Thể trạng của bệnh nhân

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam (Trang 70 - 71)

Trong nghiên cứu của chúng tôi, BMI trung bình của các BN là 22,4 ± 2,7 kg/m2 thuộc nhóm bình thường, tuy nhiên giá trị này cũng rất gần với mức thừa cân ( BMI = 23). Giá trị này tương đối gần với nghiên cứu của Đinh Thị Thu Ngân tại bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên với BMI trung bình là 23,39 ± 2,97 kg/m2 [22]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ BN bình thường ( BMI từ 18,5 - 22,9) chiếm tỷ lệ cao nhất ( 49,1%), tuy nhiên tỷ lệ BN có BMI > 23 cũng rất cao (42,5%). Điều này cũng hợp lý vì bệnh nhân ĐTĐ týp 2 thường có thể trạng thừa cân hoặc béo phì. Đây là một vấn đề cần phải quan tâm, chú trọng bởi tình trạng thừa cân, béo phì sẽ làm gia tăng sựđề kháng insulin. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ĐTĐ týp 2 và làm cho tình trạng bệnh ngày càng nặng thêm. Chính vì vậy, vấn đềđiều chỉnh thể trạng của BN bằng các biện pháp vận động thể lực, chếđộ ăn, cũng như dùng thuốc hợp lý là yếu tố

quan trọng để kiểm soát bệnh ĐTĐ týp 2.

4.1.3. Bệnh mắc kèm và các biến chứng

Người bệnh ĐTĐ týp 2 thường có 2 bệnh mắc kèm theo là : Tăng huyết áp và rối loạn lipid máu. Tỷ lệ THA cao hơn rất nhiều ở BN ĐTĐ týp 2 so với người bình thường. THA có liên quan đến nhiều biến cố bất lợi, bao gồm tử vong sớm, bệnh tim mạch, tổn thương mắt và tổn thương thận. Việc giảm được HA ở những người mắc ĐTĐ týp 2 đồng thời cũng làm giảm đáng kể các nguy cơ kể trên. Vì vậy, trong các hướng dẫn điều trị ĐTĐ hiện nay của IDF, ADA đều bao gồm cả kiểm soát HA của BN bên cạnh việc kiểm soát glucose máu. Trong nghiên cứu của chúng tôi, số BN bị THA chiếm tỷ lệ 55,7%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Đào Thị Dừa với tỷ lệ BN bị THA là 50% [15] và nghiên cứu của Nguyễn Văn Đặng là 50,6% [14]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ

lệ BN bi mắc kèm RLLP máu là 34,1% thấp hơn nhiều so với tỷ lệ BN mắc kèm RLLP máu trong nghiên cứu của Đào Mai Hương tại bệnh viện Bạch Mai là 76,5% BN [18] hay trong nghiên cứu của Nguyễn Văng Đặng là 74,5% BN mắc kèm RLLP máu [14]. Sự

khác biệt này có thể là do tiêu chuẩn lựa chọn BN vào nghiên cứu. Trong khi nghiên cứu của chúng tôi tiến hành trên BN mới chẩn đoán hoặc đã bỏđiều trị trên 3 tháng, thì hai nghiên cứu còn lại tiến hành trên phần lớn BN đã mắc ĐTĐ týp 2 lâu năm.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, một số BN đã xuất hiện những biến chứng, cụ thể

có 3 biến chứng chính là : tim mạch (14,4%), mắt ( 7,8%), thận (10,2%). Những biến chứng do ĐTĐ týp 2 gồm biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, mạch máu não và mạch máu ngoại biên) và biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh thận tiểu đường, bệnh võng mạc). Nhiều nghiên cứu dịch tễ chứng minh bệnh nhân ĐTĐ có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn bệnh nhân không ĐTĐ. Nghiên cứu OASIS trên 6 nước, cho thấy bệnh nhân

ĐTĐ có cơn đau thắt ngực không ổn định hoặc nhồi máu cơ tim không Q; có nguy cơ cao bị đột quỵ, suy tim và tử vong so với bệnh nhân không ĐTĐ [60]. Những biến chứng mạch máu nhỏ trên mắt, và trên thận cũng rất cần được quan tâm. Trong nghiên cứu này tỷ lệ 2 biến chứng trên không cao lắm do có nhiều đối tượng BN mới được chẩn đoán và giá trị FPG cũng như HbA1c tại thời điểm ban đầu chưa phải là cao. Tuy nhiên cũng có những BN đến khám với FPG và HbA1c rất cao ( FPG : 20,3 mmol/L và HbA1c:11,3%) và đã có các biến chứng. Điều này đặt ra yêu cầu cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn cũng như tuyên truyền cho BN tích cực hơn để tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh hà nam (Trang 70 - 71)