Nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 49 - 59)

tốt, phê phán những hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm trong việc thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phù hợp với môn học, bài học, đối tượng đào tạo của nhà trường.

Hình thức, phương pháp là cách thức hoạt động của chủ thể, chịu sự chi phối của nội dung. Đẩy mạnh hình thức, phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phụ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo của cán bộ, đảng viên, giáo viên trong nhà trường. Bởi nội dung của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cuối cùng vẫn phải thông qua hoạt động của chủ thể. Nếu trình độ của cán bộ, đảng viên, giáo viên nắm bắt nội dung hạn hẹp, sự trải nghiệm thực tiễn hoạt động giáo dục, hoạt động chính trị xã hội ít thì khó có được sự sáng tạo về hình thức, phương pháp.

Sự đẩy mạnh về hình thức, phương pháp học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường hiện nay là phải sao cho phù hợp với nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể, tạo ra sự biến đổi của đối tượng về phẩm chất, năng lực, biến đổi về quan điểm, tư tưởng, hành động chứ không chỉ dừng lại ở nhận thức. Những hình thức, phương pháp đó phải thực sự làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sống động, hấp dẫn, cuốn hút được đông đảo các đối tượng trong các trường cùng tham gia. Có như vậy, việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường mới đạt hiệu quả và chất lượng.

1.2.3. Ý nghĩa của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Chí Minh

1.2.3.1. Đối với việc xây dựng Đảng và xây dựng các tổ chức đoàn thể * Đối với việc xây dựng Đảng

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã góp phần vào sự ra đời của Đảng và là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam để Đảng ta lãnh đạo, xây dựng nền đạo đức

yêu nước trong quá trình chuẩn bị về tư tưởng cho sự ra đời của Đảng ta đã tạo ra những hạt nhân nòng cốt của các tổ chức cộng sản đầu tiên. Giá trị của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là niềm tự hào và động lực tinh thần to lớn thúc đẩy cán bộ, đảng viên và mọi người học tập, làm theo.

Trong cách mạng giải phóng dân tộc, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã tạo ra một thế hệ đảng viên sẵn sàng xả thân vì độc lập tự do của dân tộc, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, thật sự cần, kiệm, liêm, chính, biết lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ.

Ngay từ Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng, Đảng ta đã khẳng định đạo đức cách mạng của Đảng ta là đạo đức Hồ Chủ tịch và kêu gọi toàn Đảng ra sức học tập đạo đức của Người, coi đó là điều kiện tiên quyết làm cho Đảng mạnh và cách mạng mau đi đến thắng lợi hoàn toàn. Tiếp theo quan điểm của Đại hội II, Đảng ta đã đưa việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng.

Đặc biệt, ngày 16.1.2012, Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) đã ra Nghị quyết số 12-NQ/TW "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", trong đó chỉ rõ thực trạng đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên và những giải pháp quan trọng để xây dựng Đảng nói chung, xây dựng đạo đức của cán bộ, đảng viên nói riêng. Đạo đức cách mạng của mỗi đảng viên đã làm cho Đảng ta thực sự tiêu biểu cho trí tuệ, lương tâm, danh dự của dân tộc, xứng đáng vừa là người lãnh đạo vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân, được nhân dân tin yêu.

Với những thành tựu to lớn mà nhân dân ta đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh khẳng định: "Đảng ta là đạo đức, là văn minh, là thống nhất, độc lập, là hòa bình ấm no". Có thể nói rằng, hầu như ở đâu và lúc nào Người cũng nói hoặc viết và nhất là làm để thể hiện đạo đức cách mạng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng đã là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên tính tiên phong, gương mẫu và bản chất cách mạng của Đảng ta. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là một pho sách lớn về lý luận và “là hình

ảnh sống về đạo đức cách mạng”. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã, đang và mãi mãi là nguồn cảm hứng lớn, là động lực trong xây dựng Đảng nói chung, xây dựng đạo đức của đội ngũ cán bộ, đảng viên nói riêng.

Về thực trạng của đạo đức cán bộ, đảng viên hiện nay, bên cạnh những ưu điểm, Đảng ta đã thẳng thắn chỉ ra những khuyết điểm nổi lên là: "Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…" [115, tr.22]. Vì vậy, vấn đề trọng tâm, xuyên suốt và cấp bách nhất trong xây dựng Đảng là phải "kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng" [115, tr.26]. Thực hiện vấn đề này cần có những giải pháp: tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong gương mẫu của cấp trên; tổ chức cán bộ và sinh hoạt đảng; giáo dục chính trị, tư tưởng. Đây là các giải pháp mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) đã đề ra. Có thể nói, về thực chất các giải pháp đều được xuất phát từ tình hình thực tế xây dựng Đảng; quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng và học tập làm theo tấm gương đạo đức của Người. Theo tinh thần Nghị quyết, để xây dựng đạo đức cán bộ, đảng viên nói riêng, xây dựng Đảng nói chung, phải thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp, trong đó phải đổi mới việc tuyên truyền, giáo dục đạo đức cho cán bộ, đảng viên, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 03-CT/TW, chỉ đạo việc làm theo gương Bác một cách thiết thực hiệu quả.

* Đối với việc xây dựng các tổ chức đoàn thể

Thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị, ta thấy nội hàm của việc học tập và làm theo gồm ba vấn đề: tư tưởng đạo đức, tấm gương đạo đức và phong cách của Bác. Đây là yêu cầu việc học tập, làm theo Bác phải trở thành việc làm thường xuyên, lâu dài, thiết thực, đi vào chiều sâu của cuộc sống đối với mỗi người, mỗi tổ chức đoàn thể. Đối với các trường, hiện nay, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác đã gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn của mỗi tổ chức đoàn thể, tạo bước chuyển về nhận thức, trở thành hành động tự giác của người trong các tổ chức, đoàn thể đó.

Nhìn một cách tổng quát, kết quả thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW ở các trường đã thể hiện khá rõ cả trong nhận thức và hành động. Về nhận thức: nhiều tổ chức, đoàn thể trong các trường đã quán triệt ý nghĩa, tầm quan trọng của việc tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh mà trọng tâm là đẩy mạnh làm theo. Về hành động, nội dung học tập và làm theo Bác đã: dần được đưa vào sinh hoạt định kỳ của mỗi tổ chức, đoàn thể của các trường; gắn với nhiệm vụ chính trị, với chức trách của mỗi cán bộ, đảng viên; nằm trong các chương trình, kế hoạch, phong trào thi đua của mỗi trường. Kết quả là: có những chuyển biến tích cực trong rèn luyện đạo đức, giữ gìn lối sống của cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong các tổ chức đoàn thể; có những cố gắng tập trung vào giải quyết dứt điểm một số công việc nổi cộm ở các tổ chức, đoàn thể, kể cả trong lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống, đem lại kết quả bước đầu rất khả quan.

Như vậy, có thể nói, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tuy thời gian còn ngắn, nhưng đã đạt được những kết quả bước đầu, và quan trọng là cho thêm những kinh nghiệm xây dựng và phát triển các tổ chức, đoàn thể ngày càng vững mạnh.

1.2.3.2. Đối với việc xây dựng và phát triển đạo đức cá nhân

Từ thực tế cho thấy, sự tác động, ảnh hưởng bởi tư tưởng về đạo đức của chính Đảng và cá nhân lãnh tụ là rất lớn đối với sự vận động, phát triển của đạo đức của xã hội và của mỗi người. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đó, dù là những tư tưởng rất hay, rất đúng cũng chỉ thể hiện rõ khi bản thân Đảng và cá nhân lãnh tụ của Đảng có sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa nói và thực hành đạo đức. Và cao hơn thế là nêu một tấm gương sáng mới về đạo đức để mọi người học tập, noi theo. Hồ Chí Minh là một trong số ít lãnh tụ cách mạng đã thể hiện trọn vẹn tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng.

Hồ Chí Minh là người sớm có nhận thức sâu sắc, làm gương trong xây dựng đạo đức. Theo Người, quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách đạo đức. Hồ Chí Minh đã có nhận xét: "Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm và đối với họ một tấm gương sống còn giá trị hơn trăm bài văn tuyên truyền" [68, tr.263].

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được thể hiện trọn vẹn, mẫu mực ở các phẩm chất đạo đức của Người mà những phẩm chất này chính Người đã thường xuyên giáo dục cho cán bộ, đảng viên của Đảng ta, nhất là từ khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền. Người đã nêu gương về các phẩm chất đạo đức cách mạng trong mọi phạm vi cả không gian, thời gian, trong mọi mối quan hệ, quan hệ đối với người, quan hệ đối với việc, đối với mình, kết hợp giữa nói và làm và nhiều khi làm nhiều hơn nói. Chính vì thế mà tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh có sức mạnh cảm hóa và đưa đến cho con người niềm tin, dẫn con người tới hành động đạo đức tốt đẹp.

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là tấm gương yêu thương con người, tin tưởng nâng đỡ con người, thấu tình đạt lý, giàu lòng nhân ái, vị tha, khoan dung, nhân hậu hết mực vì giải phóng con người. Hồ Chí Minh nói: "Ở đời và làm người là phải thương nước, thương dân, thương nhân loại đang bị đau khổ, áp bức" [118, tr.231-232]. Người khẳng định: "Lòng yêu thương của tôi

Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện qua hành động đạo đức của Người đối với dân tộc, với quê hương và gia đình Việt Nam mà còn thể hiện rõ ở việc xây dựng tình đoàn kết quốc tế vô sản trong sáng, thủy chung; đặc biệt xây dựng tình đoàn kết với các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các nước, với những người yêu hòa bình, công lý và tiến bộ xã hội mà Người đã dày công vun đắp bằng hoạt động thực tiễn của bản thân mình.

Người không chỉ nêu tấm gương về thực hiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng mà còn nêu gương trong cuộc thực hành các nguyên tắc xây dựng đạo đức và các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách; tự phê bình và phê bình. Những điều đó cho chúng ta thấy, Người là hiện thân của sự hoàn thiện, toàn mỹ về đạo đức, kết tinh những giá trị cao cả nhất của văn hóa - đạo đức Việt Nam và tinh hoa đạo đức của loài người. Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm trong sáng thêm đạo đức, lương tri của con người và thời đại.

Xây dựng đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên hiện nay là một việc không đơn giản, mà là cuộc đấu tranh phức tạp lâu dài trong mỗi người cán bộ, đảng viên vốn từ trong xã hội mà ra, đòi hỏi phải kiên trì, kiên quyết nhưng không nóng vội. Cuộc đấu tranh này sẽ thắng lợi khi toàn đảng, toàn dân đoàn kết, quyết tâm xây dựng đạo đức cách mạng, giương cao ngọn cờ đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Người, kiên quyết tấn công vào tất cả những cái xa rời chuẩn mực đạo đức, đẩy mạnh việc phòng, chống chủ nghĩa cá nhân dưới mọi mầu sắc và biểu hiện của nó, đặc biệt là tệ tham nhũng, lãng phí, quan liêu, đặc quyền, đặc lợi.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh góp phần nâng cao nhận thức của mỗi người về nguyên tắc ứng xử trong mối quan hệ với mình, với người, với việc. Nó còn là mục tiêu phấn đấu, đánh giá nhân cách của con người mới.

Ngày nay, trước sự tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường cùng với sự chống phá của các thế lực thù địch, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn là cơ sở để đấu tranh chống lại chủ nghĩa cá nhân và mọi biểu hiện suy thoái

về phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh còn là tiêu chuẩn để xây dựng gia đình văn hóa; làng, xã văn hóa và đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng đã góp phần tạo nên sự thay đổi căn bản trong nhận thức và hành vi của mỗi con người Việt Nam nói chung, mỗi cán bộ, đảng viên nói riêng, tạo thành sức mạnh vật chất vô cùng to lớn trong sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng Hồ Chí Minh là một tấm gương đạo đức sáng ngời, đã và đang tác động sâu sắc đến mỗi người dân Việt Nam. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yếu tố cơ bản thúc đẩy nhân dân tin theo Đảng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là động lực lớn trong đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Với những quan điểm đúng đắn, cách mạng, khoa học về đạo đức và trước yêu cầu của thực tiễn cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, từng bước xây dựng nền đạo đức mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

1.2.3.3. Đối với việc xây dựng, trưởng thành của các trường

Thực hiện việc "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong thời gian qua đã làm cho toàn Đảng, toàn dân thấm nhuần nội dung và nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò, giá trị to lớn của tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống tinh thần và xã hội nước ta. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở các ngành và mỗi người về yêu cầu, nhiệm vụ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Hình thành phong trào tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh sâu rộng trong xã hội, đặc biệt trong cán bộ, đảng viên, giáo viên học sinh, sinh viên trong các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam... góp phần đẩy lùi suy thoái

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)