Chức năng quản lý khóa học

Một phần của tài liệu Ứng dụng moodle xây dựng các khóa học trực tuyến (Trang 75)

- Cho phép thêm/sửa các khóa học

- Cài đặt mặc định của khóa học: Cho phép thiết lập những mặc định về khóa học - Ghi danh

- Yêu cầu mở khóa học: Cho phép thiết lập chức năng để người học có thể đưa ra yêu cầu mở những khóa học mới.

vd: Có thể thiết lập các khóa học được hiển thị trên trang chủ theo tuần, thiết lập số lượng khóa học được hiển thị trong một tuần, chế độ học liên hoàn, dung lượng tối đa được tải lên…

Hình 3. 20 Khóa học 3.2.3.3. Chức năng quản lý mô-đun:

Thiết lập và quản lý các mô-đun đã được cài sẵn gồm

Tài nguyên: Đưa các file tài nguyên của khóa học lên trang web như file word, mutimedia…

74

Hình 3. 21 Hoạt động

3.2.4. To, nhp khóa hc

Bước 1: Tại phần quản trị chọn Khóa học → Thêm/Sửa các khóa học Bước 2a: Tạo chuyên mục mới Click chọn Thêm mục mới

Hình 3. 22 Thao tác thêm mục mới

75

Bước 2b. Tạo khóa học mới: Click chọn Thêm khóa học mới

Hình 3. 24 Thao tác thêm khóa học mới

Bước 3: Thiết lập cho khóa học Những thiết lập chung

- Lựa chọn chuyên mục cho khóa học - Tên khóa học (bắt buộc)

- Tên viết tắt về khóa học (bắt buộc)

- Mã số cho khóa học (tự đặt sao cho phù hợp với khung chương trình đào tạo)

- Tóm tắt: Tóm tắt về khóa học - Xác lập thời gian bắt đầu khóa học

- Xác lập khóa học là liên hoàn hay không liên hoàn… - Thiết lập về ghi danh (đăng kí học)

- Cách ghi danh (mặc định của hệ thống là Internal Enrollment)

- Khóa học cho phép tự ghi danh (Có, không, hoặc ghi danh có thời hạn) Kết thúc các thiết lập Click chọn Save Changes.

76

Hình 3. 25 Thiết lập cho khóa học

Bước 4. Tạo nội dung và các hoạt động cho khóa học

Click chọn vào tên khóa học (vd khóa học về Kiến trúc máy tính), hệ thống sẽ chuyển đến Tổng quan các tuần lễ. Tại khu vực quản trị , click chọn Turn Editing on hệ thống sẽ chuyển đến giao diện như sau:

Hình 3. 26 Thiết kế các hoạt động và tài nguyên cho các tuần học

77

Bao gồm 5 hình thức thể hiện nội dung dưới đây:

- Chèn nhãn: Dùng để soạn thảo tiêu đề của một chương, một bài học, hay một nội dung nào đó .v.v.

- Viết một trang văn bản thô: Cho phép viết một trang văn bản thuần túy, không có các định dạng cỡ chữ, màu chữ, bảng .v.v. và các liên kết. Trường tên là bắt buộc, phần tóm tắt là tùy chọn, nội dung văn bản được đánh vào phần “Toàn văn” và nó là bắt buộc.

- Viết một trang mạng (Web): Cho phép soạn thảo một trang web, nội dung của trang được soạn thảo trong phần “Toàn văn”, tên của trang mạng là bắt buộc. Tài nguyên dạng này thường được dùng để viết chương trình khóa học, thời gian học, điều kiện tiên quyết, hướng dẫn học tập, mục tiêu .v.v. Có một số thiết lập cửa sổ khi trang mạng được duyệt như: Mở trang ở một của sổ khác hay cùng của sổ, kích thước của trang khi mở .v.v.

- Tạo các liên kết: Cho phép tạo các liên kết tới một file nào đó trên hệ thống hoặc liên kết tới một địa chỉ web. Tên của liên kết là bắt buộc, trường location sẽ là địa chỉ của file được liên kết hoặc địa chỉ một trang web.

- Hiển thị một thư mục: Cho phép hiển thị thư mục tài nguyên gốc. Tạo hoạt động cho khóa học

3.2.5. To diễn đàn

Để tạo một diễn đàn cần cung cấp các thông tin sau:

- Tên diễn đàn: Moodle không quy định các quy tắc đặt tên cho diễn đàn do vậy có thể chọn tùy ý (quy tắc này áp dụng với tất cả các mô-đun của Moodle).

- Kiểu diễn đàn: Diễn đàn dành cho việc sử dụng thông thường / mỗi người gửi lên một chủ đề thảo luận / một cuộc thảo luận đơn.

78

- Giới thiệu về diễn đàn: Các gới thiệu chung về diễn đàn, như mục đích, chủ đề…Phần này thường được sử dụng để hướng các đối tượng vào từng diễn đàn cụ thể.

- Lựa chọn có thể cho phép học viên gửi bài viết lên diễn đàn: Lựa chọn này dùng để hạn chế quyền các học viên gửi bài lên diễn đàn.

- Bắt buộc mọi người đăng ký: Quy định cách thức đăng ký tham gia diễn đàn.

o Không: Không bắt buộc mọi người phải đăng ký để tham gia diễn đàn.

o Đồng ý tạm thời: Đồng ý đăng ký nhưng sau này có thể hủy đăng ký.

o Đồng ý: Đồng ý đăng ký, sau này không thể hủy được đăng ký. - Theo vết cho diễn đàn: Bật chức năng này nếu đồng ý ghi lại các hoạt

động của người dùng, tắt nếu không ghi hoặc có thể tùy chọn theo từng người dùng (tùy chọn).

- Cho phép đánh giá: Cùng với các thảo luận và phúc đáp người dùng có thể có các đánh giá tùy thuộc vào các lựa chọn:

- Nhóm (Không có nhóm nào cả/Các nhóm riêng rẽ/Các nhóm nhìn thấy): Chức năng này cho phép quản lý các học viên theo nhóm. Có thể tổ chức các diễn đàn cho từng nhóm.

- Nhìn thấy với các học viên: Hiện, nếu cho phép học viên thấy và tham gia diễn đàn. Thiết lập ẩn trong trường hợp ngược lại.

3.2.6. Bài tập trên Moodle

Một bài tập lớn mà ở đó thiết lập các nhiệm vụ với một hạn cuối nộp bài và một giá trị điểm tối đa. Các học viên sẽ có khả năng tải lên một hay nhiều file với phần được yêu cầu. Ngày và thời gian tải lên các file của học viên được ghi lại, giáo viên có thể xem nội dung từng file và cả thời gian nộp bài, giáo viên chấm điểm và nhận xét bài làm của học viên. Nửa giờ sau khi chấm điểm một học viên, hệ thống sẽ tự động gửi email thông báo cho sinh viên đó về kết quả bài tập.

79 Hoạt động bài tập lớn có các dạng thức sau:

- Tải nhiều tập tin - Văn bản trực tuyến - Tải một tập tin

- Hoạt động ngoại tuyến. SCORM: Bài học được thiết kế theo chuẩn SCORM

Thông tin chung:

- Tên: Tên của bài giảng e-Learning dạng LAMS hay dạng SCORM, trường này là bắt buộc phải nhập.

- Tóm tắt: Tùy chọn này cho phép mô tả về bài giảng này.

- Package file: Điền vào địa chỉ của gói tập tin, hoặc có thể kích vào nút “Chọn hoặc tải lên tập tin …” để chọn tập tin đã có trên hệ thống hoặc tải tập tin mới lên hệ thống để chọn.

Thiết lập khác:

- Phương pháp phân loại: trạng thái Scoes; điểm cao nhất; điểm trung bình; điểm tổng kết.

- Điểm cao nhất:Tùy chọn từ 1 đến 100

- Số lần thử: Tùy chọn từ 1 đến 6 hoặc không giới hạn

- Cách tính điểm: Điểm cao nhất; điểm trung bình; điểm lần thử đầu tiên hoặc điểm lần thử cuối cùng.

- Stage size: Kích thước của sổ khi duyệt bài giảng. Độ rộng; cao; hiển thị trong cùng cửa sổ trình duyệt hay một cửa sổ mới .v.v.

3.3. Cài đặt m-Learning trên Moodle

Server chạy thử nghiệm: Account: admin / Pass: Abc123**

- Normal browser (PC, Laptop): http://el.iamvietnam.info

- Mobile browser: http://el.iamvietnam.info/blocks/mle/browser.php

- Mobile application:

o Download: http://el.iamvietnam.info/blocks/mle/dwn/index.php

80

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Trong thời kỳ công nghệ thông tin hiện nay, e-learning là một giải pháp và một hướng đi đúng cho lĩnh vực giáo dục đào tạo của chúng ta. Nắm bắt được điều đó, tác giả đã tiến hành nghiên cứu và triển khai xây dựng hệ thống đào tạo trực tuyến thông qua đề tài luận văn: “Ứng dụng Moodle xây dựng các khóa học trực tuyến”. Sau khi hoàn thành, luận văn đã thu được các kết quả sau đây:

- Nghiên cứu các lý thuyết về công nghệ dạy học hiện đại, về e-learning và các đặc điểm của e-learning, m-learning để làm căn cứ cơ sở về lý luận, chứng minh tính đúng đắn và khoa học của đề tài.

- Nghiên cứu hệ thống quản lý học tập trực tuyến, các đặc trưng và hiệu quả sử dụng của chúng cũng như ứng dụng các thành tựu của công nghệ dạy học hiện đại, các công cụ hỗ trợ xây dựng nội dung bài học để làm cơ sở kỹ thuật cho việc thực hiện triển khai nội dung luận văn trên thực tế. - Triển khai thành công việc xây dựng hệ thống đào tạo sử dụng Moodle,

sử dụng các công cụ để tạo nội dung bài giảng và cài đặt m-learning để tạo môi trường học tập trên điện thoại cho người học. Đây cũng chính là điểm mới của đề tài.

2. KIẾN NGHỊ

Để e-learning thực sự trở nên phổ biến và phát triển mạnh hơn, tác giả đề nghị một số điểm như sau:

- Xây dựng hệ thống hạ tầng tốt hơn để đáp ứng nhu cầu học tập của người học, giảm thiểu chi phí cho cơ sở hạ tầng đối với lĩnh vực giáo dục. - Tập trung phát triển hệ thống mã nguồn mở Moodle, định hướng phát triển các module và triển khai m-learning rộng hơn nữa để phục vụ đa dạng nhu cầu của người học

- Có chính sách phát triển công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm và hỗ trợ giáo dục tốt hơn nữa. Trong đó, cần thiết phải có quy trình kiểm định

81

chất lượng đầu ra để đánh giá đúng hiệu quả của e-learning, nâng cao chất lượng bằng cấp của hình thức đào tạo mới mẻ này.

3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI

Trong thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục phát triển hệ thống quản lý học tập để hỗ trợ tốt hơn cho m-learning, đưa m-learning trở thành một phương thức song song với e-learning đang tồn tại. Cụ thể:

- Nghiên cứu phát triển phiên bản MLE để hỗ trợ cho Moodle 2.2+

- Nghiên cứu sâu và triển khai trên máy chủ thực dịch vụ “Mobile web servive” (trong đề tài đã chạy trên localhost)

82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ann Higgins Hains, John Belland, and Simone Concelcrao-Runlee (2000),

Instructional Technology and Personnel Preparation, University of Wisconsin Milwaukee

2. C. O’Malley, G. Vavoula, J.P. Glew, J. Taylor, M. Sharples, P. Lefrere (2003),

Guidelines for learning/teaching/tutoring in a mobile enviroment, Germany. 3. Đỗ Ngọc Đạt (2002), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nhà xuất bản Đại

học Quốc gia Hà Nội.

4. Tô Xuân Giáp (1997), Phương tiện dạy học, Nhà xuất bản Giáo dục

5. Joi L. Moore, Camille Dickson-Deane, Krista Galyen (2011), e-Learning, online learning, and distance learning environments: Are they the same?, School of Information Science and Learning Technologies, University of Missouri, Columbia.

6. Nguyễn Xuân Lạc (2009), Bài giảng Lý luận và Công nghệ dạy học hiện đại, Đại học Bách khoa Hà Nội.

7. Lê Thanh Nhu (2004), Bài giảng Lý luận dạy học chuyên ngành kỹ thuật, Đại học Bách khoa Hà Nội

8. Ron Oliver & Jan Herrington, Teaching and Learning online, Centre for Research in Information Technology and Communications Edith Cowan University Western Australia

9. Các trang web - http://vi.wikipedia.org/wiki/Công_nghệ - http://moodle.org - http://topica.edu.vn - http://edu.go.vn - http://en.wikipedia.org/wiki/The_Road_Ahead_(Bill_Gates_book)

Một phần của tài liệu Ứng dụng moodle xây dựng các khóa học trực tuyến (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)