Theo Quyết định số 3280/QĐ-BYT của Bộ Y tế năm 2011 về chẩn đoán và điều trị ĐTĐ týp 2, chiến lược điều trị ĐTĐ týp 2 đưa ra như sau [11] ( Tham khảo hướng dẫn lựa chọn thuốc phối hợp thuốc của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ ADA đưa ra vào năm 2009)
Hình 1.1. Chiến lược điều trịĐTĐ týp 2 theo Bộ Y tế 2011
Phác đồ loại 1 là các phác đồđiều trị hiệu quả và kinh tế nhất. Các phác đồ này
được đưa ra căn cứ vào các thử nghiệm lâm sàng, và đã được chứng minh là đạt được mục tiêu HbA1c nên được áp dụng hầu hết trên các tất cả các bệnh nhân. Phác đồ loại 2 khác với phác đồ loại 1 ở bước 2 và bước 3. Phác đồ này được sử dụng ít phổ biến hơn phác đồ loại 1.
Trong một số trường hợp đặc biệt có thể dùng ngay insulin hoặc phối hợp 2 thuốc uống như sau:
+ Nếu HbA1c > 9,0 % và FPG >13,0 mmol/L có thể chỉ định 2 loại thuốc viên hạ
glucose máu phối hợp.
+ Nếu HbA1c > 9,0 % và FPG > 15,0 mmol/L có thể chỉ định dùng ngay insulin.
1.2.3. Các biện pháp điều trị không dùng thuốc 1.2.3.1. Chếđộăn uống
Điều chỉnh chếđộăn là một nguyên tắc cơ bản trong điều trị, tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu cho thấy già nửa số người bệnh không kiểm soát được chếđộăn. Việc điều trị
bằng chếđộ ăn phải đảm bảo các mục tiêu : kiểm soát đường máu ở mức thích hợp, giảm các nguy cơ mắc bệnh tim mạch nhất là rối loạn lipid máu và THA, khẩu phần ăn phải
đầy đủ dinh dưỡng cũng như vitamin và khoáng chất vi lượng. Đối với ĐTĐ týp 2 cần khẩu phần ăn có thể giảm cân, nhất là đối với những người béo [3].
Theo khuyến cáo của WHO bệnh nhân ĐTĐ cần [20] : - Chọn thức ăn có chỉ số glucose thấp
- Ăn chếđộăn ít mỡ bão hòa - Hạn chế muối đường
- Tăng lượng rau quả
- Sử dụng hạn chế rượu, bia.
Việc phân bố bữa ăn hợp lý là rất quan trọng, ngoài 3 bữa ăn chính còn các bữa phụ vào giữa các buổi sáng, trưa và chiều. Bữa ăn nhẹ trước khi đi ngủ là cần thiết vì tránh được tai biến hạ glucose máu vào ban đêm và hiệu ứng Somogyi vào buổi sáng hôm sau [4],[25].