nghiệp tỉnh Hà Nam
Hà Nam là một tỉnh nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng có diện tích: 823,1 km². Phía bắc giáp Hà Nội, phía đông giáp Hưng Yên và Thái Bình,
phía Nam giáp Ninh Bình, Đông Nam giáp Nam Định và phía Tây giáp Hòa Bình. Trong quy hoạch xây dựng, Tỉnh thuộc vùng Hà Nội. Về giao thông có đường quốc lộ 1A đi qua. Về dân cư: theo điều tra dân số 01/04/2009 Hà Nam có 785.057 người, mật độ dân số 954 người/km². Có 91,5% dân số sống ở khu vực nông thôn và 8,5% sống ở khu vực đô thị. Về hành chính, Hà Nam gồm 1 thành phố Phủ Lý và 5 huyện. Về kinh tế, cơ cấu kinh tế năm 2005: Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Làng nghề là 39,7%; Nông nghệp là 28,4%; Dịch vụ là 31.9%. Công nghiệp: chủ chốt là ximăng, vật liệu xây dựng, dệt may, chế biến. Hà Nam có trên 40 làng nghề. Cho tới năm 2010 Hà Nam đã xây dựng được 7 khu công nghiệp. Hà Nam có nhiều điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Về di tích lịch sử có: danh thắng Kẽm Trống, Đền Trúc - Ngũ Động Sơn, Chùa Bà Đanh, Động Cô Đôi, Ao Tiên, đầm Tiểu Lục Nhạc, sông Đáy, sông Châu... Định hướng phát triển: đến năm 2020, tỉnh Hà Nam có tỷ lệ đô thị hóa bằng mức bình quân của cả nước, xây dựng thành phố Phủ Lý thành đô thị loại II vào năm 2018; xây dựng phát triển thị trấn Đồng Văn thành thị xã, đô thị loại IV, thuộc tỉnh vào năm 2016; xây dựng phát triển thị trấn huyện lỵ Thanh Liêm vào năm 2015. Về danh nhân có Nam Cao, Văn Cao, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hiền, Phạm Tất Đắc, Trần Quốc Hương. Về giáo dục, Hà Nam là đất hiếu học, trong những năm học vừa qua, Hà Nam là tỉnh luôn có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, đặc biệt là kỳ thi Olimpic vật lý quốc tế 2012 học sinh Đinh Ngọc Hải lớp 12, Trường THPT Chuyên Hà Nam đã đạt huy chương vàng. Theo thống kê của hanam247.com thì trong tỉnh Hà Nam hiện tại có 12 trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và các trung tâm dạy nghề, trong đó có 6 trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp là các trường: Trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Cao đẳng nghề, Trường Cao đẳng Phát thanh - Truyền hình I, Trường Cao đẳng Thủy lợi Bắc Bộ, Trường Cao đẳng Y tế, Trường Bưu chính - Viễn thông và Công nghệ thông tin I. Mỗi năm các trường đã đào tạo
hùng hậu với tay nghề cao và phẩm chất đạo đức tốt. Đội ngũ này đã và đang tham gia vào quá trình xây dựng đất nước với mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh.
Những điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hội nêu trên đã có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trên địa bàn Tỉnh đặc biệt là đối với các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp. Điều đó được thể hiện cụ thể ở các nhân tố sau:
1.2.2.1. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phụ thuộc vào môi trường sư phạm ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam
Trước hết, chúng ta cần hiểu môi trường sư phạm là gì? Theo từ điển bách khoa Việt Nam: "Môi trường giáo dục (môi trường sư phạm) là tổng hòa các mối quan hệ trong đó giáo dục và người được giáo dục tiến hành hoạt động dạy và học. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành các môi trường nhà trường, gia đình, xã hội và tự nhiên".
Ở một phương diện khác, môi trường giáo dục là tập hợp không gian với các hoạt động xã hội của cá nhân, các phương tiện và giao lưu được phối hợp với nhau tạo điều kiện thuận lợi để giáo dục đạt kết quả cao nhất. Nhiệm vụ chăm lo sự nghiệp giáo dục, xây dựng phong trào học tập và phát triển môi trường giáo dục lành mạnh đã trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, đã được xác định trong Luật Giáo dục để mọi cá nhân và tổ chức phải thực hiện. Do đó, việc xác định nhiệm vụ xây dựng và phát triển môi trường giáo dục cho thế hệ trẻ là trọng tâm của ngành Giáo dục, nhưng để hoàn thành được nhiệm vụ quan trọng này đòi hỏi phải có sự quan tâm của toàn xã hội. Xác định mục tiêu chung của giáo dục là phát triển toàn diện nhân cách thế hệ trẻ, để giáo dục được một con người trưởng thành là một việc rất khó nhưng cũng rất vĩ đại. Những nỗi đau về con em chúng ta đang hư hỏng, đang chết dần bởi ma tuý, bởi các tệ nạn xã hội... đang là vấn đề cấp bách phải quan tâm giải quyết. Do bản chất nhân văn của giáo dục, cùng với đạo lý và lẽ sống tình
người thôi thúc chúng ta phải góp sức vào xây dựng một môi trường sống tốt đẹp cho mọi người - môi trường giáo dục.
Để có một môi trường sư phạm tốt thì trước tiên phải có văn hóa học đường. Có thể hiểu: văn hóa học đường là hệ thống các chuẩn mực và giá trị giúp cho cán bộ quản lí nhà trường, các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ, các em học sinh, sinh viên có suy nghĩ, tình cảm và hành động tốt đẹp.
Hiện nay, văn hóa học đường đang là một vấn đề thời sự nổi cộm không chỉ trong các nhà trường mà trong cả toàn xã hội. Hiện tượng sinh viên, học sinh có những hành vi lố lăng, kệch cỡm, đánh mất vẻ đẹp văn hóa ở trường lớp, ở nơi công cộng, ở ký túc xá… là khá phổ biến. Thực trạng này có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng có một nguyên nhân do văn hóa học đường chưa được đưa vào phạm vi quản lý trong nhà trường, chưa có tiêu chí, chưa ai khảo sát, đánh giá… Theo ý kiến của GS.VS Phạm Minh Hạc, nguyên Bộ trưởng bộ Giáo dục cho rằng: có 3 nội dung của văn hóa học đường cần phải tiến hành ngay: thứ nhất là, cơ sở vật chất, trường phải ra trường, lớp phải ra lớp mới tạo ra được môi trường văn hóa; thứ hai là, xây dựng môi trường giáo dục, tạo ra "nhà trường thân thiện, học sinh tích cực",
"xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả…"; thứ ba là, tạo ra môi trường "văn hóa ứng xử", "văn hóa giao tiếp" trong nhà trường, làm cho học sinh, sinh viên ngoan ngoãn, lễ phép, nền nếp, kính trên nhường dưới. Thực ra, giáo dục hành vi văn hóa học đường là tạo ra những nét đẹp trong hành vi của người học đối với các mối quan hệ thầy trò, bạn bè với nhau và quan hệ với môi trường xung quanh. Vì vậy, nội dung văn hóa học đường thể hiện trong mối quan hệ với người khác, với công việc, với môi trường xung quanh. Ví dụ, thầy giáo phải đức độ, mẫu mực trong hành vi, với đồng nghiệp phải khiêm tốn, đoàn kết, nhân ái…, với học trò phải thương yêu, chỉ bảo, với người khác phải giản dị, với công việc phải tận tụy, có kỷ luật… Học sinh không kiêu căng mà phải trung thực, khiêm tốn…, đối với thầy cô giáo
Nói tóm lại, văn hóa học đường là những nét đẹp trong toàn bộ môi trường sư phạm: từ môi trường cơ sở vật chất, môi trường quan hệ, môi trường công việc. Những nét đẹp đó được thể hiện trong hành vi của thầy, của trò, của cán bộ quản lí và nhân viên trong nhà trường. Trong đó, nét đẹp được thể hiện trong hành vi của thầy chính là văn hóa sư phạm.
Văn hóa sư phạm của người giáo viên là bộ phận của văn hóa nhân cách trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể, biểu hiện trình độ cao của việc nắm vững kiến thức, kỹ xảo, kỹ năng và kinh nghiệm sư phạm, là thước đo mức độ phát triển và hiệu quả lao động sư phạm của họ trong công tác giáo dục - đào tạo. Văn hóa sư phạm của người giáo viên được đánh giá bằng những tiêu chí cụ thể, rõ ràng như: trình độ cao trong nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm sư phạm; nghệ thuật quản lý và giáo dục con người; phẩm chất, năng lực của người học. Văn hóa sư phạm của người giáo viên là một thể thống nhất được cấu thành dựa trên các nhân tố:
Một là, xu hướng sư phạm bao gồm một hệ thống những động cơ, mục đích thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động dạy học - giáo dục và nghiên cứu khoa học. Xu hướng sư phạm của người giáo viên chứa đựng nhiều nội dung như niềm tin sư phạm, tình yêu nghề nghiệp, khát vọng tự hoàn thiện tài nghệ sư phạm, trong đó, niềm tin sư phạm có vai trò quan trọng nhất.
Hai là, tài nghệ sư phạm của người giáo viên là nhân tố cơ bản quyết định việc phát triển và hoàn thiện nhân cách sư phạm của người giáo viên.
Ba là, phong cách sư phạm của người giáo viên là thành phần cơ bản của văn hóa sư phạm, nó gồm những thành tố tạo nên nét đặc trưng, sự mẫu mực của người giáo viên; là sự kết hợp hài hòa các đặc trưng cơ bản như tính thẩm mỹ sư phạm, tính mô phạm về đạo đức, tính đòi hỏi sư phạm cao. Sự mẫu mực, tính mô phạm và cái đẹp của tấm gương nhân cách của người thầy luôn tác động sâu sắc đến người học. Vì vậy có thể nói, nhân cách, tài năng, trình độ chuyên môn của người học như thế nào phần lớn và chủ yếu phụ thuộc vào người thầy mà nói rộng ra đó là môi trường sư phạm.
Vậy nên, môi trường tốt nhất để đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên... tỉnh Hà Nam hiện nay chính là các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp của Tỉnh. Vì nơi đây có cả một đội ngũ cán bộ, đảng viên, giáo viên có trình độ chuyên môn và phẩm chất năng lực đạo đức tốt, nhiệt huyết với sự nghiệp trồng người, có cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, có sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành... Với những thuận lợi ấy, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường hiện nay không những là việc làm có ích mà còn là yêu cầu cần thiết để đào tạo ra nguồn nhân lực vừa hồng vừa chuyên tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong giai đoạn hội nhập và phát triển.
Nhà trường có vai trò vô cùng to lớn trong giáo dục và đào tạo ra những công dân tốt như trong Thư gửi giáo sư, học sinh, cán bộ thanh niên và nhi đồng, Bác đã viết: "Là trường học của chế độ dân chủ nhân dân, nhằm mục đích đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai tốt của nước nhà". Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định rằng, trong giáo dục, nhà trường mà trước hết là các thầy, cô giáo "giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục". Với tinh thần đó, để việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đạt kết quả cao và chất lượng thì nhà trường và các thầy cô giáo có vai trò vô cùng quan trọng. Muốn thực hiện được mục tiêu đó, ngoài việc giáo dục tri thức khoa học, chuyên môn, nhà trường phải coi trọng giáo dục đạo đức đặc biệt là giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho mọi đối tượng trong trường qua các giờ lên lớp, các môn học về đạo đức, về tư tưởng Hồ Chí Minh, các hoạt động ngoại khóa, các hình thức thực tiễn - chính trị - xã hội.
Nhận rõ tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức núi chung, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh nói riêng cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh sinh viên... và vai trò của họ đối với sự phát triển xã hội,
trẻ, thường xuyên giáo dục chính trị, truyền thống, lý tưởng, đạo đức và lối sống; tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" [38, tr.119-120].
Từ thực tế trên, chúng ta có thể thấy được việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đối với mọi tầng lớp trong xã hội nói chung và đối với cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam nói riêng hiện nay đang đặt ra những vấn đề mang tính thời sự mà các cấp, các ngành đặc biệt là các trường trên địa bàn Tỉnh cần quan tâm hơn nữa. Do vậy, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường với nội dung thiết thực, phù hợp có tầm quan trọng và mang tầm vóc chiến lược của Tỉnh.
Như chúng ta đã biết, môi trường sư phạm trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp gắn bó rất chặt chẽ với nhiệm vụ học tập và rèn luyện, là nơi hàng ngày giảng dạy, học tập, nghiên cứu những vấn đề về các chuyên ngành kỹ thuật, khoa học công nghệ, thông tin, sư phạm, lý luận Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh... trong đó có nội dung nghiên cứu, học tập về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vì thế rất thuận lợi cho việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Ở môi trường sư phạm còn là môi trường luôn có sự tương tác giữa thầy - trò và các lực lượng giáo dục khác. Đây là một trong những yếu tố rất cần thiết của quá trình nâng cao chất lượng giáo dục nhân cách cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên... Bởi quá trình tổ chức, triển khai học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường chỉ gắn với đẩy mạnh nội dung, chương trình, phương pháp dạy - học, mà xét theo quy luật và tính quy định của xã hội thì môi trường sư phạm, môi trường văn hóa thường chi phối khá sâu sắc đến chất lượng việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Do vậy, phải chú ý xây dựng các tập thể, trực tiếp là các tập thể cơ sở ở các nhà trường trong sạch vững mạnh, nghĩa là phải chăm lo xây dựng các tổ chức đảng, các tổ chức quần chúng; chăm lo củng cố
khối đoàn kết thống nhất, có kỷ luật, dân chủ, thiết lập mối quan hệ lành mạnh, trong sáng giữa thầy và trò, cán bộ quản lý với học sinh, sinh viên, cấp dưới với cấp trên, cán bộ với cán bộ, giáo viên với giáo viên, sinh viên học sinh với sinh viên học sinh...
Cùng với xây dựng môi trường sư phạm, cần quan tâm đến xây dựng môi trường văn hóa; xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. Ở đó, sự mẫu mực về phẩm chất, năng lực, trí tuệ, trình độ, nghệ thuật quản lý, kỹ năng sư phạm của đội ngũ giáo viên sẽ được phát huy cao độ. Mặt khác, đối với học sinh, sinh viên, việc trau dồi phong cách công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, kinh nghiệm nghề nghiệp... ở trường chính là cơ sở để sau khi tốt nghiệp ra trường, họ sẽ là người trực tiếp đảm lãnh trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cơ quan, đơn vị công tác.
Các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ở tỉnh Hà Nam có nhiều cán bộ trung và cao cấp, do đặc điểm nghề nghiệp, đa số họ có nền tảng vững chắc về nhận thức, ý thức và tri thức đạo đức, đã có thời gian rèn luyện, có