Thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng môi trường văn hoá sư phạm và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 96 - 103)

hoá sư phạm và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh sinh viên trong nhà trường

2.2.5.1. Thường xuyên quan tâm, chăm lo xây dựng môi trường văn hoá sư phạm

Văn hóa sư phạm của người giáo viên là bộ phận của văn hóa nhân cách trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể, biểu hiện trình độ cao của việc nắm vững kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sư phạm, là thước đo mức độ phát triển và hiệu quả lao động sư phạm của họ trong công tác giáo dục - đào tạo.

Phong cách sư phạm của người giáo viên là thành phần cơ bản của văn hóa sư phạm, tạo nên nét đặc trưng, sự mẫu mực, tính mô phạm và cái đẹp của tấm gương nhân cách người giáo viên. Điều đó tác động sâu sắc đến người học đặc biệt là việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Để góp phần hoàn thiện văn hóa sư phạm cho người giáo viên hiện nay cần bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa sư phạm cho đội ngũ giáo viên trong nhà trường vì đó chính là cơ sở để xây dựng và hình thành văn hóa sư phạm cho đội ngũ giáo viên trẻ tương lai và chất lượng giáo dục - đào tạo. Đối với hoạt động sư phạm của khoa, tổ cần có kế hoạch đúng với từng giáo viên, điều chỉnh bố trí giáo viên phù hợp với năng lực, sở trường nhiệm vụ của họ. Thường xuyên làm tốt công tác bồi dưỡng, rút kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu. Đặc biệt cần chú ý rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo sư phạm cho đội ngũ giáo viên trong khoa; cần có sự đổi mới, bám sát sự vận động, phát triển của xã hội để bổ sung, điều chỉnh kịp thời trong hoạt động sư phạm.

Xây dựng môi trường văn hóa sư phạm là tạo môi trường với những hoạt động mang tính giáo dục để rèn luyện, giáo dục cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trở thành những con người sống có hoài bão, có lý tưởng tốt đẹp. Vì vậy, đối với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường muốn đạt hiệu quả cao thì mỗi trường cần quan tâm tới việc xây dựng môi trường văn hóa sư phạm với nội dung sau:

Thứ nhất là, dùng nhân cách để giáo dục nhân cách

Thành tố quan trọng của môi trường văn hóa sư phạm ở các trường là "văn hóa giao tiếp". Ở đây "văn hóa ứng xử" của giáo viên và học sinh phải có những quy định chuẩn mực, trong đó giáo viên phải là tấm gương tốt cho học sinh noi theo. Tại Trường Trung học Bưu chính Viễn thông và Công nghệ Thông tin 1, hàng quý đã có những buổi sinh hoạt, giao lưu giữa Ban giám hiệu với học sinh của trường. Sự xuất hiện của thầy Hiệu trưởng với những tâm sự, những chỉ dạy ân cần vừa tạo ra sự gần gũi, thân thiện vừa truyền được cho thế hệ trẻ những thông điệp về lối sống, nghị lực, niềm tin và ý

động trong học đường phải là mẫu mực cho xã hội. Nếu học sinh được rèn luyện tốt trong nhà trường họ sẽ giao tiếp tốt trong xã hội, đó là chìa khóa đi tới thành công". Nhiều trường đã mời những tấm gương tiêu biểu giao lưu với học sinh viên giúp các em xây dựng niềm tin, hoài bão, hoàn thiện nhân cách. Môi trường văn hóa sư phạm còn thể hiện ở việc xây môi trường chung quanh học đường, phải đạt các tiêu chí văn hóa. Mỗi bồn hoa, mỗi cây cảnh, một khẩu hiệu, hay thùng đựng rác… đều phải được thiết kế, đặt đúng chỗ tạo ra những giá trị giáo dục. Những việc làm tưởng chừng rất nhỏ đó là nền tảng hình thành chuẩn mực đạo đức ban đầu của một nhân cách để từ đó có thể làm tốt việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Thứ hai là, hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa giáo dục

Để tiếp tục duy trì và phát huy nét đẹp của môi trường văn hóa sư phạm rất cần phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường; tăng cường xây dựng kỷ cương, nền nếp trong học tập, sinh hoạt của đoàn viên. Đoàn thanh niên, hội học sinh, sinh viên ở các trường tổ chức các hoạt động tập thể mang nhiều ý nghĩa giáo dục như hội diễn văn nghệ, thể thao...; tổ chức các chương trình, hoạt động tập thể như "Chủ nhật xanh", "Hiến máu nhân đạo", "Uống nước nhớ nguồn"… Đồng thời các trường tổ chức các diễn đàn, hội nghị đoàn viên, học sinh, sinh viên trao đổi về nếp sống, chuẩn mực văn hóa, phong trào thi đua học tập, nghiên cứu khoa học, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Qua các nội dung và phương pháp hoạt động tập thể, cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên hiểu được giá trị văn hoá, đạo đức và lối sống của cha anh, kế thừa và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Đây là cách giáo dục văn hóa học đường, đồng thời cũng là cách để đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có hiệu quả hơn.

Cùng với hoạt động trên, các trường còn xây dựng hệ giá trị làm chuẩn mực, lấy đó làm mục tiêu phấn đấu của trường. Việc làm này là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường, làm cho cán bộ, giáo viên, học sinh… nhận thức được giảng đường là nơi truyền thụ, đào tạo về kiến thức, khoa học, văn

hóa, đạo đức, lý tưởng... Ngoài ra, các trường gắn việc giáo dục văn hóa, lối sống với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh để khơi dậy ở họ lòng tự hào dân tộc, giúp họ có động cơ giảng dạy, học tập tốt...

2.2.5.2. Thường xuyên nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên trong nhà trường

Qua thực tế hoạt động cho thấy, để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên thì lãnh đạo, công đoàn, đoàn thanh niên của các trường cần làm tốt một số nhiệm vụ sau:

Một là, xác định việc chăm lo đời sống cho đoàn viên là nhiệm vụ hàng đầu của lãnh đạo nhà trường, của công đoàn, của đoàn thanh niên làm cho mỗi thành viên coi tập thể Nhà trường, Công đoàn và Đoàn thanh niên là tổ ấm thứ hai của mình. Người cán bộ Công đoàn, Đoàn phải là người gần gũi thấu hiểu hoàn cảnh, tâm tư của các đồng chí mình. Như vậy các đoàn viên tin tưởng, nhiệt tình trong công tác, học tập cũng như đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Hai là, cần tham mưu, phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc phân công công việc, đảm bảo đúng người đúng việc, tạo điều kiện thuận lợi cho đoàn viên vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn ở trường, đồng thời vừa có điều kiện chăm lo công việc gia đình, tham gia các công tác xã hội và các hoạt động khác; tham mưu với nhà trường trong việc giải quyết kịp thời các chế độ chính sách như: ốm đau, thai sản và các chính sách khác đảm bảo công bằng trong lao động và khuyến khích đoàn viên tích cực làm việc.

Nhờ thực hiện tốt việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên, lãnh đạo, công đoàn, đoàn thanh niên của các trường trong những năm qua đã và đang góp phần tích cực vào việc ổn định tư tưởng, giúp cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên yên tâm công tác, học tập, noi gương Bác Hồ vĩ đại và bó với Nhà trường, từ đó hết mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển,

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là yêu cầu khách quan, đáp ứng với sự phát triển của xã hội và tình hình nhiệm vụ của cách mạng, của các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay. Quá trình đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi sự quán triệt sâu sắc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, của Tỉnh ủy tỉnh Hà Nam, của Thành ủy Thành phố Phủ Lý về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào tình hình cụ thể của các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam. Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp: quán triệt sâu sắc, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức và hành động ở các trường về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; phát huy trách nhiệm của các cấp uỷ đảng, các tổ chức, vai trò gương mẫu của cán bộ chủ trì và tính tích cực chủ động của mỗi người trong học tập, tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kết hợp chặt chẽ tổ chức đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng các trường thành các trường chính quy tiên tiến mẫu mực; đa dạng hóa và kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là hệ thống giải pháp tổng hợp, đồng bộ trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay.

KẾT LUẬN

- Nghiên cứu về các phương diện lý luận và thực tiễn đã cho thấy: đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường nói chung, ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam nói riêng là một vấn đề cấp thiết và lâu dài. Trước tình hình mới về những phát triển ngày càng lớn về yêu cầu và nhiệm vụ chính trị của các trường của tỉnh Hà Nam, nhất là trong khi đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị (Khóa XI) và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XI): một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng, việc chúng ta học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh càng trở nên có ý nghĩa sâu sắc, thiết thực.

- Nghiên cứu lý luận, thực tiễn và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang được thực hiện dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Dưới góc độ nghiên cứu từ phương diện triết học, đề tài “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam hiện nay” để tập trung nghiên cứu làm rõ một số vấn đề chủ yếu sau:

Một là, về một số vấn đề lý luận: đưa ra và luận giải các khái niện, trong đó nổi bật là khái niệm “tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; chỉ rõ một số vấn đề có tính quy luật trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam.

Hai là, bám theo khung lý luận đã trình bày, đề tài nghiên cứu, khảo sát tình hình học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam. Qua đó nhận thấy những ưu, khuyết điểm và nguyên nhân của tình hình; rút ra một số kinh nghiệm: bám sát sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp trên, nắm chắc tình hình từng trường để

tổ chức đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với xây dựng các tổ chức trong sạch vững mạnh, thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học, xây dựng các trường vững mạnh toàn diện; phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, đặc biệt là vai trò, trách nhiệm và sự gương mẫu của đội ngũ cán bộ chủ trì trong mỗi đơn vị.

Ba là, đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, liên quan đến các chủ thể trong các trường và các lực lượng có liên quan khác trong phạm vi tỉnh Hà Nam. Các giải pháp đã cố gắng tìm ra những nét có tính đặc thù của các trường ở tỉnh Hà Nam và có thể tham khảo cho các trường bạn. Trong hệ thống các giải pháp nổi lên là: thống nhất nhận thức nêu cao tinh thần trách nhiệm của các chủ thể trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kết hợp, lồng ghép chặt chẽ việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo và các phong trào hoạt động ở nhà trường; thường xuyên gắn việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh với việc tự tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên.

- Nghiên cứu vấn đề của đề tài “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh Hà Nam” dưới góc độ chuyên ngành triết học là một nhiệm vụ không dễ dàng. Vấn đề nghiên cứu này có liên quan tới nhiều ngành chuyên môn khác. Vì thế, với khả năng nghiên cứu của học viên cao học còn nhiều hạn chế, kết quả nghiên cứu được thể hiện trong luận văn chỉ là bước đầu trên con đường bước vào nghiên cứu khoa học. Tác giả sẽ tiếp tục trở lại nghiên cứu, phát triển đề tài trong những năm tiếp theo để có thể đem lại những giá trị cao hơn về vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức hồ chí minh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp tỉnh hà nam (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)