Khái niệm M-Learning hay mobile-learning có nhiều cách hiểu khác nhau theo các cách tiếp cận khác nhau. Liên quan đến e-learning và đào tạo từ xa, m- learning mang bản chất tập trung vào việc học thông qua các ngữ cảnh khác nhau cùng với các thiết bị di động, do đó m-learning mang cả hàm ý của việc học trên thiết bị di động và việc học trong các ngữ cảnh khác nhau (“mobile” trong mobile device và mobile enviroment). m-learning được định nghĩa là bất kỳ quá trình học
7
Wireless Application Protocol : giao thức cho các ứng dụng không dây trên di động 8
General Packet Radio Service: dịch vụ truyền dữ liệu qua sóng vô tuyến bằng công nghệ
37
tập nào diễn ra khi người học không cố định, không xác định trước vị trí hoặc học tập diễn ra khi người học đang sử dụng sự tiện lợi của cơ hội học tập dựa trên công nghệ di động.
Các tiện ích của công nghệ máy tính, giao diện người dùng thông minh, ứng dụng hướng đối lượng và các phát triển hiện tại của công nghệ truyền thông không dây bao gồm9: Wifi10, Bluetooth11, Wireless LAN12 và các công nghệ viễn thông như GPS13, GPRS, 3G14 và các hệ thống vệ tinh đã mang lại một mảng hơn các tiềm năng mới cho người sử dụng khai thác. Do đó, hiểu theo cách nhìn của các nhà công nghệ thì m-learning là một đứa con khác của công nghệ và giáo dục bên cạnh các đứa con đã ra đời như e-learning…
M-leaning là một ý tưởng cho xu thế ngày càng năng động của con người trong xã hội công nghệ thông tin, nó cho phép con người có thể học ở mọi nơi: một học sinh có thể hoàn thanh bài kiểm tra trên xe bus tới trường, bác sĩ cập nhật các kiến thức về thuôc mới trong khi đi vòng quanh bệnh viện, người học ngoại ngữ nâng cao các kỹ năng trong khi đi du lịch… Tất cả những điều đó, một cách chính thức hay không chính thức, đều cho thấy việc học đang diễn ra khi người học di chuyển không ngừng.
9
Tham khảo các khái niệm tại: http://en.wikipedia.org/wiki/ 10
Là công nghệ phổ thông cho phép các thiết bị điện tử trao đổi thông tin không cần dây, sử
dụng sóng radio qua một mạng máy tính, theo tiêu chuẩn IEEE 802.11 của tổ chức IEEE quốc tế
(Institute of Electrical and Electronics Engineers). 11
Là một tiêu chuẩn công nghệ không dây có thuộc tính mở, cho phép truyền dữ liệu trong khoảng cách ngắn giữa các thiết bị điện tử, sử dụng sóng radio có bước sóng ngắn trong băng tần
2400 đến 2480Mhz. Bluetooth chó thể tạo ra một mạng cá nhân (Personal Area Networks – PANs) với độ bảo mật cao.
12
Wireless Local Area Network (WLAN) kết nối hai hay nhiều thiết bị sử dụng một số thiết bị phân phối và thường cung cấp kết nối ra mạng internet có dây thông qua điểm truy cập (Access Point), cho phép thiết bị di chuyển trong phạm vi có sóng của thiết bị phân phối. Các thiết bị
WLAN tuân theo tiêu chuẩn IEEE 802.11 13
Global Posotioning System: hệ thống định vị toàn cầu cho biết thông tin về vị trí và thời gian trong mọi điều kiện thời tiết, ở bất kỳ đâu trên hoặc gần Trái đất khi có đủ tín hiệu từ 4 vệ tinh GPS (hoặc nhiều hơn). Hiện nay các thiết bị định vị dân dụng cũng đang trở nên phổ biến.
14
Công nghệ viễn thông di động thế hệ thứ 3 theo tiêu chuẩn IMT-2000 của tổ chức viễn thông thế giới (International Telecommunication Union), ứng dụng cho các mạng không dây diện rộng như điện thoại, truy cập internet trên di động, thoại có hình ảnh, xem tivi trên di động… với tốc độ lý thuyết cao nhất của chuẩn HSPA+ đạt 56Mbps tải xuống và 22Mbps tải lên.
38
CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN