế giới, các chương trình và khóa học trực tuyến đang tăng mạnh. Tính riêng đại học Stanford đến nay đã có trên 50 chương trình đào tạo trực tuyến, trong đó chủ yếu là các chuyên ngành kỹ thuật. Một số trường đã chính thức cấp bằng cho người học trực tuyến như trường Indira Gandhi ở Ấn Độ, trường Korean Nation Open ở Hàn Quốc, Universitas Terbuka ở
39
Indonesia… Đặc biệt, trường Phoenix đã cấp bằng cử nhân, thạc sỹ và tiến sỹ trực tuyến.
Tại Australia và New Zealand, việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào giáo dục đã làm thay đổi bộ mặt giáo dục với việc công bố chiến lược học tập trong môi trường trực tuyến. Điều này đã làm cho số lượng người học tăng một cách đột biến. Người học có thể sử dụng các kỹ thuật tương tác văn bản, audio và hình ảnh để theo dõi và tham gia vào các sự kiện trong thời gian thực.
Năm 2009, trường đại học trực tuyến và miễn phí đầu tiên trên thế giới ra đời, mở ra cơ hội cho hàng triệu người có cơ hội học tập tại nơi đây sau khi tốt nghiệp trung học, có khả năng đọc và viết tiếng Anh thành thạo. Đó là trường UoPeople (University of People), tạm dịch là trường đại học dành cho mọi người. UoPeople được sự ủng hộ của Liên minh toàn cầu về thông tin, công nghệ thông tin và phát triển (GAID) của Liên hợp quốc.Tính đến cuối năm 2009, trường đã có 200 sinh viên từ 51 nước trên thế giới đăng ký học và phấn đấu sẽ đạt 15.000 sinh viên sau 4 năm, tính từ lần tuyển sinh đầu tiên tháng 5 năm 2009.