Nhưđã trình bày ở phần phác đồ sử dụng thuốc qua các tháng, chúng ta có thể thấy là các phác đồ không cốđịnh mà thay đổi. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này, chúng tối
tiến hành việc phân tích sự thay đổi phác đồ qua các tháng và tìm hiểu lý do của sự thay
đổi này. Có 2 lần thay đổi phác đồ, lần 1 là từ tháng thứ 1 sang tháng thứ 2 có 47 phác đồ được thay đổi, lần 2 là từ tháng thứ 2 sang tháng thứ 3 có 24 phác đồđược thay đổi. Số
phác đồ thay đổi ở lần 2 ít hơn lần 1 chứng tỏ việc điều trị của BN đã đi vào ổn định hơn. Qua ghi nhận, chúng tôi thấy một số lý do phổ biến dẫn tới quyết định thay đổi phác đồ
của bác sĩ như sau :
Lý do phổ biến nhất của việc bác sĩ quyết định thay đổi phác đồ là do chỉ số
glucose máu giảm không đáng kể. Với lý do này lần thứ nhất có 19 BN ( 40,4%) được thay đổi phác đồ và lần thứ hai là 12 BN (50%). Các BN khi tái khám hàng tháng đều
được đo chỉ số FPG. Theo thống kê cho thấy trong nhóm BN này thì chỉ số FPG giảm không nhiều, có thể là không giảm hoặc thậm chí tăng lên. Cụ thể hơn chúng tôi tính giá trị trung bình của nhóm 19 BN đổi phác đồ lần 1 thì sau 1 tháng điều trị chỉ số FPG của nhóm này giảm từ 8,6 mmol/L xuống 8,3 mmol/L, giảm được 0,3 mmol/L một con số
khiêm tốn. Thực tế theo các khuyến cáo thì sau 3 tháng cần đánh giá chỉ số HbA1c để
quyết định vấn đề thay đổi phác đồ cho hiệu quả hơn. Tuy nhiên bác sĩ có thể dựa vào chỉ
số FPG để tiên lượng vấn đề này và đưa ra quyết định sớm. Và trong số những BN này chúng tôi thấy có nhiều BN trẻ tuổi, chưa có biến chứng, có hiểu biết và có thái độ tốt nên có lẽ bác sĩ đặt mục tiêu HbA1c ở các BN thấp hơn bình thường ( <7%), và chọn cách
điều trị tích cực hơn. Các phác đồ thay đổi chủ yếu theo dạng từđơn trị liệu sang hai thuốc uống, hoặc có thể chuyển sang dùng insulin.
Một lý do khác là do TDKMM của thuốc, điển hình như metformin gây rối loạn tiêu hóa, hoặc các sulfonylurea, insulin gây hạđường huyết, hay các thuốc gây dịứng. Tùy theo tình trạng của BN mà bác sĩ có cách giải quyết phù hợp. Với lý do này lần 1 có 9 BN ( 19,1%) thay đổi phác đồ và lần 2 là 7 BN ( 29,2%). Các thay đổi chủ yếu là đổi từ
Một lý do khác mà chỉ xuất hiện trong lần 1 với 13 BN (27,7%) đó là sử dụng thuốc không phù hợp. Cụ thể là sử dụng metformin trên các BN suy gan, suy thận nặng hoặc suy tim hay có nhồi máu cơ tim gần đây, hoặc dùng gliclazid, glibenclamid trên BN có BMI > 23, hay dùng acarbose đơn độc. Có thể bác sĩđã sử dụng các phác đồ này theo thói quen mà chưa quan tâm đến nhiều khía cạnh khác. Sang tháng thứ hai, bác sĩ đã khắc phục điều này và cho BN dùng thuốc phù hợp hơn, như chuyển từ metformin sang
sulfonylurea hoặc ngược lại. Và trong lần thứ 2 đã không có BN nào phải chuyển phác đồ
với lý do này.
Bên cạch các lý do trên, còn có một số lý do khác mà bác sĩ quyết định thay đổi phác đồ cho BN, ví dụ như BN phải dùng thêm các thuốc khác ( kháng sinh, digoxin, lợi tiểu …) nên phải đổi thuốc để tránh tương tác, hoặc đổi thuốc theo kinh nghiệm bác sĩ, theo nguyện vọng của BN.