tiên tiến trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Điển hình tiên tiến là nhân tố tiêu biểu cho cái mới, cái tiến bộ, xuất hiện trong các cuộc cách mạng, các phong trào thi đua, có tác dụng đầu tàu, lôi cuốn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ, đạt chất lượng hiệu quả cao. Điển hình tiên tiến hình thành và phát triển từ các cuộc vận động, các phong trào thi đua trong sản xuất, công tác… Tư tưởng học tập các điển hình tiên tiến có từ lâu trong lịch sử dân tộc. Phương pháp đó được Đảng và Bác Hồ nâng lên tầm cao mới, phục vụ cho chỉ đạo công cuộc kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hồ Chí Minh coi việc xây dựng các điển hình tập thể, cá nhân để làm kiểu mẫu, khuyến khích phong trào là cách làm hay thuộc về nghệ thuật lãnh đạo cách mạng. Người viết "Nếu người lãnh đạo chỉ làm chung, làm khắp cả một lúc, mà không trực tiếp nhằm một nơi nào đó, thực hành cho kỳ được, rồi lấy kinh nghiệm nơi đó mà chỉ đạo những nơi khác thì không thể biết chính sách của mình đúng hay sai. Cũng không thể làm cho nội dung của chính sách đó đầy đủ, thiết thực" [80, tr.288]. Như vậy, Người rất coi trọng việc chỉ đạo điểm, rút ra những kinh nghiệm, nguyên tắc chỉ đạo chung.
Chỉ đạo điểm, xây dựng các tập thể điển hình tiên tiến đã được Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động tổng kết và tiếp tục thực hiện trong những năm tới. Theo đó, chỉ đạo điểm, xây dựng các đơn vị điển hình tiên tiến trong các trường cần tập trung làm tốt một số nội dung sau:
Một là, chọn đúng, trúng và tập trung xây dựng, phát huy vai trò, tác dụng của các đơn vị làm điểm, qua đó thúc đẩy việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ngày càng đi sâu, có sức lan tỏa lớn. Ở các trường có khoa giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, có khoa giảng dạy các môn kỹ thuật, tính chất đó đòi hỏi phải lựa chọn các đơn vị làm điểm tiêu biểu cho từng loại hình và có khả năng phát triển. Kinh nghiệm cho thấy chọn điểm phải là đơn vị có điều kiện thực hiện tốt yêu cầu, nội dung của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó bộ máy lãnh đạo phải đồng bộ có trách nhiệm cao và quần chúng tích cực hưởng ứng.
Hai là, để đạt mục đích công tác chỉ đạo điểm, lãnh đạo cần có kế hoạch, xác định nhiệm vụ cụ thể, kịp thời hướng dẫn chu đáo cho các đơn vị điểm. Các đơn vị này phải tích cực, chủ động, trong thực hiện, vận dụng nội dung, biện pháp cụ thể xây dựng và phát huy tốt vai trò điển hình tiên tiến.
Ba là, Đảng ủy và lãnh đạo các trường phải thường xuyên, đôn đốc, kiểm tra, rút kinh nghiệm đối với các đơn vị làm điểm, kịp thời động viên phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Muốn lập làng kiểu mẫu, đội kiểu mẫu, v.v. thì trước hết phải đào tạo ra những người kiểu mẫu, để làm cán bộ cho làng đó, đội đó. Làm được một làng, một đội rồi lấy đó làm kiểu mẫu, để khuyến khích và cổ động nơi khác" [80, tr.241]. Người khuyến khích chúng ta nên tránh: "… nghĩ ra một làng, một đội kiểu mẫu trong tư tưởng mà không bắt đầu từ một làng, một đội sẵn có"
[80, tr.241], làm như vậy thì "… kế hoạch không ăn khớp với hoàn cảnh thiết thực" [80, tr.241]. Như vậy, theo Người, các cấp lãnh đạo, cơ quan chức năng của mỗi trường phải từ thực tế, thường xuyên quan tâm chỉ đạo điểm, xây dựng các đơn vị điển hình bằng người thật, việc thật, qua đó rút kinh nghiệm
để nhân rộng nhân tố mới, cách làm sáng tạo từ cơ sở, từng bước nâng cao chất lượng học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Xây dựng các cá nhân điển hình tu dưỡng, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng. Để kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, khuyến khích điển hình cá nhân tiên tiến, các cấp lãnh đạo, các cơ quan chức năng phải quan tâm đến công tác xây dựng điển hiền, trong đó có cả những cán bộ, đảng viên giữ vai trò chủ chốt và đông đảo quần chúng. Đội ngũ này có quyết tâm, ý chí phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện tốt sẽ là những tấm gương và đầu tàu lôi cuốn mạnh trong đơn vị. Môi trường hoạt động của mỗi trường luôn đòi hỏi cơ quan trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị, các giáo viên, cán bộ quản lý học sinh, sinh viên phải cố gắng rất cao, phải thực sự gương mẫu từ lời nói đến việc làm. Như vậy, nếu lựa chọn, bồi dưỡng được những điển hình trong đội ngũ cán bộ chủ chốt sẽ tạo ra sức thuyết phục lớn, sức lan tỏa sâu rộng trong việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giúp cho quá trình "làm theo" có thêm niềm tin, động lực.
Biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến, tích cực nêu gương người tốt, việc tốt là việc làm thiết thực nâng cao hiệu quả đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường. Biểu dương, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt phải chính xác để có hiệu quả cao. Do đó, Đảng ủy, lãnh đạo của các trường cần tìm hiểu kỹ, đánh giá đúng thành tích của từng tập thể, cá nhân. Việc tổ chức học tập các điển hình tiên tiến phải tiến hành bằng nhiều hình thức, biện pháp đồng bộ, cụ thể. Trong công tác tuyên truyền, cần chú ý đến những đơn vị, cá nhân có thành tích phấn đấu toàn diện, tiêu biểu cho các phòng, khoa, ban trong mỗi trường đồng thời cũng phải cổ vũ, tuyên truyền những đơn vị, cá nhân xuất sắc trên một mặt, một lĩnh vưc nào đó. Theo đó, không nên cầu toàn chỉ chú ý nhân những điển hình tiên tiến toàn diện mà không khuyến khích, tôn vinh những tập thể, cá nhân, tiên tiến một mặt nào đó. Những tấm gương bình dị hàng ngày, hàng tháng cần được nêu gương để mọi người biết và làm theo. Cần phát huy các công cụ, phương tiện của nhà trường như hệ thống đài
truyền thanh, bảng tin, thông báo nội bộ trong việc nêu gương các điển hình tiên tiến để tăng thêm sức mạnh tổng hợp của công tác tuyên truyền góp phần tạo nên khí thế của việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Bên cạnh đó, cần chuẩn bị và tổ chức nhiều hoạt động để các điển hình tiên tiến có điều kiện báo cáo việc làm và kinh nghiệm của mình; tổ chức các buổi trao đổi; theo dõi, nắm bắt kết quả, tái hiện lại cách làm của các điển hình để cùng nhau học tập, nghiên cứu. Xây dựng, nhân rộng điển hình trong đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với hoạt động nêu gương và học tập gương người tốt, việc tốt.
Sinh thời Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới gương người tốt, việc tốt được phản ánh hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng. Người đề nghị cần biểu dương thường xuyên trên báo, đài và xuất bản sách "Người tốt, việc tốt". Theo Người: "Những gương người tốt làm việc tốt muôn hình muôn vẻ là vật liệu quý để các chú xây dựng con người. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ đảng viên để giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn" [74, tr.551]. Người còn phê phán: "Một số cán bộ ta hình như mải làm công tác hành chính, sự vụ hơn là để nhiều tâm sức xây dựng con người, xây dựng Đảng và các tổ chức cách mạng, cho nên không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. Ai làm tốt không kịp thời nêu gương, ai làm xấu không kịp thời giúp đỡ sửa chữa" [80, tr.548-549]. Theo lời dạy của Người, Đảng, Nhà nước và nhân
dân ta đã chú trọng nhiều đến gương người tốt, việc tốt như "Những tấm gương bình dị mà cao quý" được xã hội quan tâm, tôn vinh, học tập. Ban chỉ đạo Trung ương cuộc vận động rút ra kết luận: "Tuyên truyền, nhân rộng gương người tốt, việc tốt" là bài học kinh nghiệm quý báu sau 4 năm triển khai thực hiện cuộc vận động và tiếp tục triển khai kinh nghiệm này trong những năm tới.
Mỗi trường có hệ thống lãnh đạo, quản lý điều kiện sinh hoạt, phương tiện tuyên truyền phong phú thuận lợi cho tuyên truyền, cổ động và làm theo
trong lựa chọn, giới thiệu thành tích mà xem nhẹ sự nỗ lực, cố gắng bình dị của nhiều người. Người đã nhắc nhở: "Những cống hiến và thành tích nổi bật, vang dội thì ai cũng có thể thấy được. Còn những việc nhỏ, bình thường thôi, nhưng ích nước lợi dân thì hay bị xem thường" [74, tr.549]. Muốn khắc phục điều này, đòi hỏi Đảng ủy, lãnh đạo của các trường phải nắm chắc kết quả công việc hàng ngày của mỗi cán bộ, đảng viên, giáo viên, học sinh, sinh viên. Một cải tiến nhỏ trong bài giảng nhưng làm cho học sinh, sinh viên dễ hiểu, tiếp thu nhanh; một cán bộ quản lý hay học sinh, sinh viên khắc phục khó khăn từ gia đình để tập trung hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình đều có thể ghi nhận, cổ vũ kịp thời trong tập thể. Dĩ nhiên, để gương người tốt, việc tốt phát huy tác dụng, cần thực hiện nguyên tắc người thật, phù hợp với yêu cầu "làm theo" tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các trường.
Người tốt, việc tốt trong mỗi trường có rất nhiều, trước hết, cần tập trung động viên, nhân rộng điển hình trong giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học, sự gương mẫu ở những người đứng đầu các đơn vị. Cần chú ý đực biệt những tấm gương phấn đấu bền bỉ, vượt qua mọi khó khăn thử thách, thực sự liêm khiết, có ý thức chống tiêu cực, nhất là thực hiện hai không trong giáo dục - đào tạo; những tấm gương trung thực, cần kiệm, liêm, chính làm lợi cho nhà trường. Cổ vũ người tốt, việc tốt cần làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, thực hiện thưởng, phạt nghiêm minh, duy trì chặt chẽ nền nếp, quy định, giữ nghiêm kỷ luật, xây dựng nhà trường thực sự tiên tiến, mẫu mực.